Tuần 6. Thực hành về thành ngữ, điển cố
Chia sẻ bởi Chieu Xuan |
Ngày 10/05/2019 |
59
Chia sẻ tài liệu: Tuần 6. Thực hành về thành ngữ, điển cố thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
TIẾNG VIỆT 11
THỰC HÀNH VỀ THÀNH NGỮ, ĐIỂN CỐ.
A.ÔN TẬP LÝ THUYẾT VỀ THÀNH NGỮ, ĐIỂN CỐ:
1.Thành ngữ :là cụm từ cố định , đã hình thành từ trước.TN có những giá trị nổi bật như sau :
+Tính hình tượng: cách nói có hình ảnh cụ thể.
+Tính khái quát về nghĩa:TN nói về những điều có tính khái quát cao, ý nghĩa triết lý sâu sắc, thâm thúy,hàm súc.
+Tính cân đối : TN có nhịp, có đối và có thể có vần.
VD: mẹ tròn con vuông; thuận buồm xuôi gió, đầu xuôi đuôi lọt,…
2.Điển cố: là những sự việc trước đây, câu chự trong sách đời trước được dẫn ra và lồng ghép vào bài văn, lời nói để nói về những điều tương tự.Mỗi ĐC một sự việc tiêu biểu điển hìnhĐC ngắn gọn, hàm súc , thâm thúy.
VD: nợ như chúa Chổm; đẽo cày giữa đường, gót chân ASin, gã Sở Khanh,….
B.THỰC HÀNH:
BÀI TẬP 1/TRANG 66(SGK) :
Lặn lội thân cò khi quảng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
(Trần Tế Xương-Thương vợ)
Tìm thành ngữ trong đoạn thơ trên , phân biệt với từ ngữ thông thường về cấu tạo và đặc điểm ý nghĩa ?(giải nghĩa các thành ngữ đó )
Bài làm : các thành ngữ :
-Một duyên hai nợ : một mình phải đảm đang công việc gia đình để nuôi cả chồng và con.
-Năm nắng mười mưa: dãi dầu mưa nắng, chịu đựng nhiều nỗi vất vả , nhọc nhằn.
-So sánh với cách nói thông thường các thành ngữ ngắn gọn, cô đọng, có cấu tạo ổn định, sử dụng hình ảnh cụ thể , sinh động để thể hiện nội dung khái quát, có tính biểu cảm cao hơn.
-Các thành ngữ trên phối hợp với nhau và phối hợp với cả các cụm từ (trong hai câu thơ kế tiếp) gần giống thành ngữ : “lặn lội thân cò; eo sèo mặt nước “ góp phần khắc họa rõ nét hơn hình ảnh một người vợ vất vả, tần tảo, đảm đang, tháo vát .
BÀI TẬP 2/TRANG 66 (SGK) :
Phân tích giá trị nghệ thuật của các thành ngữ in đậm (về tính hình tượng, tính biểu cảm , tính hàm súc)trong các câu thơ sau :
Người nách thước, kẻ tay đao,
Đầu trâu mặt ngựa, ào ào như sôi .
Một đời được mấy anh hùng,
Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi !
Đội trời đạp đất ở đời,
Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông.
(Nguyễn Du-Truyện Kiều )
BÀI LÀM :
-Đầu trâu mặt ngựa :(hình ảnh so sánh cụ thể ) tính chất hung bạo, thú vật, vô nhân tính của bọn quan quân đến nhà Thúy Kiều khi gia đình nàng bị vu oan căm ghét , oán giận.
-Cá chậu chim lồng( so sánh ) cảnh sống bị gò bó, tù túng, mất tự do than thở, đau xót .
-Đội trời đạp đất : cuộc sống tự do, ngang tàng, không chịu khuất phục bất cứ uy quyền nào khí phách anh hùng của Từ Hải tự tin , ngưỡng mộ
Hình ảnh so sánh cụ thể, giàu tính biểu cảm, thể hiện thái độ , cảm xúc của người viết.
Nêu khái niệm về Thành ngữ ? Cấu tạo và giá trị nghệ thuật của Thành ngữ ?
