Tuần 7. Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu)
Chia sẻ bởi Nhu Kanguru |
Ngày 10/05/2019 |
23
Chia sẻ tài liệu: Tuần 7. Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu) thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Văn bản
Chào mừng cô và các bạn đến với bài thuyết trình
CHIẾU CẦU HIỀN
Ngô Thì Nhậm
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả:
- Ngô Thì Nhậm (1746-1803) người làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc Hà Nội).
- Tự là Hy Doãn, hiệu là Đạt Hiên.
Gia đình: xuất thân trong gia đình vọng tộc chốn Bắc Hà, ông là con của Ngô Thì Sĩ.
Cuộc đời: Ông thi đỗ giải nguyên năm 1768, rồi tiến sĩ tam giáp năm 1775. Ông làm quan dưới triều Lê-Trịnh, khi triều định lộn xộn, ông bỏ về quê ở ẩn, viết sách. Năm 1778, ông được Nguyễn Huệ trọng dụng, có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh. Sau khi Quang Trung mất, ông không còn được tin dùng, quay về nghiên cứu Phật học.
Con người: chính trực, thông minh, học giỏi từ thưở thiếu thời.
Tượng thờ Ngô Thì Nhậm trong Điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt (Bảo tàng Quang Trung, Bình Định)
Sự nghiệp sáng tác: Gồm các tác phẩm sử học, triết học, ngoại giao, chiếu, biểu, thơ phú,… với hơn 600 bài thơ và 15 tác phẩm lớn.
Tác phẩm tiêu biểu:
+Bang giao hảo thoại (văn)
+Bang giao tập (văn)
+Kim mã hành dư (văn)
+Hàn các anh hoa(Văn, thơ)
+Doãn thi văn tập (văn, thơ)
+Yên đài thu vịnh (thơ)
Nội dung: hướng tới quan niệm “thơ ngôn chí” , đề cao cái thực trong cảm xúc. Đề cao chính nghĩa và niềm kiêu hãnh của dân tộc.
Nghệ thuật: ông đóng góp cho nền văn học nước nhà ở nhiều mảng và thể loại văn học.
Giá trị: chủ yếu mang giá trị sử học.
Một số câu thơ của Ngô Thì Nhậm
- Cảnh tang thương của thời đại Lê – Trịnh – Nguyễn suy tàn, trong đó ẩn chứa tinh thần phủ nhận của ông đối với một hiện thực xã hội đã đi đến chỗ cùng và đòi hỏi phải có biến:
Rêu phong bếp oản, sư xa bước,
Mưa hắt hiên tre, bụt lặng lời.
Giá chẳng nửa đồng, chùa đổ nát,
Sông phân đôi nhánh, xóm mù khơi.
Lui tới canh khuya bầy trộm cướp,
Phật còn mắt huệ hãy nhìn coi!
(Chùa Vân Môn ) – Nguyễn Sĩ Lâm dịch
- Đánh giá thời đại Lê Trịnh – Mạc – Nguyễn, ông viết:
Vua tôi đứng sững ba chân vạc,
Ông – tế hằn nhau nửa cuộc cờ…
Cương thường muôn thuở còn bia miệng,
Hổ chọi rồng tranh khéo vẽ trò!
(Hữu sở tư ) – Đỗ Ngọc Toại dịch
2. Tác phẩm:
a. Thể loại:
- Chiếu: là một thể văn nghị luận chính trị - xã hội của thời trung đại do nhà vua ban hành dùng để ban bố mệnh lệnh cho thần dân; văn phong trang trọng; lời lẽ rõ ràng, tao nhã.
b. Hoàn cảnh ra đời:
- “Chiếu cầu hiền” của vua Quang Trung do Ngô Thì Nhậm viết thay vào khoảng năm 1788-1789 .
c. Bố cục:
Bài chiếu chia ra làm ba phần:
- Phần 1( từ đầu đến “ý trời sinh ra người hiền vậy”): tác giả đưa ra luận điểm về mối quan hệ giữa người hiền và thiên tử.
- Phần 2 ( từ “Trước đây,…” đến “… buổi ban đầu của trẫm hay sao?” ): cách ứng xử của bậc hiền tài khi Tây Sơn Ra Bắc diệt Trịnh, bộc lộ thái độ cầu hiền của Nguyễn Hụê.
