Tuần 6. Thực hành về thành ngữ, điển cố
Chia sẻ bởi Lâm Thị Hồng Liên |
Ngày 10/05/2019 |
42
Chia sẻ tài liệu: Tuần 6. Thực hành về thành ngữ, điển cố thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
THỰC HÀNH:
ĐIỂN TÍCH ĐIỂN CỐ VÀ THÀNH NGỮ
MADE BY:
Lê Thị Diệu Thảo 11/6
I. Điển tích điển cố
Khái niệm:
Điển: Kinh sách thời xưa. Cố: cũ, xưa. Tích: chuyện xưa.
Điển cố đồng nghĩa Điển tích là chỉ những việc có chép trong các sách vở thời xưa, được cô đọng lại trong một từ ngữ hay một thành ngữ để nói lên ý nghĩa của chuyện đó.
Văn học cổ thường dùng rất nhiều Điển tích hay Điển cố. Nếu không biết được Điển tích thì không thể hiểu được ý nghĩa của câu văn hay câu thơ ấy.
2. Ví dụ:
BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO- NGUYỄN TRÃI
Bình Ngô đại cáo là bài cáo của Nguyễn Trãi viết bằng chữ Hán vào mùa xuân năm 1428, thay lời Bình Định vương Lê Lợi để tuyên cáo kết thúc cuộc kháng chiến chống Minh, giành lại độc lập cho Đại Việt.
“Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời,
Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối”
==> Chuyện Câu Tiễn nuôi chí phục quốc. Sau khi được tha, hàng ngày Câu Tiễn thường nếm mật đắng để ăn không biết ngon, thường nằm trên đống củi gai để ngủ không được yên giấc, dốc lòng rèn luyện tinh thần chịu đựng gian khổ . Sau 20 năm tích cực chuẩn bị, Câu Tiễn đã thắng nước Ngô, vua Ngô là Phù Sai phải tự sát.
Ý nghĩa:
Ðể diễn tả quyết tâm nuôi chí lớn, quyết tâm trả thù của Nguyễn trãi
“Tấm lòng cứu nước,
Vẫn đăm đăm muốn tiến về Đông,
Cỗ xe cầu hiền,
Thường chăm chắm còn dành phía tả”
Điển tích Lưu Bị ba lần đi cầu Khổng Minh để viết câu này. Khi Lưu Bị đi cầu Khổng Minh, Quan Vân Trường và Trương Phi đều khuyên chỉ cần họ đi là được, không cần đến Lưu Bị. Tuy nhiên ông vẫn đích thân đi. Sau ba lần đến lều tranh mới mời được Khổng Minh. Để tỏ cái tình mến người tài, ông mời Khổng Minh lên ngồi cùng xe với mình về kinh. Lưu Bị ngồi bên phải còn Khổng Minh ngồi bên trái.
Ý nghĩa: câu này Nguyễn Trãi ý muốn nói nghĩa quân vẫn luôn muốn tìm người tài giúp sức
PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG- TRƯƠNG HÁN SIÊU
Bạch Đằng giang phú (phú sông bạch đằng) Bài này Trương Hán Siêu tả cảnh sông Bạch Đằng, nhắc nhở công của quân dân nhà Trần đánh quân Nguyên, và khuyên hậu duệ trong nước đời sau nên biết gìn giữ giang sơn
“Hội nào bằng hội Mạnh Tân: như vương sư họ Lã,
Trận nào bằng trận Duy Thuỷ: như quốc sĩ họ Hàn”
+ Lã Vọng là một quân sư tài giỏi đã giúp vua Vũhội quân các nước chư hầu ở Mạnh Tân và diệt được vua Trụ tàn ác.
+ Hàn Tín là quốc sĩ (tài giỏi nổi tiếng trong cảnước), người đã giúp Lưu Bang đánh tan quân Tề ởDung Thuỷ.
Ý nghĩa: Những điển tích này góp phần thể hiện một cách trang
trọng về tài trí của vua tôi nhà Trần
NHÀN – NGUYỄN BỈNH KHIÊM
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) sống gần trọn một thế kỉ đầy biến động của chế độ phong kiến Việt Nam: Lê – Mạc xưng hùng, Trịnh – Nguyễn phân tranh.