-Thành ngữ cụm từ cố định,có cấu tạo ngắn gọn , cô đọng, hàm súc , giàu hình ảnh.
-Các giá trị của thành ngữ :
+Tính hình tượng
+Tính khái quát về nghĩa .
+Tính biểu cảm.
+Tính cân đối , có nhịp hay có vần trong cụm từ.
BÀI 3/66(SGK): Những điển cố in đậm :
-Giường kia - Đàn kia hai điển cố dùng nói về tình bạn thắm thiết keo sơn.
-Chữ dùng ngắn gọn nhưng tình ý sâu xa, hàm súc
Điển cố là gì ?
-Điển cố là dùng những sự kiện , sự tích cụ thể trong văn học , lịch sử từ xưa để nói lên những điều mang ý nghĩa triết lí , khái quát trong cuộc sống .
-Cấu tạo ngắn gọn (một từ, cụm từ nhắc lại sự kiện cũ ), nội dung rất hàm súc , sâu xa.
BÀI TẬP 4/67:
-Ba thu : điển cố trong Kinh Thi một ngày không gặp dài như ba mùa thu Niềm thương nhớ, tương tư của Kim Trọng dành cho Thúy Kiều.
-Chín chữ :điển cố Kinh Thi công lao cha mẹ :sinh , cúc , phủ ,súc ,trưởng ,dục ,cố ,phục ,phúc.Kiều tưởng nhớ đến công lao cha mẹ đối với mình mà đau xót cho bổn phận làm con.
-Liễu Chương Đài :Kiều mường tượng cảnh Kim Trọng trở lại thì nàng đã thuộc về người khác mà xót xa cho chàng Kim.
-Mắt xanh :điển cố Nguyễn Tịch đời Tấn quý ai thì tiếp bằng mắt xanh Từ Hải tỏ lòng quý trọng, đề cao phẩm giá của nàng Kiều.
Muốn lĩnh hội hay sử dụng điển cố ta cần có vốn sống và vốn văn hóa , kiến thức phong phú
-Điển cố thường được sử dụng trong văn học trung đại .(văn học cổ )
BÀI TẬP 5 /66( SGK) :
-Thay thế thành ngữ trong những câu sau bằng các từ ngữ thông thường, tương đương về nghĩa .Nhận xét sự khác biệt và hiệu quả của mỗi cách diễn đạt ?
a)Này các cậu, đừng có mà ma cũ bắt nạt ma mới .Cậu ấy vừa mới chân ướt chân ráo đến, mình phải tìm cách giúp đỡ chứ .
b)Họ không đi tham quan, không đi thực tế kiểu cưỡi ngựa xem hoa mà đi chiến đấu thật sự, đi làm nhiệm vụ của những chiến sĩ bình thường…
BÀI LÀM :
a)-Ma cũ bắt nạt ma mới :người cũ cậy quen biết nhiều lên mặt, bắt nạt người mới.
-Chân ướt chân ráo: (chưa thành thạo) còn mới mẻ, lạ lẫm.
b)Cưỡi ngựa xem hoa :(cưỡi ngựa thì không thể xem thấy hết vẻ đẹp của hoa vì nhanh và từ xa) làm việc qua loa (không sâu sát , kĩ lưỡng.)
Nếu thay thế bằng các từ ngữ thông thường(màu xanh )giảm sắc thái biểu cảm do mất tính hình tượng trong cụm từ, diễn đạt dài.
BÀI TẬP 6/67:
-Mỗi học sinh làm một câu (do mình tự đặt ra hay sưu tầm) có chứa 1 thành ngữ .
+Mẹ tròn con vuông.
+Trứng khôn hơn vịt.
+Nấu sử sôi kinh.
+Lòng lang dạ thú.
+Phú quý sinh lễ nghĩa.
+Cầu mong cho chị ấy mẹ tròn con vuông !
+Con dám cãi lời mẹ sao ?Thật là trứng khôn hơn vịt !
+Nhất định anh phải thi đỗ trong kì thi tốt nghiệp sắp tới nhé ,để không bỏ công 12 năm nấu sử sôi kinh !
