Tuần 6. Thực hành về thành ngữ, điển cố

Chia sẻ bởi Van Duong | Ngày 10/05/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: Tuần 6. Thực hành về thành ngữ, điển cố thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:


Trường PT DTNT Vĩnh Thạnh
Chào mừng các em HS!
Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập!

Tiếng Việt 11
THỰC HÀNH VỀ
THÀNH NGỮ, ĐiỂN CỐ

BÀI TẬP 1/TRANG 66(SGK) :
Lặn lội thân cò khi quảng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
(Trần Tế Xương-Thương vợ)

Tìm thành ngữ trong đoạn thơ trên , phân biệt với từ ngữ thông thường về cấu tạo và đặc điểm ý nghĩa ?(giải nghĩa các thành ngữ đó )
Bài làm : đoạn thơ gồm có các thành ngữ sau :
-Một duyên hai nợ :(duyên chỉ có một duyên vợ chồng , nợ thì đến hai : nợ chồng, nợ con )  một mình phải đảm đang công việc gia đình để nuôi cả chồng và con.
-Năm nắng mười mưa: (chịu năm cơn nắng, mười cơn mưa )dãi dầu mưa nắng, chịu đựng nhiều nỗi vất vả , nhọc nhằn.
-So sánh với cách nói thông thường( giải nghĩa như trên ) các thành ngữ ngắn gọn, cô đọng, có cấu tạo ổn định, sử dụng hình ảnh cụ thể , sinh động để thể hiện nội dung khái quát, có tính biểu cảm cao hơn.
-Các thành ngữ trên phối hợp với nhau và phối hợp với cả các cụm từ (trong hai câu thơ kế tiếp) gần giống thành ngữ : “lặn lội thân cò; eo sèo mặt nước “  góp phần khắc họa rõ nét hơn hình ảnh một người vợ vất vả, tần tảo, đảm đang, tháo vát .
BÀI TẬP 2/TRANG 66 (SGK) :
Phân tích giá trị nghệ thuật của các thành ngữ in đậm (về tính hình tượng, tính biểu cảm , tính hàm súc) trong các câu thơ sau :
Người nách thước, kẻ tay đao,
Đầu trâu mặt ngựa, ào ào như sôi .
Một đời được mấy anh hùng,
Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi !
Đội trời đạp đất ở đời,
Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông.
(Nguyễn Du-Truyện Kiều )
BÀI LÀM :
-Đầu trâu mặt ngựa :(hình ảnh so sánh cụ thể ) biểu hiện tính chất hung bạo, thú vật, vô nhân tính của bọn quan quân đến nhà Thúy Kiều khi gia đình nàng bị vu oancăm ghét , oán giận.
-Cá chậu chim lồng (so sánh )biểu hiện cảnh sống bị gò bó, tù túng, mất tự dothan thở, đau xót .
-Đội trời đạp đất : cuộc sống tự do, ngang tàng, không chịu khuất phục bất cứ uy quyền nào khí phách anh hùng của Từ Hảitự tin , ngưỡng mộ
 Hình ảnh so sánh cụ thể, giàu tính biểu cảm, thể hiện thái độ , cảm xúc của người viết.
* Bài tập mở rộng: nối 2 cột để tìm thành ngữ đúng
1. Người thì....
Người thì áo rách như là áo tơi
2. Mỗi một đồng bào phải sẵn lòng bác ái cư xử cho xứng đáng là .....
3. Ta sung sướng ôm nhau....., quá khứ rồi những năm tháng chia li
A. Cười ra nước mắt
B. Mạt cưa mướp đắng
C. Chân ướt chân ráo
D. Con rồng cháu tiên.
E. Mớ bảy mớ ba
1-E
2-D
3-A
Nêu khái niệm về Thành ngữ ? Cấu tạo và giá trị nghệ thuật của Thành ngữ ?
-Thành ngữ cụm từ cố định,có cấu tạo ngắn gọn, cô đọng, hàm súc , giàu hình ảnh.
-Các giá trị của thành ngữ :
+Tính hình tượng
+Tính khái quát về nghĩa .
+Tính biểu cảm.
+Tính cân đối , có nhịp hay có vần trong cụm từ.
BÀI 3/66(SGK): Những điển cố in đậm :
-Giường kia - Đàn kia hai điển cố dùng nói về tình bạn thắm thiết keo sơn.
-Chữ dùng ngắn gọn nhưng tình ý sâu xa, hàm súc
Điển cố là gì ?
-Điển cố là dùng những sự kiện , sự tích cụ thể trong văn học , lịch sử từ xưa để nói lên những điều mang ý nghĩa triết lí , khái quát trong cuộc sống .