“Nhàn” là bài thơ Nôm nổi tiếng của nhà thơ nêu lên quan niệm sống của một bậc ẩn sĩ thanh cao, vượt ra cái tầm thường xấu xa của cuộc sống bon chen vì danh lợi.
Điển tích này xuất phát từ sách "Nam Kha ký thuật" của Lý Công Tá đời Đường (Trung Quốc). Trong sách có kể truyện Thuần Vu Phần nằm mộng thấy mình đi lạc vào một nước tên là Hòe An, được vua Hòe An cho vào bái yết rồi gả con gái, cho làm phò mã và đưa ra quận Nam Kha làm quan Thái thú, cai trị cả một vùng rộng lớn, vinh hoa phú quý tột bậc. Khi tỉnh dậy, Thuần thấy mình nằm dưới gốc cây hòe có một chỉ về phía nam, bị một đàn kiến bu quanh.
Thuần nhớ lại giấc mộng của mình, so sánh với thực tế chung quanh, thấy rằng: Cây Hòe là nước Hòe An, cành cây phía nam là đất Nam Kha.
“Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”
Ý nghĩa: thể hiện lối sống riêng của mình, đó là lối sống coi thường phú quí, hoà mình với thiên nhiên (Đây là triết lý sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm )
TRUYỆN KIỀU – NGUYỄN DU
Truyện Kiều (tên gốc là Đoạn Trường Tân Thanh ) là tác phẩm nổi tiếng nhất của đại thi hào Nguyễn Du, kiệt tác của văn học Việt Nam thời trung đại. Với Truyện Kiều, Nguyễn Du đã được tôn vinh là Danh nhân văn hóa thế giới.
“Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm”
(Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích)
Sân lai: sân nhà lão Lai Tử, đây chỉ sân cha mẹ Thúy Kiều.Theo Hiếu tử truyện:Lão Lai Tử người nước Xuân thu rất có hiếu,tuy đã già mà còn nhảy múa ở ngoài sân cho cha mẹ xem để mua vui cho cha mẹ.
Gốc tử: Gốc cây tử (cây thị), chỉ cha mẹ.Cả câu ý nói cha mẹ đã già rồi (theo điển cũ nói cay dâu quanh và cây tử là những cây do cha mẹ trồng ở quanh nhà)
Ý nghĩa: nói lên tâm trạng nhớ thương, tấm lòng hiếu thảo của Kiều với cha mẹ có lẽ đã già yếu nơi quê nhà
“ Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai ”.
(Đoạn trích Chị em Thúy Kiều)
Câu này Nguyễn Du lấy ý của thơ Lý Diên Niên "bắc phương hữu giai nhân, tuyệt thế nhi độc lập, nhất cố khuynh nhân thành, tái cố khuynh nhân quốc" , nghĩa là " phương bắc có người đẹp, nhất đời không ai bằng, liếc trông một lần nghiêng thành, trông hai lần nghiêng nước“; ngoảnh nhìn lại một cái thì thành người ta bị xiêu, ngoảnh nhìn lại cái nữa thì nước người ta bị nghiêng ngả.
Ý nghĩa: Ý nói sắc đẹp tuyệt trần của người phụ nữ có thể làm cho người ta say mê đến nỗi mất thành mất nước.Tác giả dùng điển tích này để nói lên vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà của Kiều.
KHÓC DƯƠNG KHUÊ- NGUYỄN KHUYẾN
Nguyễn Khuyến (1835 – 1909), người Yên Đổ, Bình Lục, Hà Nam. Làm quan dưới triều Nguyễn. Yêu nước nhưng bất lực trước thời cuộc, cáo quan về quê, không cam tâm làm tôi tớ - tay sai cho thực dân Pháp.
Dương Khuê (1839 – 1902) vị đại quan của triều Nguyễn. Là nhà thơ để lại một số bài thơ hát nói tuyệt tác. Là bạn đồng khoa, rồi trở thành bạn tri kỷ của Nguyễn Khuyến.
Năm 1902, Dương Khuê qua đời, Nguyễn Khuyến viết bài thơ chữ Hán, nhan đề “Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương thượng thư”, sau đó tác giả tự dịch ra chữ Nôm thành bài “Khóc Dương Khuê” bằng thơ song thất lục bát gồm có 38 câu thơ.
