Tuần 6. Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1 -12-2003

Chia sẻ bởi Trần Nam Chung | Ngày 09/05/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Tuần 6. Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1 -12-2003 thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

Chào mừng các thầy cô giáo
và các em học sinh đến với bài học hôm nay !
Trường THPT C Hải Hậu
Giáo viên : Trần Nam Chung
Thông điệp
nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003

- Cô- phi An- nan -
I-Tiểu dẫn
(?) Anh/ chị có suy nghĩ gì về cương vị mà Cô- phi An-na đảm nhiệm?
(?) Cô- phi An- nan có những đóng góp gì cho thế giới ?
(?) Văn kiện Bản Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003 ra đời trong hoàn cảnh nào? ý nghĩa của văn kiện đó?
- Cô-phi an-nan là một cá nhân ưu tú, có nhiều đóng góp cho hoà bình thế giới
Trong vai trò tổng thư kí Liên hợp quốc ông có nhiều nỗ lực trong công cuộc đấu tranh phòng chống căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS
- Bản thông điệp ...được C. An-nan viết, gửi nhân dân thế giới nhân ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS 1-12-2003
Một số hình ảnh về C.An-nan
I-Tiểu dẫn
II- Đọc hiểu văn bản
?
(?) Bản thông điệp nêu lên vấn đề gì ?
(?) Vì sao tác giả lại cho rằng đó là vấn đề cần đặt lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế của mỗi quốc gia và mỗi cá nhân?
1- Vấn đề được nêu lên trong văn kiện
* Kh¼ng ®Þnh phßng chèng HIV ph¶i lµ mèi quan t©m hµng ®Çu cña toµn nh©n lo¹i, vµ nh÷ng cè g¾ng cña con ng­êi vÒ mÆt nµy vÉn cßn ch­a ®ñ.
* Chống HIV/AIDS là vấn đề được đặt lên hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế của mỗi quốc gia và mỗi cá nhân.

? Đây là vấn đề cấp thiết của nhân loại( tốc độ lây lan, mức độ nguy hiểm đối với con người ngày càng lớn).
? Những cố gắng của chúng ta về vấn đề này là chưa đủ.
Một số hình ảnh tư liệu liên quan đến đại dịch HIV/AIDS

AIDS (SIDA) là gì?

* SIDA do 4 chữ đầu của tên bệnh bằng tiếng Pháp (Syndrom de Immuno Déficience Acquise) có nghĩa là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Tiếng Anh gọi là AIDS (Acquired - Immuno - Deficiency - Syndrome).
* Hội chứng: Tập hợp nhiều triệu chứng và dấu hiệu bệnh.
* Suy giảm miễn dịch: Suy giảm chức năng bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của các mầm bệnh (vi trùng, virus, vi nấm...)
* Mắc phải: Không phải do di truyền mà do bị lây lan từ bên ngoài.
* Nguyên nhân gây bệnh AIDS là một loại virus có tên là HIV (còn gọi là virus SIDA). Bệnh lây qua đường tình dục, đường máu và đường mẹ truyền qua con.
Tất cả mọi người không phân biệt màu da, nam, nữ, tuổi tác đều có thể mắc bệnh. Hiện nay AIDS chưa có thuốc chữa, thuốc chủng ngừa, tử vong 100%. Cách đối phó duy nhất là đừng để nhiễm HIV
HIV là gì?

 HIV là chữ viết tắt của virus gây AIDS bằng tiếng Anh Human-Immuno-Deficiency-Virus, có nghĩa là virus làm suy giảm miễn dịch ở người, ta quen gọi là virus SIDA.

 Nguồn gốc của nó hiện nay vẫn chưa xác định. Chỉ biết rằng có 2 loại Virus là HIV1 và HIV2. Cả hai đều gây bệnh cho người.
2- Điểm tình hình trong văn kiện
I- Tiểu dẫn
II- Đọc hiểu văn bản
1- Vấn đề nêu trong văn kiện
2- Điểm tình hình trong văn kiện
(?) Những nội dung cụ thể mà C. An-nan đã chỉ ra trong phần điểm lại tình hình phòng chống HIV/AIDS là gì?
* Nội dung tổng kết
+ Đã có dấu hiệu của chúng ta về nguồn lực, ngân sách, chiến lược quốc gia phòng chống AIDS , song hành động đó còn quá ít so với nhu cầu thực tế.

+ AIDS đang hoành hành dữ dội, gây tử vong và ít có dấu hiệu suy giảm.

+ Mỗi phút có khoảng 10 người bị nhiễm HIV.

+ Đại dịch này đang lây lan với mức độ báo động( đặc biệt ở phụ nữ).