- Phần 3 ( phần còn lại ): đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.
II. Đọc hiểu văn bản :
1.Mối quan hệ của người hiền và Thiên tử:
- Tác giả bắt đầu bằng lời khẳng định của Khổng Tử : “Người hiền cũng như sao sáng trên trời”
Phép so sánh: người hiền = sao sáng trên trời
Cách so sánh đã khẳng định, trân trọng vai trò của người có tài, có đức.
- Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc thần (Sao Bắc đẩu): Quy luật của tinh tú trong tự nhiên.
Từ đó đi đến kết luận : “người hiền ắt làm sứ giả cho Thiên tử” ( người hiền tài phải quy thuận về với vua)
Cho nên, thái độ quay lưng lại lại với với thời cuộc chính là trái ý trời, đi ngược lại với quy luật hợp lẽ xưa nay.
Chính vì thế, người hiền tài không nên giấu mình, ẩn tiếng; không để đời dùng thì không đúng với ý trời và phụ lòng người.
Tóm lại, phần mở đầu bài chiếu ngắn gọn, hình ảnh, tác giả đã đưa ra luận đề mà bất cứ người hiền tài nào cũng không phủ nhận được.
Lời lẽ, ý tứ giàu sức thuyết phục khi tác giả đứng trên quyền lợi của dân tộc, của đất nước (đặc biệt là dùng cách dẫn lời của Khổng Từ trong sách “Luận ngữ” càng làm cho nội dung đoạn văn chặt chẽ).
2.Thái độ của nho sĩ Bắc Hà và tấm lòng của Quang Trung:
a.Thái độ của nho sĩ Bắc Hà khi Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc diệt Trịnh :
- Đối tượng của bài chiếu là các nho sĩ Bắc Hà và các quan lại trí thức trong triều Lê- Trịnh.
- Thái độ của họ với quân Tây Sơn :
+ Cố chấp vì một chữ “trung” với với triều đại cũ mà bỏ đi ở ẩn.
+ Người ở lại triều chính thì im lặng.
+ Các quan lại cấp dưới thì làm việc cầm chừng.
+ Có người đã có ý định tìm đến cái chết…
Thái độ quay lưng lại với thời cuộc.
b.Thái độ, tấm lòng của vua Quang Trung :
- Thành tâm, chân thực,khiêm nhường,mong đợi hiền tài.
- Nhà vua tự giãi bày tâm sự của mình về hoàn cảnh đất nước trong hiện tại :
+Tình hình đất nước mới tạo lập .
+Kỷ cương còn nhiều thiếu sót .
+Lại lo chuyện biên ải.
+Dân chưa được hồi sức, lòng người chưa được thấm nhuần.
Lời lẽ chân thành, da diết, thể hiện ý thức trách nhiệm trước quyền lợi của nhân dân ở cả người viết lẫn người ban chiếu.
*Nghệ thuật biểu đạt trong phần 2 của bài chiếu:
- Chỉ trong một đoạn văn ngắn, tác giả đã sử dụng 9 điển tích, điển cố được rút ra từ sách vở cổ xưa (SGK): hàm ý chỉ những người ẩn dật uổng phí tài năng, hoặc những người làm quan nhưng còn nghi ngại, kiêng dè, giữ mình mà không dám nói thẳng.
=> Cách diễn đạt tượng trưng bằng các điển tích vừa thấp thoáng chút châm biếm nhẹ nhàng,vừa tế nhị đồng thời cũng cho thấy vốn hiểu biết uyên thâm, tài văn chương của Ngô Thì Nhậm.
- Sử dụng phối kợp các câu hỏi tu từ đã đem lại hiệu quả nghệ thuật cao cho bài chiếu: hỏi mà ràng buộc, hỏi mà đồng thời chỉ ra con đường để thay đổi của những sĩ phu Bắc Hà .
Tóm lại, phần 2 thể hiện thái độ “cầu hiền” khiêm nhường và tha thiết của người xuống chiếu.
3.Con đường cầu hiền của vua Quang Trung:
-Những biện pháp cầu hiền của vua Quang Trung:
+ Ban chiếu để “Quan liêu lớn nhỏ, dân chúng trăm họ …đều cho phép được dâng thư bày tỏ…”
Lời cầu hiền mang tính dân chủ.