“Giường kia treo cũng hững hờ
Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn”
-Giường treo: Trần Phồn thời Hậu Hán có người bạn thân là Từ Trĩ.Phồn dành riêng cho bạn một cái giường, khi bạn đến chơi thì mời ngồi, lúc bạn về lại treo giường lên.
-Đàn kia: Tương truyền Bá Nha và Chung Tử Kì là hai người bạn.Bá Nha là người chơi đàn giỏi. Tử Kì có tài nghe tiếng đàn của Bá Nha mà hiểu được điều Bá Nha đang nghĩ.Người ta gọi đó là bạn tri âm (biết được tiếng đàn). Sau khi Tử Kì chết, Bá Nha đập bỏ đàn vì cho rằng không có ai hiểu được tiếng đàn của mình.Có thuyết nói là Bá Nha treo đàn không gảy nữa.
Ý nghĩa: Tác giả dùng 2 điển tích này để nói lên tình bạn tri âm tri kỉ giữa tác giả và Dương Khuê, luôn đồng cảm, thấu hiểu nhau ,sẻ chia với nhau mọi niềm vui, nỗi buồn.Từ đó làm khung bậc nỗi đau mất bạn từ bên ngoài kết đọng vào bên trong, sâu trong tâm khảm của nhà thơ.
Dương Khuê
VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC- NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một bài văn tế do Nguyễn Đình Chiểu sáng tác để ngợi ca, thương tiếc và kính phục những nghĩa quân đã anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp tại Cần Giuộc vào năm 1861
“…Trăm năm âm phủ ấy chữ quy, nào đợi gươm hùm treo mộ…”
Theo tích cổ Trung Quốc, mộ nghĩa sĩ thời Chiến quốc khi chết đã dặn con treo cây gươm trên mộ để tỏ chí nguyện chưa thành.
Điển tích này ý nói người chết đi chẳng kịp thấy mộng ước của mình như thế nào,đã thành hay chưa, họ cũng không thể biết người sống đối với họ như thế nào.
“Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu…”
Con hươu tiếng Hán có nghĩa là Lộc, còn có nghĩa khác bổng lộc. Thiên hạ thời Chiến quốc thường tranh nhau xưng bá, đòi nhà Chu phải giao Lộc đỉnh( cái đỉnh để nấu thịt hươu) cho mình.
Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Hoa nhưng xa xỉ tàn bạo, đốt sách, giết nho...dân chúng lầm than oán hận. Các bậc kỳ tài thời đó cho rằng nhà Tần đã tận khí số, nên con Hươu bỏ Tần mà đi. Từ đó thiên hạ tranh nhau tìm con Hươu nhà Tần...
Hạng Võ , và Lưu Bang là hai trong số đó.Tương truyền khi nghĩa quân của Lưu Bang đi ngang qua một vùng rừng núi thì có một con Bạch xà to lớn chắn ngang đường đi, Lưu Bang phải dùn gươm giết rắn trấn an lòng quân, hay tin Lưu giết chết mãng xà, dân sĩ lũ lượt kéo tới đầu quân.
Ý nghĩa: Câu đó ý nói nước ta là một quốc gia độc lập vĩ đại, chẳng lẽ lại để cho người khác ( mà không phải là mình) đứng lên trừ kẻ xâm lăng ư?
II. Thành ngữ
1. Khái niệm:
Là cụm từ hay ngữ cố định có tình nguyên khối về ngữ nghĩa, tạo thành một chỉnh thể định danh có ý nghĩa chung khác tổng số ý nghĩa của các thành tố cấu thành nó, tức là không có nghĩa đen và hoạt động như một từ riêng biệt trong câu.
2. Ví dụ:
“Một chắc sa trường rằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thây…”
( Trích “văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc”- Nguyễn Đình Chiểu”)
có nghĩa một phải khi bỏ thân nơi chiến địa, nên lấy da ngựa bọc thây. Cụm từ này nằm trong câu nói của Mã Viện với một người bạn tên là Mạnh Kí. Câu nói đó như sau (dịch): Làm trai nên chết ở chốn biên thùy, lấy da ngựa bọc thây mà chôn mới là đáng trọng, chứ sao lại chịu nằm ở xó giường, chết ở trong tay bọn đàn bà con trẻ thì có hay gì?