+ Thực tế chúng ta chưa hoàn thành được một số mục tiêu đã đề ra trong việc phòng chống HIV/AIDS.

+ Chúng ta sẽ không hoàn thành mục tiêu nào vào năm 2005
* Nội dung tổng kết
* Hình thức tổng kết
(?) Tác giả đã làm như thế nào để cho việc tổng kết tình hình thực tế của mình không chỉ trung thực, đáng tin cậy mà còn là cơ sở để dẫn tới những kiến nghị mà ông sẽ nêu sau đó?
I- Tiểu dẫn
II- Đọc hiểu văn bản
1- Vấn đề nêu trong văn kiện
2- Điểm tình hình trong văn kiện
* Nội dung tổng kết
* Hình thức tổng kết
Nhóm 1: (?) Tính toàn diện, bao quát và tính cụ thể chi

tiết của văn kiện được thể hiện như thế nào trong lời tổng

kết tình hình của Cô- phi? Đặc trưng này chứng tỏ Cô-phi

là người như thế nào?

Nhóm 2: (?) Nhận xét cách đưa số liệu, dẫn chứng của Cô phi?

Nhóm 3: (?) Cách tổng kết tình hình của tác giả có gì độc

đáo? Sức nặng của những lời tổng kết tập trung ở luận

điểm nào? Hiệu quả của những cách nghị luận của ông

có phải chủ yếu được tạo ra bởi số lượng câu chữ?


- Tính toàn diện, bao quát:
+ Văn kiện nêu đầy đủ cả mặt đã làm được và mặt chưa tốt

+ Tại những khu vực khác nhau trên thế giới; trong những giới tính,lứa tuổi khác nhau

+ Những hành động không chỉ của các quốc gia mà còn của các tổ chức, công ti, nhiều nhóm từ thiện và cộng đồng
=> Tầm nhìn lớn rộng, xứng đáng cương vị của một người đang gánh vác trọng trách Tổng thư kí Liên hợp quốc
- Tính cụ thể, chi tiết :
Bao quát nhưng không chung chung, trìu tượng.
+ Cô phi an- nan đưa vào văn kiện không ít những số liệu, tình hình cụ thể được cung cấp một cách kịp thời , chọn lọc

+ Cô phi an nan tỏ ra khá thành công trong việc lựa chọn và sáng tạo những cách thích hợp để đưa những dữ kiện, những con số được ông đưa ra có thể tác động mạnh nhất, trực tiếp nhất đến tâm trí người nghe

- Toàn diện, bao quát
- Tính cụ thể, chi tiết
- Cách tổng kết tình hình
+ Có trọng tâm, có điểm nhấn

+ Sức nặng của những lời tổng kết tập trung ở luận điểm "Song hành động của chúng ta vẫn quá ít so với yêu cầu của thực tế".

+ Hiệu quả nghị luận không phải ở số lượng câu chữ mà ở xúc cảm chân thành của tác giả được đặt nhiều hơn vào đọan nói về đại dich HIV/AIDS " có rất ít dấu hiệu suy giảm", do chúng ta chưa " hoàn thành được một số mục tiêu đề ra cho năm nay"( 2003)
I- Tiểu dẫn
II- Đọc hiểu văn bản
1- Vấn đề nêu trong văn kiện
2- Điểm tình hình trong văn kiện
*Nội dung tổng kết
* Hình thức tổng kết
- Toàn diện, bao quát
- Tính cụ thể, chi tiết
- Cách tổng kết tình hình
3- Nhiệm vụ đặt ra trong văn kiện
3- Nhiệm vụ đặt ra trong văn kiện
(?) Những nội dung trong lời kêu gọi của Cô- phi An-nan trong phần kết? Ông đã làm gì để lời kêu gọi của mình có hiệu quả?
(?) Nhận xét về lời kêu gọi của C. an-nan trong phần kết? Những câu văn nào làm cho anh chị xúc động nhất?
?
* Nhiệm vụ cấp thiết:
Nỗ lực thực hiện cam kết của mình bằng mọi hành động và nguồn lực. Đưa chương trình phòng chống AIDS lên hàng đầu..
Công khai lên tiếng vì AIDS
Không phân biệt kì thị với những người nhiễm HIV/AIDS
? Dừng để một ai ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được mình bằng cách tạo nên những bức rào ngăn cách giữa " chúng ta" và " họ"
I- Tiểu dẫn
II- Đọc hiểu văn bản
1- Vấn đề nêu trong văn kiện
2- Điểm tình hình trong văn kiện
*Nội dung tổng kết
* Hình thức tổng kết
- Toàn diện, bao quát
- Tính cụ thể, chi tiết
- Cách tổng kết tình hình
3- Nhiệm vụ đặt ra trong văn kiện
3- Nhiệm vụ đặt ra trong văn kiện
* Nhiệm vụ cấp thiết:
Nỗ lực thực hiện cam kết của mình bằng mọi hành động và nguồn lực. Đưa chương trình phòng chống AIDS lên hàng đầu..
Công khai lên tiếng vì AIDS
Không phân biệt kì thị với những người nhiễm HIV/AIDS
? Dừng để một ai ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được mình bằng cách tạo nên những bức rào ngăn cách giữa " chúng ta" và " họ"
*Nhận xét:
- Vận dụng sáng tạo các thao tác lập luận so sánh và bác bỏ ? khẳng định: không vì mục tiêu cạnh tranh mà quên đi thảm hoạ đang ngày một đe doạ đến sinh mệnh và tuổi thọ của nhân loại
- Tạo mối tương quan : Sợ thờ ơ với đại dịch >< Cái chết ? Sự lên tiếng chống lại HIV/AIDS là vấn đè sống còn
- Câu văn ngắn gọn, cảm xúc kìm nén, không ồn ào khoa trương
I- Tiểu dẫn
II- Đọc hiểu văn bản
1- Vấn đề nêu trong văn kiện
2- Điểm tình hình trong văn kiện
3- Nhiệm vụ đặt ra trong văn kiện
III- Tổng kết