+ Người nói được việc hay, bàn nhiều việc tốt thì nên “bể dụng”.
+ Không trách cứ những người có lời lẽ “không dùng được”.
+Các quan được quyền tiến cử người có tài nghệ.
+ Bản thân người tài tự cử….
- Nội dung cầu hiền vừa cụ thể, vừa sinh động, hướng tới đông đảo đối tượng…
Biểu hiện thái độ và tấm lòng của người đứng đầu đất nước.
- Lời cầu hiền đã mở rộng con đường để các bậc hiền tài thi thố tài năng lo đời giúp nước.
Tóm lại, lời cầu hiền rất tâm huyết, thể hiện tư tưởng tiến bộ nhất trong suốt các triều đại phong kiến Việt Nam.(cả trước và sau Nguyễn Huệ ).
Nhận xét về vua Quang Trung:
- Quang Trung là một vị vua có cái nhìn đúng đắn và xa rộng: Biết trân trọng những kẻ sĩ, người hiền; biết hướng họ vào mục đích xây dựng quốc gia vững mạnh.
- Quang Trung là vị vua hết lòng vì dân, vì nước:
+ Lo củng cố cho xã tắc, chú ý tới muôn dân.
+Lo giữ gìn đất nước, chống giặc ngoại xâm.
- Quang Trung là vị vua thể hiện tư tưởng dân chủ, tiến bộ :
+Phát hiện nhân tài bằng nhiều biện pháp.
+Không phân biệt quan lại hay thứ dân.
+Chân thành bày tỏ tấm lòng mình với mọi người.
Qua bài chiếu, bạn hãy cho biết vua Quang Trung là người như thế nào?
1.Nghệ thuật:
- Sử dụng thành công các điển tích, điển cố.
Sử dụng nhiều câu hỏi tu từ.
Từ ngữ trau chuốc, thành tâm, khiêm nhường,lập luận chặt chẽ, nghệ thuật thuyết phục đặc sắc.
Bài chiếu là một văn bản chính luận đặc sắc của nền văn học trung đại Việt Nam.
III/ Tổng kết:
2. Nội dung:
Qua bài chiếu, ta hiểu hơn về tầm vóc của vua Quang Trung: phải là một người có tầm nhìn xa trông rộng, có lòng yêu nước thương dân sâu sắc mới ban bố Chiếu cầu hiền có giá trị lớn về lịch sử cũng như về mặt văn phong như vậy.
Ngoài ra, bài chiếu còn làm nổi bật tài năng văn chương của Ngô Thì Nhậm.
BÀI TẬP CỦNG CỐ
Câu 1: Đối tượng mà bài chiếu hướng tới là ai?
A) Các sĩ phu Bắc Hà
B) Triều đình Mãn Thanh
C) Điạ chủ phong kiến
D) Tất cả đều sai
Câu 2: Qua bài chiếu, hãy nêu nhận xét của bạn về vua Quang Trung?
A) Quang Trung là một vị vua có cái nhìn đúng đắn và xa rộng
B) Quang Trung là vị vua hết lòng vì dân, vì nước
C) Quang Trung là vị vua thể hiện tư tưởng dân chủ, tiến bộ.
D) Tất cả đều đúng
Câu 3: Chiếu cầu hiền được viết vào thời gian nào?
A) 1787_1788
B) 1788_1790
C) 1788_1789
D) 1777_1778
Câu 4: Vì sao vua Quang Trung lại nhờ Ngô Thì Nhậm viết bài chiếu?
Vì Ngô Thì Nhậm có tài soạn thảo công văn giấy tờ, làm nổi rõ chính sách “chiêu hiền đãi sĩ” của triều đại Tây Sơn; hơn nữa, Ngô Thì Nhậm vốn là người Bắc Hà, nên có uy tín đối với sĩ phu Bắc Hà.
Câu 5: Hãy phân tích nghệ thuật lập luận cuả phần một?
Bắt đầu bằng lời khẳng định của Khổng Tử,trân trọng vai trò của người có tài, có đức.
Quy luật của tinh tú trong tự nhiên: sao sáng ắt về chầu bắc thần.
