Tuần 6. Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc

Chia sẻ bởi hoàng thị thu phương | Ngày 10/05/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Tuần 6. Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN THAM DỰ BUỔI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM CHÚNG EM
Nguyễn Đình Chiểu và các tác phẩm văn học của ông
Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu
1822-1888.
Tục gọi là Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù).
Là nhà thơ lớn nhất của miền Nam trong nửa cuối thế kỷ 19. 
Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 13 tháng 5 năm Nhâm Ngọ (1 tháng 7 năm 1822), tại quê mẹ là làng Tân Thới, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (thuộc phường Cầu Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.
Mẹ là bà Trương Thị Thiệt.
Cha là ông Nguyễn Đình Huy, quê ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Ông có 9 anh chị em.
Thân thế
Thuở nhỏ, Nguyễn Đình Chiểu được mẹ nuôi dạy. Năm lên 6, 7 tuổi, ông theo học với một ông thầy đồ ở làng.
11 tuổi đã phải long đong đi chạy loạn.
Năm Quý Mão (1843), ông đỗ Tú tài ở trường thi Gia Định lúc 21 tuổi.
Năm 1847, ông ra Huế học để chờ khoa thi năm Kỷ Dậu (1849)
1847, ông bị mù trên đường trở về chịu tang mẹ ở Quảng Nam.
Ông đã học được nghề làm thuốc.
1851, ông mở trường dạy học và làm thuốc ở Bình Vi (Gia Định).
1854, ông cưới bà Lê Thị Điền.
Nguyễn Đình Chiểu đưa gia đình
về sống ở Thanh Ba (Cần Giuộc), tức quê vợ ông.
Tham gia chiến đấu và làm thơ văn khích lệ tinh thần quân sĩ.
Khi cả Nam kì rơi vào tay giặc, ông trở về sống tại Ba Tri.
Về Ba Tri ông tiếp tục dạy học, làm thuốc, viết thơ, văn.
24-5-Mậu Tí(3-7-1888) ông qua đời tại Ba Tri, thọ 66 tuổi.
Sự nghiệp văn chương:
Phong cách viết văn.
Các giai đoạn sáng tác.
Nội dung và hình thức các tác phẩm.
Phong cách viết văn:
Ông là nhà thơ có quan niệm văn chương nhất quán.
Ông chủ trương dùng văn chương biểu hiện đạo lý và chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa. Nói khác hơn, ông làm thơ là để "chở đạo, sửa đời và dạy người" .
Mỗi vần thơ của ông đều ngụ ý khen chê công bằng, rạch ròi, và đều bộc lộ một tấm lòng thương dân, yêu nước của ông.
Quan niệm văn chương của
Đồ Chiểu
Ông cũng quan niệm đạo là đạo của trời như các nhà nho cùng thời nhưng có cái khác.
“ Đạo trời nào phải có đâu xa
Gợi tấm lòng người há thấy ra.”
Theo ông, đạo làm người đáng quý hơn nhiều.
Đó cũng là quan điểm tiến bộ và gần gũi với văn chương dân tộc.
Phong cách viết văn:
Ông là nhà thơ có quan niệm văn chương nhất quán.
Ông chủ trương dùng văn chương biểu hiện đạo lý và chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa. Nói khác hơn, ông làm thơ là để "chở đạo, sửa đời và dạy người" .
Mỗi vần thơ của ông đều ngụ ý khen chê công bằng, rạch ròi, và đều bộc lộ một tấm lòng thương dân, yêu nước của ông.
Tại sao nói Đồ Chiểu làm thơ là để
“chở đạo, sửa đời và dạy người” ?
Chở đạo: đưa những tư tưởng, đạo lí tốt đẹp truyền bá cho mọi người.
Sửa đời: sử dụng những đạo lí tốt đẹp để chấn chỉnh lại những điều chưa tốt trong cuộc sống.
Dạy người: chỉ cho con người những cái sai, cái đúng; những điều nên và không nên làm.
=> Đem những tư tưởng, đạo đức tốt đến với mọi người, để mọi người sống hoàn thiện hơn qua những bài thơ, văn của mình.
Các giai đoạn sáng tác:
* Giai đoạn đầu:
Những năm 50 của thế kỷ XIX.
Trong giai đoạn này, ông viết "Lục Vân Tiên" và "Dương Từ-Hà Mậu".
Có thể xem đây là thời kỳ khẳng định tư tưởng nhân nghĩa, tư tưởng yêu nước yêu dân của ông.
* Giai đoạn sau:
Bắt đầu từ ngày quân Pháp đến chiếm lấy Gia Định (1859) cho đến khi ông qua đời (1888).
- Ngòi bút của ông ở giai đoạn này gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân mất nước.
Các tác phẩm như "Chạy Giặc", "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", "Lục tỉnh sĩ dân trận vong", v.v,...
- Lên án mạnh mẽ quân Pháp xâm lược, phê phán triều đình nhu nhược, đồng thời ca ngợi tinh thần nghĩa khí và những tấm gương chiến đấu anh dũng của nhân dân.
Nội dung và hình thức các tác phẩm
Nội dung:
Đa số là những tác phẩm mang đậm tinh thần yêu nước.