+ Bản thông điệp khẳng định phòng chống HIV/AIDS phải là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại, và những cố gắng của con người về mặt này vẫn còn chưa đủ.
+ Tác giả tha thiết kêu gọi các quốc gia và toàn thể nhân dân thế giới hãy coi việc đẩy lùi đại dịch đó là công việc chính của mình, hãy sát cánh bên nhau để cùnh “đánh đổ các thành lũy của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử” với những người bị HIV/AIDS.
- Nghệ thuật:
+ Văn phong chính luận rõ ràng, trong sáng, dễ hiểu, với một lập luận lôgíc, chặt chẽ.
+ Cùng với tâm huyết và trách nhiệm của người viết đã làm nên sức thuyết phục cao cho bức thông điệp lịch sử này
IV- Gợi ý luyện tập:
* Tìm hiểu để nắm được những thông tin chính xác về:
+ Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS ở địa phương của mình với những số liệu cụ thể chính xác
+ Việc phòng chống dịch HIV/AIDS ở địa phương( sự quan tâm, biện pháp, kết quả)
* Có lòng mong muốn được góp một phần nhỏ bé của bản thân voà cuộc đấu tranh chống lại đại dịch đó
* Có ý thức cố gắng vận dụng những kĩ năng làm văn thích hợp để có thể làm tốt báo cáo của mình
* Đọc lại thật kĩ bản thông điệp của C.An-nan để học tập cách viết
Thế giới một tuần nhìn lại:
Nan y không chỉ có tứ chứng
30/11/2003 09:36
Những vụ đánh bom liều chết đẫm máu vẫn là chủ đề được chú ý nhất trong tuần qua. Có nhiều dấu hiệu cho thấy không chỉ lực lượng quốc tế đang đồn trú tại I-rắc  mới đang phải đối mặt với làn sóng khủng bố rất dữ dội từ phía những phần tử ủng hộ vị tổng thống bị truy đuổi Xát-đam Hu-xê-in và mạng lưới  An Quây-đa mà nhiều quốc gia có mối liên hệ mật thiết với Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố cũng đang bị đe dọa tương tự.
  “Đừng đi theo Oa-sinh-tơn mà đùa với lửa” - đó chính là thông điệp từ các vụ khủng bố mới xảy ra ở nhiều quốc gia. Chưa có biện pháp hữu hiệu để chống lại các hành động khủng bố và bất cứ lúc nào cũng có thể xuất hiện những đòn sấm sét giáng xuống đầu các nạn nhân (có tội  hoặc vô tội) chỉ vì những lực lượng khủng bố muốn chứng minh quyền năng vô hạn của chúng. Những phần tử khủng bố đã và đang tìm mọi cách len lỏi tới khắp nơi trên thế giới. Lấy thí dụ như ở Thái Lan theo tờ “Dân tộc” số ra ngày 26-11-2003, trong ba năm gần đây đã có tới 200 phần tử khủng bố xé rào vào nước này, một bộ phận không nhỏ trong số đó thuộc mạng lưới An Quây-đa. Ai biết được chúng có thể gây ra những tội ác gì ?!
Trấn áp hoặc đề phòng khủng bố khi còn chưa muộn, đó là yêu cầu đầu tiên của thời đại hiện nay. Cẩn tắc bao giờ cũng đỡ áy náy hơn. Có lẽ chính vì thế nên chuyến thăm tốc hành của Tổng thống Mỹ Gioóc-giơ Bu-sơ tới I-rắc trong ngày Lễ Tạ ơn truyền thống (27-11) để lên dây cót cho các quân nhân Mỹ đang bị khủng hoảng tinh thần đã được giữ bí mật tới phút chót để khỏi ai biết được chỗ “ma ăn cỗ...”