Ý nghĩa: Những người nghĩa sĩ Cần Giuộc khi chiến đấu trên chiến trường dù biết là có thể chết một cách đâu đớn nhưng họ vẫn liều mình xông pha
“Hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó…”
( Trích “ Văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc” – Nguyễn Đình Chiểu”)
Dùng để chỉ những kẻ chuyên đi lừa lọc, dối trá, mang ý khinh bỉ
Ý nghĩa: ánh sáng chính nghĩa, đạo lí không thể nào dung túng cho sự phi lí, tha cho bọn giặc Pháp ngông cuồng, lừa lọc, dối trá và thâm hiểm được
“Vì ai khiến qua quần khó nhọc, ăn tuyết nằm sương…”
(Trích “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”)
Chỉ sự khó khăn, cực khổ, đầy gian truân, đói lạnh, nghèo khó, thay vì ăn cơm thì ăn bằng tuyết, thay vì ngủ chiếu rơm thì nằm với sương”
Ý nghĩa: Thể hiện sự oán hờn, căm phẫn đối với bọn thực dân Pháp đã khiến cho dân ta đói, nghèo, khổ cực
“Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công…”
( trích “ Thương vợ” – Tú Xương)
Một duyên hai nợ: Tình duyên chỉ có một mà nợ lại gấp đôi
Năm nắng mười mưa: quanh năm suốt tháng cực khổ, lầm lụi dãi nắng dầm mưa
Ý nghĩa: Bà Tú đã phải một mình đảm đương công việc gia đình, nuôi chồng nuôi con chả quản khó nhọc, nắng mưa => cho thấy sự hy sinh cao cả của bà Tú
“Biết bao bướm lả ong lơi
Cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm”
(Trích “ Nỗi thương mình” trong “Truyện Kiều”)
Chỉ những người lẳng lơ, đầy dễ dãi, ham hố những thú vui phù phiếm mà không biết giữ gìn nhân cách của bản thân
Ý nghĩa: Nói lên tình cảnh đau đớn, tủi nhục của Kiều khi bị bán vào lầu xanh và cũng là lời than thân trách phận của cô
CÁM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI
ĐIỂN TÍCH ĐIỂN CỐ VÀ THÀNH NGỮ
MADE BY:
Lê Thị Diệu Thảo 11/6
I. Điển tích điển cố
Khái niệm:
Điển: Kinh sách thời xưa. Cố: cũ, xưa. Tích: chuyện xưa.
Điển cố đồng nghĩa Điển tích là chỉ những việc có chép trong các sách vở thời xưa, được cô đọng lại trong một từ ngữ hay một thành ngữ để nói lên ý nghĩa của chuyện đó.
Văn học cổ thường dùng rất nhiều Điển tích hay Điển cố. Nếu không biết được Điển tích thì không thể hiểu được ý nghĩa của câu văn hay câu thơ ấy.
2. Ví dụ:
BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO- NGUYỄN TRÃI
Bình Ngô đại cáo là bài cáo của Nguyễn Trãi viết bằng chữ Hán vào mùa xuân năm 1428, thay lời Bình Định vương Lê Lợi để tuyên cáo kết thúc cuộc kháng chiến chống Minh, giành lại độc lập cho Đại Việt.
“Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời,
Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối”
==> Chuyện Câu Tiễn nuôi chí phục quốc. Sau khi được tha, hàng ngày Câu Tiễn thường nếm mật đắng để ăn không biết ngon, thường nằm trên đống củi gai để ngủ không được yên giấc, dốc lòng rèn luyện tinh thần chịu đựng gian khổ . Sau 20 năm tích cực chuẩn bị, Câu Tiễn đã thắng nước Ngô, vua Ngô là Phù Sai phải tự sát.
