Tuần 6. Thực hành về thành ngữ, điển cố

Chia sẻ bởi Lê Đinh Hương | Ngày 10/05/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Tuần 6. Thực hành về thành ngữ, điển cố thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

THỰC HÀNH
THÀNH NGỮ - ĐIỂN CỐ
KIỂM TRA BÀI CŨ
Nêu nhận xét khái quát con người và cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu
Nguyễn Đình Chiểu là một người con hiếu đạo, một người thầy mẫu mực, một chí sĩ yêu nước với ý chí và nghị lực phi thường, một nhà thơ lớn của dân tộc.

... Phong Lai mặt đỏ phừng phừng:
„”Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây.
Trước gây việc dữ tại mày,
Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng”.
Vân Tiên tả đột hữu xông...
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dương

Thành ngữ “Tả đột hữu xông”: đánh vào bên trái, xông thẳng bên phải, ý nói thế chủ động tung hoành khi lâm trận.
Lục Vân Tiên
 Điển cố: Triệu Tử phá vòng Đương Dương  Nhấn mạnh khí phách và tài năng của Lục Vân Tiên.
1. THÀNH NGỮ
 Nêu khái niệm về Thành ngữ ? Cấu tạo và giá trị nghệ thuật của Thành ngữ ?
- Thành ngữ cụm từ cố định, có cấu tạo ngắn gọn , cô đọng, hàm súc , giàu hình ảnh.
-Các giá trị của thành ngữ :
+Tính hình tượng
+Tính khái quát về nghĩa .
+Tính biểu cảm.
+Tính cân đối , có nhịp hay có vần trong cụm từ.
“Nhớ câu trọng nghĩa khinh tài
Nào ai chịu lấy của ai làm gì…”
BÀI TẬP 1/TRANG 66 (SGK) :
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
(Trần Tế Xương-Thương vợ)

Tìm thành ngữ trong đoạn thơ trên , phân biệt với từ ngữ thông thường về cấu tạo và đặc điểm ý nghĩa ?(giải nghĩa các thành ngữ đó )

Bài làm : đoạn thơ gồm có các thành ngữ sau :
-Một duyên hai nợ :(duyên chỉ có một duyên vợ chồng ; nợ thì đến hai : nợ chồng, nợ con )  một mình phải đảm đang công việc gia đình để nuôi cả chồng và con.
-Năm nắng mười mưa: (chịu năm cơn nắng, mười cơn mưa ) dãi dầu mưa nắng, chịu đựng nhiều nỗi vất vả , nhọc nhằn.
-So sánh với cách nói thông thường( giải nghĩa như trên ) các thành ngữ ngắn gọn, cô đọng, có cấu tạo ổn định, sử dụng hình ảnh cụ thể , sinh động để thể hiện nội dung khái quát, có tính biểu cảm cao hơn.
BÀI TẬP 2/TRANG 66 (SGK) :
Phân tích giá trị nghệ thuật của các thành ngữ in đậm (về tính hình tượng, tính biểu cảm , tính hàm súc) trong các câu thơ sau :
- Người nách thước, kẻ tay đao,
Đầu trâu mặt ngựa, ào ào như sôi .
- Một đời được mấy anh hùng,
Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi !
- Đội trời đạp đất ở đời,
Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông.
(Nguyễn Du-Truyện Kiều )
BÀI LÀM :
-Đầu trâu mặt ngựa : (hình ảnh so sánh cụ thể ) biểu hiện tính chất hung bạo, thú vật, vô nhân tính của bọn quan quân đến nhà Thúy Kiều khi gia đình nàng bị vu oan căm ghét , oán giận.
-Cá chậu chim lồng ( so sánh )biểu hiện cảnh sống bị gò bó, tù túng, mất tự do than thở, đau xót .
-Đội trời đạp đất : cuộc sống tự do, ngang tàng, không chịu khuất phục bất cứ uy quyền nào khí phách anh hùng của Từ Hải ngưỡng mộ
 Hình ảnh so sánh cụ thể, giàu tính biểu cảm, thể hiện thái độ , cảm xúc của người viết.
Người nách thước, kẻ tay đao,
Đầu trâu mặt ngựa, ào ào như sôi
Đội trời đạp đất ở đời,
Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông.

“Trước xe quân tử tạm ngồi,
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.
Chút tôi liễu yếu đào thơ,
Giữa đường lâm phải bụi dơ đã phần.”
(Lục Vân Tiên)
Thành ngữ “liễu yếu đào thơ”: nói thể chất của người con gái mềm mại, yếu ớt.
... Làm ơn há để trông người trả ơn.
Nay đà rõ đặng nguồn cơn
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.
Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.