+Lý Thông quả thật là một kẻ lòng lang dạ thú , hắn luôn tìm cách hãm hại Thạch Sanh.
+Thời nay ,phú quý sinh lễ nghĩa : đám giỗ cha mà đãi nhà hàng !
+Đi guốc trong bụng.
+Nước đổ đầu vịt.
+Dĩ hòa vi quý.
+Con nhà lính, tính nhà quan.
+Thấy người sang bắt quàng làm họ.
++Cậu ấy đi guốc trong bụng của bạn đấy.
+Nói với nó như nước đổ đầu vịt, chẳng ý nghĩa gì đâu !
+Con nhà nghèo mà ăn chơi phung phí như con nhà lính , tính nhà quan
+Gớm! Thấy người sang mà bắt quàng làm họ kìa, không biết xấu hổ sao ?
+Thôi, bạn bè cả mà !Các bạn dĩ hòa vi quý đi !
ĐIỀN TỪ VÀO CHỖ TRỐNG CHO CÁC THÀNH NGỮ SAU :
-Cần cù bù……………..
-Đi một ngày đàng,……………………………
-Học thầy không tày …………………………
-Học một , hiểu ……….
-Lời ăn …………………
-Sai một li , đi…………………
-Tiên học lễ,………………………
-Vạn sự khởi đầu ……..
-Xuất khẩu thành ,,,,,,,,,,,,
-Có chí ………………
CỦNG CỐ :
-Qua các bài tập thực hành , em hãy nêu khái niệm :Thành ngữ là gì ? Có mấy loại thành ngữ ? Thành ngữ có cấu tạo và giá trị nghệ thuật gì ?
Điển cố là gì ?vì sao trong văn học cổ, văn học trung đại thường sử dụng điển cố lồng ghép vào cốt truyện hay nội dung bài thơ ?
DẶN DÒ :
-Nắm vững cấu tạo , ý nghĩa, tác dụng của Thành ngữ và điển cố ; tích lũy vốn kiến thức về thành ngữ, điển cố ngày càng phong phú Phân tích được giá trị biểu hiện của thành ngữ, điển cố trong tác phẩm văn học .
-Chuẩn bị bài mới :CHIẾU CẦU HIỀN (NGÔ THÌ NHẬM)./.
THỰC HÀNH VỀ THÀNH NGỮ, ĐIỂN CỐ.
A.ÔN TẬP LÝ THUYẾT VỀ THÀNH NGỮ, ĐIỂN CỐ:
1.Thành ngữ :là cụm từ cố định , đã hình thành từ trước.TN có những giá trị nổi bật như sau :
+Tính hình tượng: cách nói có hình ảnh cụ thể.
+Tính khái quát về nghĩa:TN nói về những điều có tính khái quát cao, ý nghĩa triết lý sâu sắc, thâm thúy,hàm súc.
+Tính cân đối : TN có nhịp, có đối và có thể có vần.
VD: mẹ tròn con vuông; thuận buồm xuôi gió, đầu xuôi đuôi lọt,…
2.Điển cố: là những sự việc trước đây, câu chự trong sách đời trước được dẫn ra và lồng ghép vào bài văn, lời nói để nói về những điều tương tự.Mỗi ĐC một sự việc tiêu biểu điển hìnhĐC ngắn gọn, hàm súc , thâm thúy.
VD: nợ như chúa Chổm; đẽo cày giữa đường, gót chân ASin, gã Sở Khanh,….
B.THỰC HÀNH:
BÀI TẬP 1/TRANG 66(SGK) :
Lặn lội thân cò khi quảng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
(Trần Tế Xương-Thương vợ)
Tìm thành ngữ trong đoạn thơ trên , phân biệt với từ ngữ thông thường về cấu tạo và đặc điểm ý nghĩa ?(giải nghĩa các thành ngữ đó )
Bài làm : các thành ngữ :
-Một duyên hai nợ : một mình phải đảm đang công việc gia đình để nuôi cả chồng và con.
-Năm nắng mười mưa: dãi dầu mưa nắng, chịu đựng nhiều nỗi vất vả , nhọc nhằn.