- Từ đó đi đến kết luận : “người hiền ắt làm sứ giả cho Thiên tử”
BÀI HỌC KẾT THÚC
Chào mừng cô và các bạn đến với bài thuyết trình
CHIẾU CẦU HIỀN
Ngô Thì Nhậm
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả:
- Ngô Thì Nhậm (1746-1803) người làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc Hà Nội).
- Tự là Hy Doãn, hiệu là Đạt Hiên.
Gia đình: xuất thân trong gia đình vọng tộc chốn Bắc Hà, ông là con của Ngô Thì Sĩ.
Cuộc đời: Ông thi đỗ giải nguyên năm 1768, rồi tiến sĩ tam giáp năm 1775. Ông làm quan dưới triều Lê-Trịnh, khi triều định lộn xộn, ông bỏ về quê ở ẩn, viết sách. Năm 1778, ông được Nguyễn Huệ trọng dụng, có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh. Sau khi Quang Trung mất, ông không còn được tin dùng, quay về nghiên cứu Phật học.
Con người: chính trực, thông minh, học giỏi từ thưở thiếu thời.
Tượng thờ Ngô Thì Nhậm trong Điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt (Bảo tàng Quang Trung, Bình Định)
Sự nghiệp sáng tác: Gồm các tác phẩm sử học, triết học, ngoại giao, chiếu, biểu, thơ phú,… với hơn 600 bài thơ và 15 tác phẩm lớn.
Tác phẩm tiêu biểu:
+Bang giao hảo thoại (văn)
+Bang giao tập (văn)
+Kim mã hành dư (văn)
+Hàn các anh hoa(Văn, thơ)
+Doãn thi văn tập (văn, thơ)
+Yên đài thu vịnh (thơ)
Nội dung: hướng tới quan niệm “thơ ngôn chí” , đề cao cái thực trong cảm xúc. Đề cao chính nghĩa và niềm kiêu hãnh của dân tộc.
Nghệ thuật: ông đóng góp cho nền văn học nước nhà ở nhiều mảng và thể loại văn học.
Giá trị: chủ yếu mang giá trị sử học.
Một số câu thơ của Ngô Thì Nhậm
- Cảnh tang thương của thời đại Lê – Trịnh – Nguyễn suy tàn, trong đó ẩn chứa tinh thần phủ nhận của ông đối với một hiện thực xã hội đã đi đến chỗ cùng và đòi hỏi phải có biến:
Rêu phong bếp oản, sư xa bước,
Mưa hắt hiên tre, bụt lặng lời.
Giá chẳng nửa đồng, chùa đổ nát,
Sông phân đôi nhánh, xóm mù khơi.
Lui tới canh khuya bầy trộm cướp,
Phật còn mắt huệ hãy nhìn coi!
(Chùa Vân Môn ) – Nguyễn Sĩ Lâm dịch
- Đánh giá thời đại Lê Trịnh – Mạc – Nguyễn, ông viết:
Vua tôi đứng sững ba chân vạc,
Ông – tế hằn nhau nửa cuộc cờ…
Cương thường muôn thuở còn bia miệng,
Hổ chọi rồng tranh khéo vẽ trò!
(Hữu sở tư ) – Đỗ Ngọc Toại dịch
2. Tác phẩm:
a. Thể loại:
- Chiếu: là một thể văn nghị luận chính trị - xã hội của thời trung đại do nhà vua ban hành dùng để ban bố mệnh lệnh cho thần dân; văn phong trang trọng; lời lẽ rõ ràng, tao nhã.
b. Hoàn cảnh ra đời:
- “Chiếu cầu hiền” của vua Quang Trung do Ngô Thì Nhậm viết thay vào khoảng năm 1788-1789 .
c. Bố cục:
Bài chiếu chia ra làm ba phần:
- Phần 1( từ đầu đến “ý trời sinh ra người hiền vậy”): tác giả đưa ra luận điểm về mối quan hệ giữa người hiền và thiên tử.
- Phần 2 ( từ “Trước đây,…” đến “… buổi ban đầu của trẫm hay sao?” ): cách ứng xử của bậc hiền tài khi Tây Sơn Ra Bắc diệt Trịnh, bộc lộ thái độ cầu hiền của Nguyễn Hụê.
- Phần 3 ( phần còn lại ): đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.