 Thành ngữ “Kiến nghĩa bất vi”: thấy việc nghĩa không làm. Ý nói thấy việc nghĩa mà bỏ qua không làm thì không phải là người anh hùng.



Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
Sân lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm”
(Truyện Kiều)
 Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh”: mùa hè trời nóng nực thì quạt cho cha mẹ ngủ; mùa đông trời giá lạnh thì nằm vào trước trong giường để khi cha mẹ ngủ chỗ đã ấp sẵn. Ý cả câu nói về sự lo lắng không biết ai sẽ phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ.
"Nghĩ đà bưng kín miệng bình,
Nào ai có khảo mà mình lại xưng ? Những là e ấp dùng dằng,
Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi."




Kín như hũ nút
Không khảo mà xưng
Rút dây động rừng
2. ĐIỂN CỐ
BÀI 3/66(SGK): Những điển cố in đậm :
-Giường kia: Chuyện Trần Phồn và Từ Trĩ
-Đàn kia: Bá Nha và Chung Tử Kỳ
 Hai điển cố dùng nói về tình bạn thắm thiết keo sơn.
- Chữ dùng ngắn gọn nhưng tình ý sâu xa, hàm súc
Điển cố là gì ?
-Điển cố là dùng những sự kiện , sự tích cụ thể trong văn học , lịch sử từ xưa để nói lên những điều mang ý nghĩa triết lí , khái quát trong cuộc sống .

-Cấu tạo ngắn gọn (một từ, cụm từ nhắc lại sự kiện cũ ), nội dung rất hàm súc , sâu xa.
BÀI TẬP 4/67:
-Ba thu : điển cố trong Kinh Thi (Nhất nhật bất kiến như tam thu hề) một ngày không gặp dài như ba mùa thu Niềm thương nhớ, tương tư của Kim Trọng dành cho Thúy Kiều.
-Chín chữ :điển cố Kinh Thi công lao cha mẹ: sinh (sinh ra), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve),súc (cho ăn, cho bú mớm), trưởng (nuôi lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom) , phục (uốn nắn), phúc (che chở) Kiều tưởng nhớ đến công lao cha mẹ đối với mình mà đau xót cho bổn phận làm con.
Liễu Chương Đài : Kiều mường tượng cảnh Kim Trọng trở lại thì nàng đã thuộc về người khác mà xót xa cho chàng Kim.
-Mắt xanh : điển cố Nguyễn Tịch đời Tấn, quý ai thì tiếp bằng mắt xanh Từ Hải tỏ lòng quý trọng, đề cao phẩm giá của nàng Kiều.
Muốn lĩnh hội hay sử dụng điển cố ta cần có vốn sống và vốn văn hóa , kiến thức phong phú.
-Điển cố thường được sử dụng trong văn học trung đại .(văn học cổ )

Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai”
(Truyện Kiều)


 Điển cố “Một hai nghiêng nước nghiêng thành”: Câu này Nguyễn Du lấý ý của thơ Lý Diên Niên " bắc phương hữu giai nhân, tuyệt thế nhi độc lập, nhất cố khuynh nhân thành, tái cố khuynh nhân quốc" , nghĩa là " phương bắc có người đẹp, nhất đời không ai bằng, liếc trông một lần nghiêng thành, trông hai lần nghiêng nước"

“Cảo thơm lần giở trước đèn
Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh”
 Điển cố "Cảo thơm" ở đây lấy bởi chữ "phương cảo", pho sách thơm, tức là pho sách hay. " Cổ nhân dụng phương thảo tàng thư trung, dĩ tị đố ngư, vị chi vân biên", nghĩa là: người đời xưa lấy cỏ thơm để vào trong sách cho đỡ mối mọt, gọi là vân biên". "Cảo thơm" trong câu thơ này có nghĩa là bản sách hay, để tiếng thơm về sau.
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
“Bể dâu” tức là biển xanh hóa ruộng dâu (Thương hải tang điền) để chỉ sự thay đổi của vũ trụ, sự vô thường của cuộc đời.
Lạ gì bỉ sắc tư phong
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen
Bỉ sắc tư phong ở đây có nghĩa là được cái kia ít, thì cái này nhiều, không cân nhau bao giờ. Câu này muốn nói đã hơn tài thì phải kém mệnh. Nguyễn Du đã lấy ý trong câu "Phong vu bỉ sắc vu thử", "phong vu tài sắc vu ngộ”. Lấy tích từ " Thánh Thán bình : tạo hoá kỵ doanh, phong thử sắc bỉ, sở dĩ nhất sinh nhất phàn nhan sắc thụ thập phần chiết ma, phú nhất phần tài tình, tăng nhất phần nghiệt chướng", có nghĩa là: Thánh Thán bàn rằng: ông tạo hoá ghét người được trọn vẹn đủ điều, người được điều nọ mất điều kia, cho nên sinh cho người ta được một phần nhan sắc thì lại bắt người chịu mười phần chiết ma, được một phần tài tình thì bắt chịu thêm một phần nghiệt chướng"