-So sánh với cách nói thông thường các thành ngữ ngắn gọn, cô đọng, có cấu tạo ổn định, sử dụng hình ảnh cụ thể , sinh động để thể hiện nội dung khái quát, có tính biểu cảm cao hơn.
-Các thành ngữ trên phối hợp với nhau và phối hợp với cả các cụm từ (trong hai câu thơ kế tiếp) gần giống thành ngữ : “lặn lội thân cò; eo sèo mặt nước “ góp phần khắc họa rõ nét hơn hình ảnh một người vợ vất vả, tần tảo, đảm đang, tháo vát .
BÀI TẬP 2/TRANG 66 (SGK) :
Phân tích giá trị nghệ thuật của các thành ngữ in đậm (về tính hình tượng, tính biểu cảm , tính hàm súc)trong các câu thơ sau :
Người nách thước, kẻ tay đao,
Đầu trâu mặt ngựa, ào ào như sôi .
Một đời được mấy anh hùng,
Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi !
Đội trời đạp đất ở đời,
Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông.
(Nguyễn Du-Truyện Kiều )
BÀI LÀM :
-Đầu trâu mặt ngựa :(hình ảnh so sánh cụ thể ) tính chất hung bạo, thú vật, vô nhân tính của bọn quan quân đến nhà Thúy Kiều khi gia đình nàng bị vu oan căm ghét , oán giận.
-Cá chậu chim lồng( so sánh ) cảnh sống bị gò bó, tù túng, mất tự do than thở, đau xót .
-Đội trời đạp đất : cuộc sống tự do, ngang tàng, không chịu khuất phục bất cứ uy quyền nào khí phách anh hùng của Từ Hải tự tin , ngưỡng mộ
Hình ảnh so sánh cụ thể, giàu tính biểu cảm, thể hiện thái độ , cảm xúc của người viết.
Nêu khái niệm về Thành ngữ ? Cấu tạo và giá trị nghệ thuật của Thành ngữ ?
-Thành ngữ cụm từ cố định,có cấu tạo ngắn gọn , cô đọng, hàm súc , giàu hình ảnh.
-Các giá trị của thành ngữ :
+Tính hình tượng
+Tính khái quát về nghĩa .
+Tính biểu cảm.
+Tính cân đối , có nhịp hay có vần trong cụm từ.
BÀI 3/66(SGK): Những điển cố in đậm :
-Giường kia - Đàn kia hai điển cố dùng nói về tình bạn thắm thiết keo sơn.
-Chữ dùng ngắn gọn nhưng tình ý sâu xa, hàm súc
Điển cố là gì ?
-Điển cố là dùng những sự kiện , sự tích cụ thể trong văn học , lịch sử từ xưa để nói lên những điều mang ý nghĩa triết lí , khái quát trong cuộc sống .
-Cấu tạo ngắn gọn (một từ, cụm từ nhắc lại sự kiện cũ ), nội dung rất hàm súc , sâu xa.
BÀI TẬP 4/67:
-Ba thu : điển cố trong Kinh Thi một ngày không gặp dài như ba mùa thu Niềm thương nhớ, tương tư của Kim Trọng dành cho Thúy Kiều.
-Chín chữ :điển cố Kinh Thi công lao cha mẹ :sinh , cúc , phủ ,súc ,trưởng ,dục ,cố ,phục ,phúc.Kiều tưởng nhớ đến công lao cha mẹ đối với mình mà đau xót cho bổn phận làm con.
-Liễu Chương Đài :Kiều mường tượng cảnh Kim Trọng trở lại thì nàng đã thuộc về người khác mà xót xa cho chàng Kim.
-Mắt xanh :điển cố Nguyễn Tịch đời Tấn quý ai thì tiếp bằng mắt xanh Từ Hải tỏ lòng quý trọng, đề cao phẩm giá của nàng Kiều.