-Cấu tạo ngắn gọn (một từ, cụm từ nhắc lại sự kiện cũ ), nội dung rất hàm súc , sâu xa.
BÀI TẬP 4/67:
-Ba thu: điển cố trong Kinh Thi một ngày không gặp dài như ba mùa thu Niềm thương nhớ, tương tư của Kim Trọng dành cho Thúy Kiều.
-Chín chữ: điển cố Kinh Thi công lao cha mẹ: sinh, cúc, phủ, súc ,trưởng, dục, cố, phục, phúc.Kiều tưởng nhớ đến công lao cha mẹ đối với mình mà đau xót cho bổn phận làm con.
“ Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng ai ơi”.
sinh: sinh thành 
cúc: nâng đỡ, giúp đỡ 
phủ: vuốt ve, chìu chuộng 
dục: giáo dục 
súc: cho bú mớm 
trưởng:  nuôi lớn
cố: chăm nom 
phục: xem tính nết mà dạy bảo 
phúc: che chở
1- “Sinh” : Rõ ràng không ai có mặt trên đời mà không từ cha mẹ sinh . Nhưng để con ra đời bình thường , khỏe mạnh , xinh đẹp , thông minh …rồi nuôi cho con khôn lớn , cha mẹ chịu bao lao đao cực nhọc , phải chuẩn bị từ vật chất , tình cảm đến tinh thần . “ Đặt con vào dạ mà mạ đi tu” .Khi biết mình mang thai , bà mẹ tự nguyện chọn lối sống khắc khổ chẳng khác người tu hành . Ăn uống nói năng kiêng cử , ngủ nghỉ có giờ giấc , đi đứng cẩn thận …hy sinh mọi thú vui , bỏ cả phấn son điểm trang . Lúc sinh nở , người mẹ chịu bao đau đớn đến mức hiểm nguy . Trước đây khi chưa có máy siêu âm , cha mẹ biết bao hồi hộp chờ đợi giây phút trọng đại là lúc đứa con chào đời ; cho đến khi thấy con bình thường , cha mẹ mới yên tâm , và bà mẹ mới nở nụ cười mừng rỡ .
2- “Cúc” là nâng đỡ . Từ khi bé con mới chào đời nặng chừng hai ký cho đến ba ký ..nuôi nấng cho con lớn, cha mẹ dù nghèo cùng túng bấn cũng mọi cách xoay sở, chạy đôn chạy đáo lo cho con không đủ ăn đủ mặc; không quản ngại nguy hiểm, chịu trăm bề khổ nhục cũng cam chịu, miễn sao con được sung sướng !
“Nuôi con chẳng quản chi thân .
Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn”.
3- “Phủ” là ôm ấp, vuốt ve trìu mến. Để con lớn lên bình thường, cha mẹ không những nuôi con bằng bầu sữa, thức ăn mà đứa con còn được tưới tẩm bằng tình cảm thương yêu, trìu mến từ mẹ cha, người thân. Xã hội công nghiệp ngày nay do áp lực đời sống, nhiều trẻ con được mọi tiện nghi mà thiếu sự gần gũi, chăm sóc của cha mẹ, tâm lý bị tổn thương khiến đứa trẻ không phát triển bình thường, dẫn đến trầm cảm, khủng hoảng, bất mãn …là nguyên nhân đưa đến bạo động .
“Công cha nghĩa mẹ cao dày.
Cưu mang trứng nước những ngày còn thơ”.
4- “Súc” là bú móm, cho ăn. Trước đây ba bốn mươi năm không bà mẹ nào không cho con bú và nhai mớm thức ăn, nước cho con uống. Sữa mẹ không những là thức ăn đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển đứa trẻ mà còn có sức đề kháng hữu hiệu với vi khuẩn xâm nhập cơ thể, giúp sự tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất của em bé được dễ dàng. Cho con bú còn hàm dưỡng ngồn tình cảm, tinh thần người mẹ trao truyền cho con qua cử chỉ nâng niu khi ẵm bồng, khi đưa bầu vú vào miệng con. Do xu thế thời đại, bảo vệ sắc đẹp hay không có thì giờ nhiều, bà mẹ ngày nay cho rằng cho con bú không hợp thời, ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ. Mặc dù được bồi bổ bằng thức ăn chọn lọc và cao cấp mà trẻ em vẫn thường bị mắc các chứng bệnh về đường ruột, trầm cảm …có nguyên nhân từ không được bú sữa mẹ trong sự yêu thương trìu mến của người mẹ .
“Nhớ ơn chín chữ cù lao .
Ba năm nhũ bộ biết bao nhiêu tình”.
