Tuần 6. Thực hành về thành ngữ, điển cố

Chia sẻ bởi Võ Thị Bê | Ngày 10/05/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Tuần 6. Thực hành về thành ngữ, điển cố thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:



Xem đoạn hội thoại sau:

A: Mày bị nó lừa rồi, nó còn mê mày thì nó
nói hươu nói vượn, bây giờ, nó chán ngay đấy.

B: Mày đừng nói nữa, mày nói làm ruột tao
đau như dao cắt đây này.

A: Đời mà, có cái gì là thuận buồm xuôi gió được đâu.

NỘI DUNG BÀI HỌC:
CỦNG CỐ VỀ THÀNH NGỮ:

II. CỦNG CỐ VỀ ĐIỂN CỐ:

III. LUYỆN TẬP:
CỦNG CỐ VỀ THÀNH NGỮ:

1. Khái niệm:

2. Đặc điểm:




1. Khái niệm: Thành ngữ là những cụm từ cố định, được hình thành trong lịch sử và tồn tại dưới dạng sẵn có.


Ví dụ:
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công”.
(Trần Tế Xương, Thương vợ)


Luyện tập: Phân tích đặc điểm tính hình tượng, tính khái quát – hàm súc, tính biểu cảm của các thành ngữ sau:

Đầu trâu mặt ngựa

2. Cá chậu chim lồng.

Đầu trâu mặt ngựa:
+ Hình tượng: Lấy hình ảnh Trâu, ngựa để gợi hình ảnh lũ người dữ tợn hung ác.
+ Khái quát, hàm súc: Lũ người biến dạng về nhân hình, tha hóa về nhân tính.
+ Biểu cảm: Thái độ căm ghét, ghê sợ.

Cá chậu chim lồng:

+ Hình tượng: Cuộc sống chật hẹp tù túng mất tự do, tuy bề ngoài hoa mĩ, hào nhoáng.
+ Hàm súc: Cuộc sống bị áp bức
+ Biểu cảm: Thái độ chán ghét cuộc sống đó.
Bài tập:

II. CỦNG CỐ VỀ ĐIỂN CỐ:


Khái niệm:

Đặc điểm:


1. Khái niệm: Điển cố: là những sự vật, sự việc trong sách vở đời trước, hoặc trong đời sống văn hóa dân gian, được dẫn gợi trong văn chương, sách vở đời sau nhằm thể hiện những nội dung tương ứng.

Ví dụ: Tìm điển cố trong đoạn thơ sau:
Giường kia treo cũng hững hờ
Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.
(Nguyễn Khuyến – Khóc Dương Khuê)
Nem công chả phượng
Chậm như Sên bò
Im lặng là vàng
Đàn gẩy tai trâu
III. LUYỆN TẬP:
Đoán thành ngữ, điển cố.
Đố thành ngữ, điển cố.
Đặt câu với thành ngữ, điển cố.
Sử dụng thành ngữ, điển cố.
TRÒ CHƠI

ĐUỔI
HÌNH
BẮT
CHỮ
III. LUYỆN TẬP:
Đoán thành ngữ, điển cố.
Đố thành ngữ, điển cố.
Đặt câu với thành ngữ, điển cố.
Sử dụng thành ngữ, điển cố.
DẶN DÒ:
Bài cũ:
Sưu tầm những thành ngữ nói về lời ăn tiếng nói của con người.
Sưu tầm và giải thích các điển cố trong Truyện Kiều.
DẶN DÒ:
Bài cũ:
Sưu tầm nhừng thành ngữ nói về lời ăn tiếng nói của con người.
Sưu tầm và giải thích các điển cố trong Truyện Kiều.
Bài mới: CHIẾU CẦU HIỀN
- Nêu hoàn cảnh sáng tác, bố cục, nội dung từng phần, nhận xét về nghệ thuật lập luận và tư tưởng của Quang Trung thể hiện trong bài chiếu.
III. LUYỆN TẬP