II. Đọc hiểu văn bản :
1.Mối quan hệ của người hiền và Thiên tử:
- Tác giả bắt đầu bằng lời khẳng định của Khổng Tử : “Người hiền cũng như sao sáng trên trời”
Phép so sánh: người hiền = sao sáng trên trời
Cách so sánh đã khẳng định, trân trọng vai trò của người có tài, có đức.
- Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc thần (Sao Bắc đẩu): Quy luật của tinh tú trong tự nhiên.
Từ đó đi đến kết luận : “người hiền ắt làm sứ giả cho Thiên tử” ( người hiền tài phải quy thuận về với vua)
Cho nên, thái độ quay lưng lại lại với với thời cuộc chính là trái ý trời, đi ngược lại với quy luật hợp lẽ xưa nay.
Chính vì thế, người hiền tài không nên giấu mình, ẩn tiếng; không để đời dùng thì không đúng với ý trời và phụ lòng người.
Tóm lại, phần mở đầu bài chiếu ngắn gọn, hình ảnh, tác giả đã đưa ra luận đề mà bất cứ người hiền tài nào cũng không phủ nhận được.
Lời lẽ, ý tứ giàu sức thuyết phục khi tác giả đứng trên quyền lợi của dân tộc, của đất nước (đặc biệt là dùng cách dẫn lời của Khổng Từ trong sách “Luận ngữ” càng làm cho nội dung đoạn văn chặt chẽ).
2.Thái độ của nho sĩ Bắc Hà và tấm lòng của Quang Trung:
a.Thái độ của nho sĩ Bắc Hà khi Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc diệt Trịnh :
- Đối tượng của bài chiếu là các nho sĩ Bắc Hà và các quan lại trí thức trong triều Lê- Trịnh.
- Thái độ của họ với quân Tây Sơn :
+ Cố chấp vì một chữ “trung” với với triều đại cũ mà bỏ đi ở ẩn.
+ Người ở lại triều chính thì im lặng.
+ Các quan lại cấp dưới thì làm việc cầm chừng.
+ Có người đã có ý định tìm đến cái chết…
Thái độ quay lưng lại với thời cuộc.
b.Thái độ, tấm lòng của vua Quang Trung :
- Thành tâm, chân thực,khiêm nhường,mong đợi hiền tài.
- Nhà vua tự giãi bày tâm sự của mình về hoàn cảnh đất nước trong hiện tại :
+Tình hình đất nước mới tạo lập .
+Kỷ cương còn nhiều thiếu sót .
+Lại lo chuyện biên ải.
+Dân chưa được hồi sức, lòng người chưa được thấm nhuần.
Lời lẽ chân thành, da diết, thể hiện ý thức trách nhiệm trước quyền lợi của nhân dân ở cả người viết lẫn người ban chiếu.
*Nghệ thuật biểu đạt trong phần 2 của bài chiếu:
- Chỉ trong một đoạn văn ngắn, tác giả đã sử dụng 9 điển tích, điển cố được rút ra từ sách vở cổ xưa (SGK): hàm ý chỉ những người ẩn dật uổng phí tài năng, hoặc những người làm quan nhưng còn nghi ngại, kiêng dè, giữ mình mà không dám nói thẳng.
=> Cách diễn đạt tượng trưng bằng các điển tích vừa thấp thoáng chút châm biếm nhẹ nhàng,vừa tế nhị đồng thời cũng cho thấy vốn hiểu biết uyên thâm, tài văn chương của Ngô Thì Nhậm.
- Sử dụng phối kợp các câu hỏi tu từ đã đem lại hiệu quả nghệ thuật cao cho bài chiếu: hỏi mà ràng buộc, hỏi mà đồng thời chỉ ra con đường để thay đổi của những sĩ phu Bắc Hà .
Tóm lại, phần 2 thể hiện thái độ “cầu hiền” khiêm nhường và tha thiết của người xuống chiếu.
3.Con đường cầu hiền của vua Quang Trung:
-Những biện pháp cầu hiền của vua Quang Trung:
+ Ban chiếu để “Quan liêu lớn nhỏ, dân chúng trăm họ …đều cho phép được dâng thư bày tỏ…”
Lời cầu hiền mang tính dân chủ.
