Tuần 7. Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu)

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngô Mai Trâm | Ngày 10/05/2019 | 19

Chia sẻ tài liệu: Tuần 7. Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu) thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

CHIẾU CẦU HIỀN
Ngô Thị Nhậm
I.Tiểu dẫn:
1.Tác giả:
- Sinh 1746 - Mất 1803
- Quê quán: huyện Thanh Oai, trấn Sơn
- Năm 1775, ông đậu tiến sĩ, từng giữ chức Đốc đồng trấn Kinh Bắc.
- Năm 1778, ông được vua Quang Trung phong làm Lai bộ Tả thị lang, sau thăng chức Binh bộ
Thượng thư.


Tượng thờ Ngô Thì Nhậm trong Điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt
Hình vẽ Ngô Thị Nhậm
2.Tác phẩm:
-Thể loại: chiếu
-Hoàn cảnh sáng tác:
+Năm 1788, Nhà Lê sụp đổ, các tri thức của triều đại cũ mang nặng tư tưởng trung quân, phản ứng tiêu cực.
+ Quang Trung giao cho Ngô Thì Nhậm viết “Chiếu cầu hiền” nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà
cộng tác với triều đại Tây Sơn



II.Đọc-hiểu văn bản:
1)Mối quan hệ giữa hiền tài và Thiên tử:
Mượn lời của Khổng Tử để nhấn mạnh:
+ Người hiền như ngôi sao sáng trên trời cao
Khẳng định, trân trọng vai trò của người có tài, có đức
+ Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần
 Quy luật của tinh tú trong tự nhiên.





+ Người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử
Chân lí đã được thừa nhận
Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử: người hiền phải do thiên tử sử dụng, phải quy tụ về với nhà vua.
   Tôn vinh bậc thánh hiền của đạo Nho
(như sao sáng), vừa khẳng định với
hiền sĩ khắp nơi rằng triều đại mới là
một triều đại dùng đức để cai trị
đất nước.
-Mượn ý trời để khẳng định:
“ Nếu như che mất ánh sáng…đó không phải là ý trời sinh ra người hiền tài như vậy”
→ Xem việc người hiền tài về chầu thiên tử là lẽ đương nhiên, hợp quy luật. Nếu người hiền tài tự giấu mình là trái với ý trời.
→Cách lập luận của tác giả chặt chẽ, logic có sức thuyết phục cao đối với sĩ phu Bắc Hà
Tác giả đã đưa ra luận đề mà bất cứ người
hiền tài nào cũng không phủ nhận được, tạo
được sự tin cậy cho những người hiền chưa
hiểu rõ thời cuộc.
2)Cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà và thái độ vua Quang Trung:
a)Cách cư xử của sĩ phu Bắc Hà:
+ Cố chấp vì một chữ “trung” với với triều đại cũ mà bỏ đi ở ẩn.
+ Các quan lại cấp dưới thì làm việc cầm chừng.
+ Người ở lại triều chính thì im lặng.
+ Có người đã có ý định tìm đến cái chết…
→ Thái độ quay lưng lại với thời cuộc
→Nhấn mạnh lối sống uổng phí tài năng,
không xứng danh là người hiền tài
b)Thái độ của vua Quang Trung:
- Thái độ khắc khoải, mong chờ: “ngày đêm mong mỏi”
- Động từ “ghé” →khiêm nhường,mong đợi hiền tài
- Hai câu hỏi tu từ : “Hay trẫm ít đức…vương hầu chăng?”
→ Thể hiện thái độ khiêm tốn → Cách nói khiêm tốn nhưng thuyết phục, tác động vào nhận thức của hiền tài, buộc người nghe phải thay đổi cách ứng xử
- Giọng điệu linh hoạt.
Thể hiện tấm lòng chân thành, khẩn khoản
kêu gọi hiền tài ra giúp nước của bậc thánh
nhân Quang Trung.
3)Thực trạng và nhu cầu của thời đại:
a)Thực trạng của đất nước:
+ Triều chính buổi đầu dựng nghiệp chưa ổn định, kỉ cương còn thiếu xót, biên ải chưa yên, dân còn mệt, chưa hồi lại sức
+ Đức của vua chưa thấm nhuần khắp nơi.
→ Triều đại đang trong buổi khó khăn,
loạn lạc nên việc cầu hiền lúc bấy giờ là
rất cấp thiết.
b)Nhu cầu của thời đại :
-Các bậc hiền tài phải ra giúp vua, giúp nước.
+ Sử dụng hình ảnh cụ thể: “ Một cái cột…” , “mưu lược một người…” 
Khẳng định vai trò của hiền tài
+ Mượn lời của Khổng Tử : “Suy đi tính lại…buổi ban đầu của trẫm hay sao?”
Khẳng định đất nước có nhiều nhân tài.
Những câu hỏi tu từ xoáy sâu, nhấn mạnh,
khích lệ những hiền tài đừng chần chừ, ngần
ngại nữa, nhanh đưa sức ra giúp dân trị nước.
4.Con đường cầu hiền của vua Quang Trung và lời kêu gọi người tài trong thiên hạ ra giúp vua, giúp nước:
a)Cách kêu gọi những người hiền tài của Quang Trung
b)Lời kêu gọi người tài ra giúp
dân, giúp nước



a)Cách kêu gọi những người hiền tài của Quang Trung:
+ Mọi tầng lớp đều được dâng sớ bày tỏ việc nước, không kể thứ bậc.
+ Các quan văn, quan võ được tiến cử những người có tài nghệ.
+ Những người có tài năng thì có thể tự dâng sớ tiến cử mình.
 Quan điểm cầu hiền của nhà vua thật tiến
bộ, hiện đại, hợp lòng dân, tạo con đường
rộng mở cho những người có tài ra phò vua
giúp nước.
b)Lời kêu gọi người tài ra giúp dân, giúp nước
“Nay trời trong sáng thanh bình…cùng nhau hưởng phúc lành tôn vinh”
-Bài chiếu kết thúc bằng những lời kêu gọi, động viên người tài đức ra giúp nước. Nó giống như những lời hiệu triệu mạnh mẽ, khơi dậy,
làm nức lòng hiền tài bốn bể
5. Vua Quang Trung:
- Biết trân trọng những kẻ sĩ, người hiền; biết hướng họ vào mục đích xây dựng quốc gia vững mạnh
- Lo củng cố cho xã tắc, chú ý tới muôn dân.
- Lo giữ gìn đất nước, chống giặc ngoại xâm
- Phát hiện nhân tài bằng nhiều biện pháp.
- Không phân biệt quan lại hay thứ dân.
- Chân thành bày tỏ tấm lòng mình với mọi người. 
 Quang Trung là một vị vua có cái nhìn
đúng đắn và xa rộng, là vị vua hết lòng vì dân
vì nước, thể hiện tư tưởng dân chủ, tiến bộ
III. Tổng kết
1)Nội dung
-Chủ trương cầu hiền đúng đắn của vua Quang Trung
-Tầm chiến lược sâu rộng và tấm lòng vì dân vì nước.
2)Nghệ thuật
- Lập luận chặt chẽ, hợp lí, giàu sức thuyết phục.
- Lời lẽ vừa có cái trang trọng, cao sang của
kẻ bề trên, vừa có cái khiêm nhường, thành
tâm của người có đức đang cầu hiền tài
- Sử dụng nhiều điển cố, hình ảnh ẩn dụ,
tượng trưng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngô Mai Trâm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)