5- “Trưởng” là nuôi lớn. Đây là quá trình đầy gian nan vất vả của cha mẹ nuôi con đến trưởng thành. Có đứa trẻ nào không còi cọc, đau ốm trở mình khóc đêm khiến cha mẹ “năm canh chày thức đủ năm canh”. Con có bề nào cha mẹ mất ăn bỏ ngủ chạy đôn chạy đáo tìm thầy thuốc, không có tiền bạc cũng vay mượn chữa chạy cho con qua khỏi. Tìm trường, chọn thầy trang bị cho con kiến thức học rộng biết nhiều, có công danh sự nghiệp; mở mày mở mặt với bạn bè, thiên hạ. Đến lúc con cái trưởng thành cha mẹ lo dựng vợ gả chồn : Con cái nên gia thất trăm bề yên ổn cha mẹ vẫn chưa yên lòng, còn lo toan đến cả cháu chắt .
“Mẹ già trăm tuổi tóc sương
Lo con tám chục năm trường chưa yên!”
6- “Dục” là dạy dỗ. Cha mẹ là người thầy đầu đời về tình yêu thương, sự trìu mến. Tiếng cha, tiếng mẹ … bập bẹ tiếng nói đầu đời, âm thanh biết bao du dương, ấn tượng ! Hướng dẫn con những bước chập chững, truyền đạt cho con điếu hay lẽ phải, kiến thức sơ đẳng về thế giới chung quanh, từ ai, nếu không phải cha mẹ ? “ Dạy con từ thuở còn thơ
Mong con lanh lợi mẹ cha yên lòng”.
7- “Cố” là trông nôm, đoái hoài. Cha mẹ luôn quan tâm theo dõi con, mỗi bước tiến dù nhỏ bé của con cũng là niềm hạnh phúc lo lớn của cha mẹ. Những bước chập chững đầu tiên , tiếng nói bặp bẹ đầu đời, chứng kiến khả năng đi đứng nói nghe…khác nào điều kỳ diệu. Cha mẹ mới thực sự yên tâm con đủ đầy khả năng bình thường. Một giác quan có thể bị khiếm khuyết là biết mấy bất hạnh thiệt thòi cho con, cũng là nỗi khổ tột cùng của cha mẹ. Và vất vả khổ cực đến mấy cha mẹ cũng không từ nan , đêm ngày lo lắng, tìm thấy hỏi thuốc khắp nơi lùng sục chạy chữa cho con .
8- “Phục” là ôm ấp trở đi trở lại. Để con được sung sướng hạnh phúc, cha mẹ tùy thuộc vào khả năng, năng khiếu của con để uốn nắn, dạy dỗ, hướng con đi vào nghành nghề phù hợp.
“Công cha nghĩa mẹ cao vời
Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta” .
9- “Phúc” là bao bọc, che chở. Cha mẹ luôn là chỗ dựa vững chắc cho con cái, không chỉ trong đời sống vật chất mà cả đời sống tình cảm tinh thấn; từ đó tạo ra mọi thuận lợi cho con được chấp cánh để bay xa vươn cao. Với duyên lành thuận buồm xuôi gió, con cái đi lên theo tiếng gọi công danh sự nghiệp, có khi bỏ quên cha mẹ. Nhưng nếu gặp khi không may vấp ngã, thất bại trước phong ba bão táp mà con phải quay về …cha mẹ vẫn sẳn sàng dang rộng vòng tay che chở .
“Còn cha gót đỏ như  son .
Mai đây cha mất gót con đen sì !”
-Liễu Chương Đài: Kiều mường tượng cảnh Kim Trọng trở lại thì nàng đã thuộc về người khác mà xót xa cho chàng Kim.
-Mắt xanh: điển cố Nguyễn Tịch đời Tấn quý ai thì tiếp bằng mắt xanh Từ Hải tỏ lòng quý trọng, đề cao phẩm giá của nàng Kiều.
Muốn lĩnh hội hay sử dụng điển cố ta cần có vốn sống và vốn văn hóa , kiến thức phong phú
-Điển cố thường được sử dụng trong văn học trung đại .(văn học cổ )
* Bài tập mở rộng: xác định các điển cố được dùng trong câu thơ sau và phân tích tác dụng của cách sử dụng như vậy:
Thị thơm thị giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì
(Lâm Thị Mỹ Dạ-Truyện cổ nước mình)
“Thị thơm” (từ truyện cổ tích Tấm Cám): sự tích cô Tấm hóa thân trong quả thị, mỗi lần mỗi lần bà lão đi vắng thì từ quả thị, cô bước ra và làm mọi công việc gia đình giúp bà lão. Điển cố này nói đến hình tượng người hiền lành, chăm chỉ, luôn được yêu thương. Việc dùng điển cố này còn gợi ra phong vị cổ tích, phù hợp nhan đề bài thơ (Truyện cổ nước mình)
Điển cố “đẽo cày giữa đường” (lấy từ truyện ngụ ngôn cùng tên). Ý nghĩa của điển cố: Nếu không độc lập, có chính kiến riêng của mình thì làm bất cứ việc gì đều không đạt được mục đích. Việc nhắc gợi điển cố này trong truyện dân gian ngoài ý nghĩa triết lí về lối sống còn hòa hợp với phong vị truyện cổ của cả bài thơ.
