Tuần 6. Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc

Chia sẻ bởi trương thị lệ duyên | Ngày 10/05/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Tuần 6. Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

I , Tìm hiểu chung
1, Hoàn cảnh sáng tác :
Đêm 16- 12- 1861, các nghĩa sĩ đã tấn công đồn Cần Giuộc, giết được tên quan hai Pháp và một số lính thuộc địa. Họ đã làm chủ đồn được hai ngày, sau đó bị phản công và thất bại. Khoảng 20 nghĩa quân đã bị hi sinh.
+ Theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định tên là Đỗ Quang, Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài văn tế này.
2. THỂ LOẠI VÀ BỐ CỤC:

Loại văn gắn với phong tục tang lễ nhằm bày tỏ lòng tiếc thương với người đã mất.
Bố cục: thường có bốn đoạn:
+ Đoạn mở đầu (lung khởi): Luận chung về lẽ sống chết
+ Đoạn thứ 2(thích thực) : Kể công đức, phẩm hạnh, cuộc đời của người đã khuất
+ Đoạn thứ 3(ai vãn): Nói lên niềm thương tiếc đối với người đã chết
+ Đoạn thứ 4(kết): Bày tỏ lòng tiếc thương và lời cầu nguyện của người đứng tế.
II. Đọc hiểu văn bản

Lung khởi : Khái quát bối cảnh thời đại và khẳng định sự hy sinh bất tử của người nông dân nghĩa sĩ.
Hỡi ôi
Súng giặc đất rền lòng dân trời tỏ
Mười năm công vỡ ruộng chưa ắt còn danh nổi như phao
Một trận nghĩa đánh tây tuy là mất tiếng vang như mõ.
- Đối lập về hình thức và nội dung ở câu 1:
+ Đối bằng trắc, đối từ loại.( TTTB- BBBT; DDDĐ- DDDĐ)
+ Đối nội dung, ý nghĩa:
súng giặc đất rền: khung cảnh bão táp, tàn bạo >< lòng dân trời tỏ: lòng mong muốn hòa bình, quyết tâm chống giặc, bảo vệ tổ quốc.
 Phác hoạ lại khung cảnh bão táp của thời đại.
- Ý nghĩa của cái chết bất tử: Công lao vỡ ruộng dù lớn nhưng không bằng một trận đánh Tây.
 Con đường đánh giặc là hành động cao cả, đáng biểu dương.

2. Thích thực:Hoàn cảnh xuất thân và việc tự nguyện ra trận đánh giặc của người nghĩa sĩ:


- Hoàn cảnh xuất thân:
+ Là nông dân hiền lành, quanh năm lo làm ăn vất vả trên đồng ruộng của mình.
 
+ Nhấn mạnh: họ chỉ quen việc ruộng đồng chứ không quen việc binh đao..
 
-
 
 
  
 
 
-Nhưng khi đất nước lâm nguy:
 
+ Thái độ đối với giặc:
Căm ghét, căm thù.
 Thái độ đó được diễn tả bằng những hình ảnh cường điệu mạnh mẽ mà chân thực (như nhà nông ghét cỏ muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ)
 
 
-Nhận thức về Tổ quốc:
+ Điều kiện và khí thế chiến đấu:
. Điều kiện: thiếu thốn:
Ngoài cật= Một manh áo vải;
Trong tay= Một ngọn tầm vông, một luỡi dao phay, mồi rơm con cúi
. Khí thế: mạnh mẽ như vũ bão làm giặc kinh hoàng: đốt, đâm chém., đạp, lướt..
 Hàng loạt các động từ mạnh được sử dụng: gợi ra khí thế tấn công vũ bão.
- Kết quả: đốt nhà thờ, chém rớt đầu quan hai.


+ Không dung tha những kẻ thù lừa dối, bịp bợm.
+ Do vậy, họ chiến đấu một cách tự nguyện
( mến nghĩa… nào đợi ai đòi ai bắt….)
 Đây là sự chuyển hoá phi thường.
 Nghệ thuật tả thực kết hợp với trữ tình, phép tượng phản, giàu nhịp điệu, tác giả đã dựng nên tượng đài nghệ thuật về người nông dân - nghĩa sĩ: Tinh thần xả thân của họ mang trọng trách và chí khí của những anh hùng thời đại.


c. Ai vãn: Nỗi đau đớn tiếc thương của người thân của nhân dân trước sự hi sinh của những người nghĩa sĩ:

- Nỗi xót thương
+ Nỗi tiếc hận của người phải hy sinh khi sự nghiệp còn dang dở, chí nguyện chưa thành (câu 16, 24).
+ Nỗi xót xa của những gia đình mất người thân (câu 25).
+ Nỗi căm hờn những kẻ đã gây nên nghịch cảnh éo le (câu 21).
+ Tiếng khóc uất ức, nghẹn ngào trước tình cảnh đau thương của đất nước, dân tộc (câu 27).
- Niềm cảm phục và tự hào đối với những người dân thường đã dám đứng lên bảo vệ quê hương chống lại kẻ thù hung hãn (câu 19, 20), đã lấy cái chết làm rạng ngời 1 chân lí cao đẹp của thời đại Chết vinh còn hơn sống nhục (câu 22,23).
- Biểu dương công trạng của người nông dân-nghĩa sĩ đời đời được nhân dân ngưỡng mộ, tổ quốc ghi công (câu 26,28).
d. Kết

Khẳng định ý nghĩa bất tử của cái chết anh hùng vì dân vì nước mà muôn đời con cháu tôn thờ.
III. Tổng kết

1. Ý nghĩa văn bản:
- Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người nghĩa sĩ nông dân.
- Lần đầu tiên trong văn học VN, người nông dân có vị trí trung tâm và hiện ra với vẻ đẹp vốn có của họ.
2. Nghệ thuật
- Chất trữ tình.
- Thủ pháp tương phản và cấu trúc của thể văn biền ngẫu.
- N.ngữ vừa trang trọng, vừa dân dã, mang đậm sắc thái Nam Bộ.
4. Củng cố:
- Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ được tái hiện như thế nào?
- Tiếng khóc của tác giả xuất phát từ những tình cảm nào?
- Vì sao tiếng khóc này không hề bi luỵ?
- Thành công về nghệ thuật của bài văn tế?
5. Dặn dò:
- Bài cũ: học thuộc một đoạn tiêu biểu: đoạn 2. Học ghi nhớ.
- Bài mới: soạn bài Thực hành về thành ngữ, điển cố.
- Câu hỏi: Trả lời các câu hỏi trong bài học?.
Bài tập
Đề bài: Trong bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, có một tượng đài nghệ thuật mang tính chất bi tráng về người nông dân yêu nước, chống ngoại xâm. Anh (chị) hãy phân tích bài văn tế để làm rõ vẻ đẹp hiếm có của hình tượng nghệ thuật đó
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: trương thị lệ duyên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)