+ Những lời động viên, kêu gọi cứu nước.
“ Theo nghĩa ai đành làm phản nước,
Có nhân nào nỡ bỏ tình nhà.”

+ Những cũ khí đấu tranh sắc bén.
“ Chở bao nhiêu đạo ghe không khẳm,
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.”

Hình ảnh của người dân.

- Sự thương cảm trước những người còn sống, trước mẹ già, vợ góa, con côi:

“ Đau đớn bấy mẹ già ngồi khóc trẻ,
Ngọn đèn khuya leo lét ở trong lều.
Não nùng thay vợ yếu chạy tìm chồng,
Cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.”

- Khóc thương cho quê hương đồng bào trong cơn lửa loạn:

“ Binh tướng nó hãy đóng ở sông Bến Nghé
Làm cho bốn phía mây đen,
Ông cha ta còn ở đất Đồng Nai,
Ai cứu đặng một phường con đỏ.”
Nội dung và hình thức các tác phẩms
Nội dung:
Hình thức:

- Ông thường dùng chữ Nôm.
Ngôn ngữ nghệ thuật bình dị, giàu sức gợi cảm.
 Tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu có sức thu hút mạnh mẽ người đọc, nhất là đối với nhân dân miền Nam.
Các tác phẩm văn học của
Nguyễn Đình Chiểu
Truyện thơ nôm Lục Vân Tiên
Bắt đầu soạn khoảng 1851.
Gồm 2082 câu thơ lục bát.
Đây là một "bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý đáng trọng ở đời" đã làm nên tên tuổi Nguyễn Đình Chiểu.

Kết cấu theo lối chương hồi.
Chú trọng đến hành động của nhân vật hơn là miêu tả nội tâm, tính cách của nhân vật thường bộc lộ qua việc làm, lời nói, cử chỉ.
Ngôn ngữ trong truyện rất giản dị, mộc mạc, dễ hiểu, đậm đà sắc thái Nam bộ.
Lưu truyền rộng rãi dưới nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian.
Truyện được in thành nhiều bản khác nhau, có khi còn thêm bớt cả trăm câu thơ.
Truyện thơ nôm:
Dương Từ - Hà Mậu
Bắt đầu soạn khoảng 1854.
Tập thơ gồm 3.456 câu.
Trong đó phần lớn là thơ lục bát, có xen thơ luật Đường (33 bài) và các thể khác...
Tác giả mượn câu chuyện này để nói lên thái độ của ông đối với đạo Phật và đạo Thiên chúa mà ông không tán thành.
Ngư Tiều vấn đáp nho y diễn ca
(Ngư tiều y thuật vấn đáp, 1867?).
Gồm 3.642 câu, trong đó phần lớn là thơ lục bát, có xen 21 bài thơ và một số bài thơ ca, phú…trích từ các sách thuốc Trung Quốc.
Đây là một quyển sách dạy nghề làm thuốc chữa bệnh, viết dưới hình thức truyện thơ Nôm. Song giá trị chủ yếu ở việc tác giả đã lồng tư tưởng yêu nước vào nội dung y thuật.
Một số tác phẩm khác
Chạy giặc (1859)
Từ biệt cố nhân (1859)
Tế Cần Giuộc sĩ dân trận vong (tức Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, 1861)
Mười hai bài thơ và bài văn tế Tướng quân Trương Định (1864)
Thơ điếu Đông các Đại học sĩ Phan Thanh Giản (2 bài, 1867)
Mười bài thơ điếu Ba Tri Đốc binh Phan Tòng (1868)
Lục tỉnh sĩ dân trận vong (Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh, chưa biết đích xác thời điểm sáng tác).
Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh Tây (chưa xác định thời điểm sáng tác)
Thảo thử hịch (Hịch đánh chuột, chưa xác định thời điểm sáng tác)
Ngóng gió đông (chưa xác định thời điểm sáng tác)
Thà đui (chưa xác định thời điểm sáng tác), v.v...
TỔNG KẾT
Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.
“Thà đui mà giữ đạo nhà
Còn hơn sáng mắt ông cha không thờ.
Thà đui mà khỏi danh nhơ
Còn hơn có mắt ăn dơ tanh rình...
Sự đời thà khuất đôi tròng thịt,
Lòng đạo xin tròn một tấm gương.
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.”
GS. Phạm Thế Ngũ nhận xét:
"So với các trước tác của các nhà văn cùng thời, Nguyễn Đình Chiểu đã có một thái độ tích cực hơn, vì dân vì nước hơn. Tuy không đứng vào hàng ngũ cầm khí giới, nhưng ông rất có cảm tình với họ, chia sẻ với họ cái hờn mất nước, lòng căm ghét quân địch và bọn hợp tác..."
Các tác phẩm văn học của ông.
Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: hoàng thị thu phương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)