+ Người nói được việc hay, bàn nhiều việc tốt thì nên “bể dụng”.
+ Không trách cứ những người có lời lẽ “không dùng được”.
+Các quan được quyền tiến cử người có tài nghệ.
+ Bản thân người tài tự cử….
- Nội dung cầu hiền vừa cụ thể, vừa sinh động, hướng tới đông đảo đối tượng…
Biểu hiện thái độ và tấm lòng của người đứng đầu đất nước.
- Lời cầu hiền đã mở rộng con đường để các bậc hiền tài thi thố tài năng lo đời giúp nước.
Tóm lại, lời cầu hiền rất tâm huyết, thể hiện tư tưởng tiến bộ nhất trong suốt các triều đại phong kiến Việt Nam.(cả trước và sau Nguyễn Huệ ).
Nhận xét về vua Quang Trung:
- Quang Trung là một vị vua có cái nhìn đúng đắn và xa rộng: Biết trân trọng những kẻ sĩ, người hiền; biết hướng họ vào mục đích xây dựng quốc gia vững mạnh.
- Quang Trung là vị vua hết lòng vì dân, vì nước:
+ Lo củng cố cho xã tắc, chú ý tới muôn dân.
+Lo giữ gìn đất nước, chống giặc ngoại xâm.
- Quang Trung là vị vua thể hiện tư tưởng dân chủ, tiến bộ :
+Phát hiện nhân tài bằng nhiều biện pháp.
+Không phân biệt quan lại hay thứ dân.
+Chân thành bày tỏ tấm lòng mình với mọi người.
Qua bài chiếu, bạn hãy cho biết vua Quang Trung là người như thế nào?
1.Nghệ thuật:
- Sử dụng thành công các điển tích, điển cố.
Sử dụng nhiều câu hỏi tu từ.
Từ ngữ trau chuốc, thành tâm, khiêm nhường,lập luận chặt chẽ, nghệ thuật thuyết phục đặc sắc.
Bài chiếu là một văn bản chính luận đặc sắc của nền văn học trung đại Việt Nam.
III/ Tổng kết:
2. Nội dung:
Qua bài chiếu, ta hiểu hơn về tầm vóc của vua Quang Trung: phải là một người có tầm nhìn xa trông rộng, có lòng yêu nước thương dân sâu sắc mới ban bố Chiếu cầu hiền có giá trị lớn về lịch sử cũng như về mặt văn phong như vậy.
Ngoài ra, bài chiếu còn làm nổi bật tài năng văn chương của Ngô Thì Nhậm.
BÀI TẬP CỦNG CỐ
Câu 1: Đối tượng mà bài chiếu hướng tới là ai?
A) Các sĩ phu Bắc Hà
B) Triều đình Mãn Thanh
C) Điạ chủ phong kiến
D) Tất cả đều sai
Câu 2: Qua bài chiếu, hãy nêu nhận xét của bạn về vua Quang Trung?
A) Quang Trung là một vị vua có cái nhìn đúng đắn và xa rộng
B) Quang Trung là vị vua hết lòng vì dân, vì nước
C) Quang Trung là vị vua thể hiện tư tưởng dân chủ, tiến bộ.
D) Tất cả đều đúng
Câu 3: Chiếu cầu hiền được viết vào thời gian nào?
A) 1787_1788
B) 1788_1790
C) 1788_1789
D) 1777_1778
Câu 4: Vì sao vua Quang Trung lại nhờ Ngô Thì Nhậm viết bài chiếu?
Vì Ngô Thì Nhậm có tài soạn thảo công văn giấy tờ, làm nổi rõ chính sách “chiêu hiền đãi sĩ” của triều đại Tây Sơn; hơn nữa, Ngô Thì Nhậm vốn là người Bắc Hà, nên có uy tín đối với sĩ phu Bắc Hà.
Câu 5: Hãy phân tích nghệ thuật lập luận cuả phần một?
Bắt đầu bằng lời khẳng định của Khổng Tử,trân trọng vai trò của người có tài, có đức.
Quy luật của tinh tú trong tự nhiên: sao sáng ắt về chầu bắc thần.
- Từ đó đi đến kết luận : “người hiền ắt làm sứ giả cho Thiên tử”
BÀI HỌC KẾT THÚC
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nhu Kanguru
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)