BÀI TẬP 5 /66( SGK) :
-Thay thế thành ngữ trong những câu sau bằng các từ ngữ thông thường, tương đương về nghĩa .Nhận xét sự khác biệt và hiệu quả của mỗi cách diễn đạt ?
a)Này các cậu, đừng có mà ma cũ bắt nạt ma mới .Cậu ấy vừa mới chân ướt chân ráo đến, mình phải tìm cách giúp đỡ chứ .
b)Họ không đi tham quan, không đi thực tế kiểu cưỡi ngựa xem hoa mà đi chiến đấu thật sự, đi làm nhiệm vụ của những chiến sĩ bình thường…
BÀI LÀM :
a)-Ma cũ bắt nạt ma mới :người cũ cậy quen biết nhiều lên mặt, bắt nạt người mới.
-Chân ướt chân ráo: (chưa thành thạo) còn mới mẻ, lạ lẫm.
b)Cưỡi ngựa xem hoa :(cưỡi ngựa thì không thể xem thấy hết vẻ đẹp của hoa vì nhanh và từ xa) làm việc qua loa (không sâu sát , kĩ lưỡng.)
Nếu thay thế bằng các từ ngữ thông thường(màu xanh )giảm sắc thái biểu cảm do mất tính hình tượng trong cụm từ, diễn đạt dài.
BÀI TẬP 6/67:
-Mỗi học sinh làm một câu (do mình tự đặt ra hay sưu tầm) có chứa 1 thành ngữ .
+Mẹ tròn con vuông.
+Trứng khôn hơn vịt.
+Nấu sử sôi kinh.
+Lòng lang dạ thú.
+Phú quý sinh lễ nghĩa.
+Cầu mong cho chị ấy mẹ tròn con vuông !
+Con dám cãi lời mẹ sao ?Thật là trứng khôn hơn vịt !
+Nhất định anh phải thi đỗ trong kì thi tốt nghiệp sắp tới nhé ,để không bỏ công 12 năm nấu sử sôi kinh !
+Lý Thông quả thật là một kẻ lòng lang dạ thú , hắn luôn tìm cách hãm hại Thạch Sanh.
+Thời nay ,phú quý sinh lễ nghĩa : đám giỗ cha mà đãi nhà hàng !
+Đi guốc trong bụng.
+Nước đổ đầu vịt.
+Dĩ hòa vi quý.
+Con nhà lính, tính nhà quan.
+Thấy người sang bắt quàng làm họ.
+Cậu ấy đi guốc trong bụng của bạn đấy.
+Nói với nó như nước đổ đầu vịt, chẳng ý nghĩa gì đâu !
+Con nhà nghèo mà ăn chơi phung phí như con nhà lính , tính nhà quan
+Gớm! Thấy người sang mà bắt quàng làm họ kìa, không biết xấu hổ sao ?
+Thôi, bạn bè cả mà !Các bạn dĩ hòa vi quý đi !



ĐIỀN TỪ VÀO CHỖ TRỐNG CHO CÁC THÀNH NGỮ SAU :
-Cần cù bù……………..
-Đi một ngày đàng,……………………………
-Học thầy không tày …………………………
-Học một , hiểu ……….
-Lời ăn …………………
-Sai một li , đi…………………
-Tiên học lễ,………………………
-Vạn sự khởi đầu ……..
-Xuất khẩu thành ,,,,,,,,,,,,
-Có chí ………………
CỦNG CỐ :
-Qua các bài tập thực hành , em hãy nêu khái niệm :Thành ngữ là gì ? Có mấy loại thành ngữ ? Thành ngữ có cấu tạo và giá trị nghệ thuật gì ?
Điển cố là gì ?vì sao trong văn học cổ, văn học trung đại thường sử dụng điển cố lồng ghép vào cốt truyện hay nội dung bài thơ ?
DẶN DÒ :
-Nắm vững cấu tạo , ý nghĩa, tác dụng của Thành ngữ và điển cố ; tích lũy vốn kiến thức về thành ngữ, điển cố ngày càng phong phú Phân tích được giá trị biểu hiện của thành ngữ, điển cố trong tác phẩm văn học .
-Chuẩn bị bài mới :CHIẾU CẦU HIỀN (NGÔ THÌ NHẬM)./.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Van Duong
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)