Ý nghĩa:
Ðể diễn tả quyết tâm nuôi chí lớn, quyết tâm trả thù của Nguyễn trãi
“Tấm lòng cứu nước,
Vẫn đăm đăm muốn tiến về Đông,
Cỗ xe cầu hiền,
Thường chăm chắm còn dành phía tả”
Điển tích Lưu Bị ba lần đi cầu Khổng Minh để viết câu này. Khi Lưu Bị đi cầu Khổng Minh, Quan Vân Trường và Trương Phi đều khuyên chỉ cần họ đi là được, không cần đến Lưu Bị. Tuy nhiên ông vẫn đích thân đi. Sau ba lần đến lều tranh mới mời được Khổng Minh. Để tỏ cái tình mến người tài, ông mời Khổng Minh lên ngồi cùng xe với mình về kinh. Lưu Bị ngồi bên phải còn Khổng Minh ngồi bên trái.
Ý nghĩa: câu này Nguyễn Trãi ý muốn nói nghĩa quân vẫn luôn muốn tìm người tài giúp sức
PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG- TRƯƠNG HÁN SIÊU
Bạch Đằng giang phú (phú sông bạch đằng) Bài này Trương Hán Siêu tả cảnh sông Bạch Đằng, nhắc nhở công của quân dân nhà Trần đánh quân Nguyên, và khuyên hậu duệ trong nước đời sau nên biết gìn giữ giang sơn
“Hội nào bằng hội Mạnh Tân: như vương sư họ Lã,
Trận nào bằng trận Duy Thuỷ: như quốc sĩ họ Hàn”
+ Lã Vọng là một quân sư tài giỏi đã giúp vua Vũhội quân các nước chư hầu ở Mạnh Tân và diệt được vua Trụ tàn ác.
+ Hàn Tín là quốc sĩ (tài giỏi nổi tiếng trong cảnước), người đã giúp Lưu Bang đánh tan quân Tề ởDung Thuỷ.
Ý nghĩa: Những điển tích này góp phần thể hiện một cách trang
trọng về tài trí của vua tôi nhà Trần
NHÀN – NGUYỄN BỈNH KHIÊM
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) sống gần trọn một thế kỉ đầy biến động của chế độ phong kiến Việt Nam: Lê – Mạc xưng hùng, Trịnh – Nguyễn phân tranh.
“Nhàn” là bài thơ Nôm nổi tiếng của nhà thơ nêu lên quan niệm sống của một bậc ẩn sĩ thanh cao, vượt ra cái tầm thường xấu xa của cuộc sống bon chen vì danh lợi.
Điển tích này xuất phát từ sách "Nam Kha ký thuật" của Lý Công Tá đời Đường (Trung Quốc). Trong sách có kể truyện Thuần Vu Phần nằm mộng thấy mình đi lạc vào một nước tên là Hòe An, được vua Hòe An cho vào bái yết rồi gả con gái, cho làm phò mã và đưa ra quận Nam Kha làm quan Thái thú, cai trị cả một vùng rộng lớn, vinh hoa phú quý tột bậc. Khi tỉnh dậy, Thuần thấy mình nằm dưới gốc cây hòe có một chỉ về phía nam, bị một đàn kiến bu quanh.
Thuần nhớ lại giấc mộng của mình, so sánh với thực tế chung quanh, thấy rằng: Cây Hòe là nước Hòe An, cành cây phía nam là đất Nam Kha.
“Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”
Ý nghĩa: thể hiện lối sống riêng của mình, đó là lối sống coi thường phú quí, hoà mình với thiên nhiên (Đây là triết lý sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm )
TRUYỆN KIỀU – NGUYỄN DU
Truyện Kiều (tên gốc là Đoạn Trường Tân Thanh ) là tác phẩm nổi tiếng nhất của đại thi hào Nguyễn Du, kiệt tác của văn học Việt Nam thời trung đại. Với Truyện Kiều, Nguyễn Du đã được tôn vinh là Danh nhân văn hóa thế giới.
“Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm”
(Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích)
Sân lai: sân nhà lão Lai Tử, đây chỉ sân cha mẹ Thúy Kiều.Theo Hiếu tử truyện:Lão Lai Tử người nước Xuân thu rất có hiếu,tuy đã già mà còn nhảy múa ở ngoài sân cho cha mẹ xem để mua vui cho cha mẹ.
Gốc tử: Gốc cây tử (cây thị), chỉ cha mẹ.Cả câu ý nói cha mẹ đã già rồi (theo điển cũ nói cay dâu quanh và cây tử là những cây do cha mẹ trồng ở quanh nhà)
Ý nghĩa: nói lên tâm trạng nhớ thương, tấm lòng hiếu thảo của Kiều với cha mẹ có lẽ đã già yếu nơi quê nhà
“ Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai ”.