Muốn lĩnh hội hay sử dụng điển cố ta cần có vốn sống và vốn văn hóa , kiến thức phong phú
-Điển cố thường được sử dụng trong văn học trung đại .(văn học cổ )
BÀI TẬP 5 /66( SGK) :
-Thay thế thành ngữ trong những câu sau bằng các từ ngữ thông thường, tương đương về nghĩa .Nhận xét sự khác biệt và hiệu quả của mỗi cách diễn đạt ?
a)Này các cậu, đừng có mà ma cũ bắt nạt ma mới .Cậu ấy vừa mới chân ướt chân ráo đến, mình phải tìm cách giúp đỡ chứ .
b)Họ không đi tham quan, không đi thực tế kiểu cưỡi ngựa xem hoa mà đi chiến đấu thật sự, đi làm nhiệm vụ của những chiến sĩ bình thường…
BÀI LÀM :
a)-Ma cũ bắt nạt ma mới :người cũ cậy quen biết nhiều lên mặt, bắt nạt người mới.
-Chân ướt chân ráo: (chưa thành thạo) còn mới mẻ, lạ lẫm.
b)Cưỡi ngựa xem hoa :(cưỡi ngựa thì không thể xem thấy hết vẻ đẹp của hoa vì nhanh và từ xa) làm việc qua loa (không sâu sát , kĩ lưỡng.)
Nếu thay thế bằng các từ ngữ thông thường(màu xanh )giảm sắc thái biểu cảm do mất tính hình tượng trong cụm từ, diễn đạt dài.
BÀI TẬP 6/67:
-Mỗi học sinh làm một câu (do mình tự đặt ra hay sưu tầm) có chứa 1 thành ngữ .
+Mẹ tròn con vuông.
+Trứng khôn hơn vịt.
+Nấu sử sôi kinh.
+Lòng lang dạ thú.
+Phú quý sinh lễ nghĩa.
+Cầu mong cho chị ấy mẹ tròn con vuông !
+Con dám cãi lời mẹ sao ?Thật là trứng khôn hơn vịt !
+Nhất định anh phải thi đỗ trong kì thi tốt nghiệp sắp tới nhé ,để không bỏ công 12 năm nấu sử sôi kinh !
+Lý Thông quả thật là một kẻ lòng lang dạ thú , hắn luôn tìm cách hãm hại Thạch Sanh.
+Thời nay ,phú quý sinh lễ nghĩa : đám giỗ cha mà đãi nhà hàng !
+Đi guốc trong bụng.
+Nước đổ đầu vịt.
+Dĩ hòa vi quý.
+Con nhà lính, tính nhà quan.
+Thấy người sang bắt quàng làm họ.
++Cậu ấy đi guốc trong bụng của bạn đấy.
+Nói với nó như nước đổ đầu vịt, chẳng ý nghĩa gì đâu !
+Con nhà nghèo mà ăn chơi phung phí như con nhà lính , tính nhà quan
+Gớm! Thấy người sang mà bắt quàng làm họ kìa, không biết xấu hổ sao ?
+Thôi, bạn bè cả mà !Các bạn dĩ hòa vi quý đi !
ĐIỀN TỪ VÀO CHỖ TRỐNG CHO CÁC THÀNH NGỮ SAU :
-Cần cù bù……………..
-Đi một ngày đàng,……………………………
-Học thầy không tày …………………………
-Học một , hiểu ……….
-Lời ăn …………………
-Sai một li , đi…………………
-Tiên học lễ,………………………
-Vạn sự khởi đầu ……..
-Xuất khẩu thành ,,,,,,,,,,,,
-Có chí ………………
CỦNG CỐ :
-Qua các bài tập thực hành , em hãy nêu khái niệm :Thành ngữ là gì ? Có mấy loại thành ngữ ? Thành ngữ có cấu tạo và giá trị nghệ thuật gì ?
Điển cố là gì ?vì sao trong văn học cổ, văn học trung đại thường sử dụng điển cố lồng ghép vào cốt truyện hay nội dung bài thơ ?
DẶN DÒ :
-Nắm vững cấu tạo , ý nghĩa, tác dụng của Thành ngữ và điển cố ; tích lũy vốn kiến thức về thành ngữ, điển cố ngày càng phong phú Phân tích được giá trị biểu hiện của thành ngữ, điển cố trong tác phẩm văn học .
-Chuẩn bị bài mới :CHIẾU CẦU HIỀN (NGÔ THÌ NHẬM)./.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Chieu Xuan
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)