BÀI TẬP 5 /66( SGK) :
-Thay thế thành ngữ trong những câu sau bằng các từ ngữ thông thường, tương đương về nghĩa . Nhận xét sự khác biệt và hiệu quả của mỗi cách diễn đạt ?
a)Này các cậu, đừng có mà ma cũ bắt nạt ma mới .Cậu ấy vừa mới chân ướt chân ráo đến, mình phải tìm cách giúp đỡ chứ .
b)Họ không đi tham quan, không đi thực tế kiểu cưỡi ngựa xem hoa mà đi chiến đấu thật sự, đi làm nhiệm vụ của những chiến sĩ bình thường…
BÀI LÀM :
a)-Ma cũ bắt nạt ma mới :người cũ cậy quen biết nhiều lên mặt, bắt nạt người mới.
-Chân ướt chân ráo: (chưa thành thạo) còn mới mẻ, lạ lẫm.
b)Cưỡi ngựa xem hoa :(cưỡi ngựa thì không thể xem thấy hết vẻ đẹp của hoa vì nhanh và từ xa) làm việc qua loa (không sâu sát , kĩ lưỡng.)
Nếu thay thế bằng các từ ngữ thông thường(màu xanh )giảm sắc thái biểu cảm do mất tính hình tượng trong cụm từ, diễn đạt dài.
MỜI CÁC EM CÙNG THAM GIA
TRÒ CHƠI
XEM HÌNH ĐOÁN NGHĨA
00
01
02
03
04
05
Treo đầu dê, bán thịt chó
Tre già măng mọc
00
01
02
03
04
05
00
01
02
03
04
05
Điếc không sợ súng
00
01
02
03
04
05
ĐEM CON BỎ CHỢ
MẬT NGỌT CHẾT RUỒI
00
01
02
03
04
05
Mẹ tròn con vuông:
Sinh nở bình an, mẹ con đều khỏe mạnh.
 Sự trọn vẹn, tốt đẹp
VD: Chúc chị mẹ tròn con vuông!
Nước đổ đầu vịt: không chịu tiếp thu lời nói, ý kiến của người khác.
VD: Nói với nó cũng giống như nước đổ đầu vịt.
Nấu sử sôi kinh: sự chăm chỉ, cần cù trong học tập.
VD: Nhờ nấu sử sôi kinh nên Ân mới qua khỏi kì thi quan trọng đó.
Giơ cao đánh khẽ: dù mắng mỏ nhưng vẫn thương, không trừng phạt như lời đe.
VD: Nhưng lòng tôi chỉ khát thèm vô hạn những làn roi mẹ đánh cuối năm, những làn roi mẹ giấu mặt khóc thầm, những làn roi giơ cao đánh khẽ. (Tố Nguyên)
Bảy nổi ba chìm: vất vả, lận đận, long đong.
VD: Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặng
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
(Hồ Xuân Hương, Bánh trôi nước)
Cưỡi ngựa xem hoa: xem hoặc làm một cách qua loa, đại khái.
VD: Sâu sát là tác phong của người cán bộ cách mạng, là tác phong công tác khoa học. Nó đối lập với bệnh quan liêu, mệnh lệnh, giấy tờ, thói lười biếng, bệnh cưỡi ngựa xem hoa và bệnh hình thức giả tạo. (Báo QĐND)
Gót chân A – sin: chỗ yếu nhất của một con người.
VD: Hắn cố che đậy cái gót chân A – sin của hắn đấy thôi, đừng sợ.
Sức trai Phù Đổng: sức mạnh có thể làm nên chuyện lớn.
VD: Với sức trai Phù Đổng, thanh niên ngày nay không ngần ngại bất cứ việc gì.
Ếch ngồi đáy giếng: hiểu biết ít, tầm nhìn bị hạn chế, do điều kiện tiếp xúc hạn hẹp.
VD: Nếu chỉ ngắm mình thôi thì khác gì ếch ngồi đáy giếng.
CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM ĐÃ THAM DỰ BÀI HỌC
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Đinh Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)