(Đoạn trích Chị em Thúy Kiều)
Câu này Nguyễn Du lấy ý của thơ Lý Diên Niên "bắc phương hữu giai nhân, tuyệt thế nhi độc lập, nhất cố khuynh nhân thành, tái cố khuynh nhân quốc" , nghĩa là " phương bắc có người đẹp, nhất đời không ai bằng, liếc trông một lần nghiêng thành, trông hai lần nghiêng nước“; ngoảnh nhìn lại một cái thì thành người ta bị xiêu, ngoảnh nhìn lại cái nữa thì nước người ta bị nghiêng ngả.
Ý nghĩa: Ý nói sắc đẹp tuyệt trần của người phụ nữ có thể làm cho người ta say mê đến nỗi mất thành mất nước.Tác giả dùng điển tích này để nói lên vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà của Kiều.
KHÓC DƯƠNG KHUÊ- NGUYỄN KHUYẾN
Nguyễn Khuyến (1835 – 1909), người Yên Đổ, Bình Lục, Hà Nam. Làm quan dưới triều Nguyễn. Yêu nước nhưng bất lực trước thời cuộc, cáo quan về quê, không cam tâm làm tôi tớ - tay sai cho thực dân Pháp.
Dương Khuê (1839 – 1902) vị đại quan của triều Nguyễn. Là nhà thơ để lại một số bài thơ hát nói tuyệt tác. Là bạn đồng khoa, rồi trở thành bạn tri kỷ của Nguyễn Khuyến.
Năm 1902, Dương Khuê qua đời, Nguyễn Khuyến viết bài thơ chữ Hán, nhan đề “Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương thượng thư”, sau đó tác giả tự dịch ra chữ Nôm thành bài “Khóc Dương Khuê” bằng thơ song thất lục bát gồm có 38 câu thơ.
“Giường kia treo cũng hững hờ
Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn”
-Giường treo: Trần Phồn thời Hậu Hán có người bạn thân là Từ Trĩ.Phồn dành riêng cho bạn một cái giường, khi bạn đến chơi thì mời ngồi, lúc bạn về lại treo giường lên.
-Đàn kia: Tương truyền Bá Nha và Chung Tử Kì là hai người bạn.Bá Nha là người chơi đàn giỏi. Tử Kì có tài nghe tiếng đàn của Bá Nha mà hiểu được điều Bá Nha đang nghĩ.Người ta gọi đó là bạn tri âm (biết được tiếng đàn). Sau khi Tử Kì chết, Bá Nha đập bỏ đàn vì cho rằng không có ai hiểu được tiếng đàn của mình.Có thuyết nói là Bá Nha treo đàn không gảy nữa.
Ý nghĩa: Tác giả dùng 2 điển tích này để nói lên tình bạn tri âm tri kỉ giữa tác giả và Dương Khuê, luôn đồng cảm, thấu hiểu nhau ,sẻ chia với nhau mọi niềm vui, nỗi buồn.Từ đó làm khung bậc nỗi đau mất bạn từ bên ngoài kết đọng vào bên trong, sâu trong tâm khảm của nhà thơ.
Dương Khuê
VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC- NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một bài văn tế do Nguyễn Đình Chiểu sáng tác để ngợi ca, thương tiếc và kính phục những nghĩa quân đã anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp tại Cần Giuộc vào năm 1861
“…Trăm năm âm phủ ấy chữ quy, nào đợi gươm hùm treo mộ…”
Theo tích cổ Trung Quốc, mộ nghĩa sĩ thời Chiến quốc khi chết đã dặn con treo cây gươm trên mộ để tỏ chí nguyện chưa thành.
Điển tích này ý nói người chết đi chẳng kịp thấy mộng ước của mình như thế nào,đã thành hay chưa, họ cũng không thể biết người sống đối với họ như thế nào.
“Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu…”
Con hươu tiếng Hán có nghĩa là Lộc, còn có nghĩa khác bổng lộc. Thiên hạ thời Chiến quốc thường tranh nhau xưng bá, đòi nhà Chu phải giao Lộc đỉnh( cái đỉnh để nấu thịt hươu) cho mình.
Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Hoa nhưng xa xỉ tàn bạo, đốt sách, giết nho...dân chúng lầm than oán hận. Các bậc kỳ tài thời đó cho rằng nhà Tần đã tận khí số, nên con Hươu bỏ Tần mà đi. Từ đó thiên hạ tranh nhau tìm con Hươu nhà Tần...
Hạng Võ , và Lưu Bang là hai trong số đó.Tương truyền khi nghĩa quân của Lưu Bang đi ngang qua một vùng rừng núi thì có một con Bạch xà to lớn chắn ngang đường đi, Lưu Bang phải dùn gươm giết rắn trấn an lòng quân, hay tin Lưu giết chết mãng xà, dân sĩ lũ lượt kéo tới đầu quân.
Ý nghĩa: Câu đó ý nói nước ta là một quốc gia độc lập vĩ đại, chẳng lẽ lại để cho người khác ( mà không phải là mình) đứng lên trừ kẻ xâm lăng ư?
II. Thành ngữ
1. Khái niệm:
Là cụm từ hay ngữ cố định có tình nguyên khối về ngữ nghĩa, tạo thành một chỉnh thể định danh có ý nghĩa chung khác tổng số ý nghĩa của các thành tố cấu thành nó, tức là không có nghĩa đen và hoạt động như một từ riêng biệt trong câu.
2. Ví dụ:
“Một chắc sa trường rằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thây…”
( Trích “văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc”- Nguyễn Đình Chiểu”)
có nghĩa một phải khi bỏ thân nơi chiến địa, nên lấy da ngựa bọc thây. Cụm từ này nằm trong câu nói của Mã Viện với một người bạn tên là Mạnh Kí. Câu nói đó như sau (dịch): Làm trai nên chết ở chốn biên thùy, lấy da ngựa bọc thây mà chôn mới là đáng trọng, chứ sao lại chịu nằm ở xó giường, chết ở trong tay bọn đàn bà con trẻ thì có hay gì?
Ý nghĩa: Những người nghĩa sĩ Cần Giuộc khi chiến đấu trên chiến trường dù biết là có thể chết một cách đâu đớn nhưng họ vẫn liều mình xông pha
“Hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó…”
( Trích “ Văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc” – Nguyễn Đình Chiểu”)
Dùng để chỉ những kẻ chuyên đi lừa lọc, dối trá, mang ý khinh bỉ
Ý nghĩa: ánh sáng chính nghĩa, đạo lí không thể nào dung túng cho sự phi lí, tha cho bọn giặc Pháp ngông cuồng, lừa lọc, dối trá và thâm hiểm được
“Vì ai khiến qua quần khó nhọc, ăn tuyết nằm sương…”
(Trích “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”)
Chỉ sự khó khăn, cực khổ, đầy gian truân, đói lạnh, nghèo khó, thay vì ăn cơm thì ăn bằng tuyết, thay vì ngủ chiếu rơm thì nằm với sương”
Ý nghĩa: Thể hiện sự oán hờn, căm phẫn đối với bọn thực dân Pháp đã khiến cho dân ta đói, nghèo, khổ cực
“Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công…”
( trích “ Thương vợ” – Tú Xương)
Một duyên hai nợ: Tình duyên chỉ có một mà nợ lại gấp đôi
Năm nắng mười mưa: quanh năm suốt tháng cực khổ, lầm lụi dãi nắng dầm mưa
Ý nghĩa: Bà Tú đã phải một mình đảm đương công việc gia đình, nuôi chồng nuôi con chả quản khó nhọc, nắng mưa => cho thấy sự hy sinh cao cả của bà Tú
“Biết bao bướm lả ong lơi
Cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm”
(Trích “ Nỗi thương mình” trong “Truyện Kiều”)
Chỉ những người lẳng lơ, đầy dễ dãi, ham hố những thú vui phù phiếm mà không biết giữ gìn nhân cách của bản thân
Ý nghĩa: Nói lên tình cảnh đau đớn, tủi nhục của Kiều khi bị bán vào lầu xanh và cũng là lời than thân trách phận của cô
CÁM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lâm Thị Hồng Liên
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)