PHẦN 4: Sử dụng thành ngữ, điển cố
Điển cố " Ba thu":
Dịch từ " Tam thu", vốn có nhiều nghĩa: ba mùa thu; ba năm, nói chung là để chỉ thời gian dài. Bài Thái cát trong Kinh Thi, phần Vương phong có câu: " Nhất nhật bất kiến như tam thu hề"( Một ngày không gặp lâu bằng ba thu)
Thành sầu muôn dặm chồng xây ngất,
Bể thảm ba thu chứa chất đầy.
( Lâm tuyền kì ngộ)
Điển cố : " Chín chữ "
-Dịch từ " cửu tự cù lao" ( chín chữ nói rõ sự gian lao khó nhọc của cha mẹ khi sinh dưỡng con cái) gồm: Sinh ( đẻ), cúc( nâng đỡ); phủ ( vuốt ve); súc( cho bú); cố( trông nom); phục( theo dõi tình hình mà uốn nắn); phúc ( che chở)
Điển cố " Liễu Chương Đài"
Gợi chuyện xưa của người đi làm quan ở xa, viết thư về thăm vợ có câu: "Cây liễu ở Chương Đài xưa xanh xanh, nay có còn hay không, hay là tay khác đã vịn bẻ mất rồi".
Diển cố " Mắt xanh"
- Dịch từ " Thanh nhã". Theo Tấn thư, Nguyễn Tịch- một danh sĩ đời Tấn khi tiếp người mình ưa thích mến mộ thì mắt phô màu xanh ( Mắt xanh); khi gặp người không ưa thích thì mắt phô màu trắng ( Mắt trắng). Mẹ Nguyễn Tịch qua đời, Kê Hỉ đến viếng. Biết Kê Hỉ là kẻ tục sĩ, Nguyễn Tịch nhìn bằng " mắt trắng"; Hỉ bực mình, ra về. Anh Hỉ là Kê Khang mang rượu, đàn đến viếng, Nguyễn Tịch đón tiếp Kê Khanh bằng " mắt xanh". Quả nhiên, về sau Kê Khang và Nguyễn Tịch trở thành đôi bạn tâm đắc, tri âm, cùng được người đời xếp vào nhóm: " Bảy hiền sĩ trong rừng trúc" ( Trúc lâm thất hiền).
* Mến mộ; vừa lòng mãn ý; con mắt tinh đời.
Điển cố "gót chân A- sin"
*Theo thần thoại Hy Lạp: A- sin- con của người anh hùng Pêlê và nữ thần biển Thêtix- hơn người ở chỗ mình đồng da sắt, tên bắn chẳng thủng, lao phóng chẳng xuyên, toàn thân chỉ có mỗi chỗ gót chân, là nơi hiểm yếu. Và chỉ có ai đánh trúng nơi hiểm đó- gót chân của A- sin - mới hạ nổi chàng. Mẹ chàng, nữ thần biển Thêtix suốt đời chỉ chăm lo cho con mình được bất tử. khi sinh ra A- sin, nữ thần đã đem tôi A- sin vào nước sông âm phủ Xtích. Nhưng bà đã quên không tôi chỗ gót chân của thằng bé, là nơi tay bà cầm, vì thế A-sin còn có thể bị chết, nghĩa là không bất tử vì chỗ đó.
*Ngày nay trong văn học thế giới Gót chân A- sin chỉ nơi hiểm yếu, nhược điểm của một con người hay của một tổ chức, một lực lượng nào đó.
Mẹ tròn con vuông:
Sinh nở bình an, mẹ con đều khỏe mạnh.
 Sự trọn vẹn, tốt đẹp
Nước đổ đầu vịt: không chịu tiếp thu lời nói, ý kiến của người khác.
Nấu sử sôi kinh: sự chăm chỉ, cần cù trong học tập.
Giơ cao đánh khẽ: dù mắng mỏ nhưng vẫn thương, không trừng phạt như lời đe.

Bảy nổi ba chìm: vất vả, lận đận, long đong.
VD: Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặng
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
(Hồ Xuân Hương, Bánh trôi nước)
Cưỡi ngựa xem hoa: xem hoặc làm một cách qua loa, đại khái.
Gót chân A – sin: điểm yếu của một người.
VD: Hắn cố che đậy cái gót chân A – sin của hắn đấy thôi, đừng sợ.
Sức trai Phù Đổng: sức mạnh có thể làm nên chuyện lớn.
VD: Với sức trai Phù Đổng, thanh niên ngày nay không ngần ngại bất cứ việc gì.
Ếch ngồi đáy giếng: hiểu biết ít, tầm nhìn bị hạn chế, do điều kiện tiếp xúc hạn hẹp.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thị Bê
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)