Tuần 7. Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu)

Chia sẻ bởi NGuyễn THị Ngọc Lan | Ngày 10/05/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Tuần 7. Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu) thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Chi?u c?u hi?n
Ngụ Thỡ Nh?m

Tượng danh sĩ Ngô Thì Nhậm
Ngô Thì Nhậm( 1746-1803)
Quê hương: Trấn Sơn Nam, tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội
Gia đình: dòng họ Ngô Thì, đỗ đạt khoa bảng và truyền thống văn chương.
Sự nghiệp: Là trung thần nhà Lê – Trịnh, là trí thức Bắc Hà đầu tiên theo nhà Tây Sơn, có nhiều công lao to lớn với triều đình Tây Sơn.

Đền thờ dòng họ Ngô Thì
Thanh oai, Thanh Trì, Hà Nội
Hoàn cảnh ra đời: 1788-1789, sau khi Quang Trung đại phá quân Thanh, triều đình nhà Lê hoàn toàn tan rã, triều đại Tây Sơn ra đời. Quan lại nhà Lê – Trịnh, nho sĩ Bắc Hà chưa hiểu sứ mệnh lịch sử của vua Quang Trung, không cộng tác, bảo thủ “ tôi trung không thờ hai chủ”
Thể loại: chiếu, văn nghị luận trung đại, thường do nhà vua viết dùng để ban bố mệnh lệnh tới dân chúng. Có thể do các đại thần có tài văn chương được nhà vua yêu cầu viết.
Chiếu cầu hiền : Tư tưởng của vua Quang Trung nhưng nghệ thuật lập luận , lời văn của Ngô Thì Nhậm.
Bố cục: 3 phần
Phần 1:Mối quan hệ giữa người hiền tài và thiên tử.
Phần 2: Tấm lòng của vua Quang Trung với việc chiêu hiền đãi sĩ.
Phần 3: Đường lối, chủ trương cầu hiền của vua Quang Trung
Người hiền tài:
+ hiền ( có phẩm chất đạo đức tốt đẹp : Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín)=> Tâm
+ tài năng: hiểu biết, có trí tuệ, khả năng nhiều mặt => Tài
Chòm sao Bắc đẩu
a, Thái độ của nho sĩ Bắc Hà với triều đình Tây Sơn:
Cố chấp, bảo thủ: đi ở ẩn, cố giữ tiết tháo như da bò bền.
Im lặng, kiêng dè, không lên tiếng: xếp hàng nghi trượng
Làm việc cầm chừng: gõ mõ, canh cửa.
Tự vẫn: ra bể, vào sông, chết đuối trên cạn.
Lẩn tránh, bất hợp tác.

*Tình hình đất nước khi vua Qung Trung vừa lên ngôi:
+ Chính trị: đất nước vừa được tạo lập, kỉ cương triều chính còn nhiều khiếm khuyết.
+ Quân sự, đối ngoại: ngoài biên ải vẫn phải lo toan
+ Đối nội: dân còn mệt, chưa lại sức, lòng người chưa thấm nhuần đức của vua Quang Trung.
=> Đất nước đương đầu với khó khăn nhiều mặt, chồng chất.
=> Nỗi lo lắng, băn khoăn, trăn trở của bậc thiên tử
Một số thành tựu tiêu biểu thời đại Tây Sơn:
- Kinh tế: buôn bán giao thương với phương Tây.
- Văn hóa- giáo dục:Chữ Nôm là thứ chữ viết chính thức của nhà nước. Bộ sách Đại Việt sử kí do Ngô Thì Nhậm biên soạn có giá trị to lớn.
- Pháp luật được củng cố: Ban hành Bộ hình thư( tham khảo văn bản từ thời Lê Thánh Tông)
-Sân khấu: hát bội phát triển, công lao của ông tổ Đào Duy Từ.
- Âm nhạc: Ca Huế phát triển, hoàn thiện, rất thịnh hành .
-Mĩ thuật, điêu khắc: 16 vị tổ ở chùa Tây Phương, Thạch Thất, Hà Nội
Võ thuật: võ đạo Tây Sơn phát triển, ra đời môn phái Bình Định.
=> Đời sống nhân dân ổn định và phát triển.Vị thế đất nước được củng cố. Nhà Thanh ( Càn Long) tôn trọng.
Một số danh nhân thời Tây Sơn:
1, Ngọc Hân công chúa – Bắc cung hoàng hậu
2, Nữ tướng tài ba: Bùi Thị Xuân
3, Nguyễn Thiếp( La Sơn Phu Tử): nhà cải cách văn hóa, giáo dục.
4, Ngô Thì Nhậm: vị quan đầu triều, thượng thư Bộ Binh
5, Phan Huy Ích: quan lại đầu triều, thượng thư Bộ Lễ.
6, Nguyễn Gia Phan:danh y lỗi lạc.

Bắc Cung hoàng hậu Ngọc Hân
Nữ tướng Bùi Thị Xuân
Bài tập luyện tập
Nghệ thuật lập luận nổi bật nhất của Chiếu cầu hiền:
A,Lập luận chặt chẽ, lời văn ngắn gọn, sắc bén.
B, Lí lẽ thuyết phục, tác động cả lí và tình.
C, Giọng điệu trang trọng, tình cảm chân thành, tha thiết.
D, Từ ngữ giàu hình ảnh, câu văn đa dạng.
Bài tập luyện tập:
Anh/ chị có suy nghĩ gì về công lao của vua Quang Trung với đất nước ta?
A,Lật đổ những tập đoàn phong kiến lạc hậu: Nguyễn, Trịnh, Lê.
B,Đánh bại quân xâm lược: Xiêm, Thanh.
C, Phát triển đất nước theo hướng dân chủ.
D, Tất cả những phương án trên
Bài tập vận dụng
Thế hệ ngày nay cần phải làm gì để trở thành người hiền tài của đất nước?

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: NGuyễn THị Ngọc Lan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)