. Thông tin chính thức về chuyến thăm này chỉ được công bố sau khi máy bay chở nhà lãnh đạo cao nhất của nước Mỹ đã rời khỏi lãnh thổ I-rắc bay về cố quốc. Có lẽ trong lúc bưng cái đĩa to tướng đựng con gà tây béo múp tặng cho binh lính Mỹ ở I-rắc, ông  Bu-sơ vẫn không thoát khỏi những nỗi lo mơ hồ về một sự cố nào đó có thể xảy ra nếu lực lượng khủng bố đánh hơi được sự có mặt của ông ở xứ sở Ba Tư. Cha ông sau cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, khi tới thăm Trung Đông  cũng từng suýt bị ám sát...
Họa vô đơn chí, nhân loại hiện nay không chỉ phải đối mặt với những mối đe dọa của chiến tranh và khủng bố. Nan y không chỉ có tứ chứng. Sát Ngày quốc tế phòng, chống bệnh AIDS (1-12), Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Cô-phi An-nan trong bài trả lời phỏng vấn cho BBC đã phải cay đắng  công nhận rằng căn bệnh thế kỷ của trăm năm vừa qua có lẽ cũng sẽ trở thành  mối đe dọa thường niên của thế kỷ XXI. Xem ra, thế giới đang bị “lấm lưng” trong trận đấu một mất một còn với AIDS.
Theo ông An-nan, trong năm 2003, dịch bệnh AIDS đã lan rộng tới mức độ chưa từng có. Tại không chỉ một quốc gia, đó là thứ “vũ khí giết người hàng loạt” độc hại không tiền khoáng hậu. Hơn 3 triệu người đã qua đời vì AIDS, gần 5 triệu người nhiễm vi-rút HIV giai đoạn cuối, còn tổng số người mang vi-rút HIV trong mình đã lên tới con số từ 40 tới 42 triệu người. Khoảng một nửa số người bệnh này là phụ nữ. Bi kịch trớ trêu là ở chỗ càng ở những nước có mức sống thấp thì tỷ lệ người bệnh lại càng cao. Tình hình đặc biệt nguy kịch ở hàng loạt quốc gia châu Phi, nơi  mà nhiều thủ lĩnh chính trị đã “mũ ni che tai” trước mối đe dọa  lớn lao của AIDS.
AIDS đã tạo ra những thay đổi khá lớn trong bức tranh dân số của tương lai. Nếu ba năm trước, các chuyên gia cho rằng, tới năm 2050, dân số thế giới sẽ tăng từ 6,3 tỷ người lên tới 9,3 tỷ người thì hiện nay, cùng lắm sau 47 năm nữa, nhân loại sẽ chỉ đông tới khoảng 8,9 tỷ người. Trong thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, tại 53 quốc gia mà bệnh AIDS phổ biến nhất, sẽ có khoảng 46  triệu người bị chết vì căn bệnh này, còn tới năm 2050, con số này ít nhất cũng sẽ đạt tới mức khủng khiếp hơn là 278 triệungười.Tổng thư ký LHQ cho rằng, trách nhiệm lớn nhất trong thảm kịch AIDS trên quy mô toàn cầu nằm ở trên vai các nhà lãnh đạo các nước phát triển vì họ đã không thể hoặc không muốn cung cấp các phương tiện phòng, chống dịch bệnh hiểm hóc này trên toàn thế giới, không chịu đào tạo đủ số cán bộ y tế cần thiết mà những nước nghèo không thể tìm đâu ra. “Tôi cảm thấy giận dữ, tôi cảm thấy đau đớn, tôi cảm thấy bất lực. Tôi cũng cảm thấy rằng chúng ta  đang không đủ ý chí chính trị để giúp tất cả các bệnh nhân AIDS trên toàn thế giới” - ông Cô-phi An-nan nhấn mạnh.
Không chỉ AIDS mới đang đe dọa nhân loại. Tạp chí “Khoa học” của Mỹ xuất bản vào thứ sáu vừa qua đã đưa tin là trong mùa đông năm nay, bệnh cúm sẽ trở thành dịch bệnh nguy kịch nhất trong  vòng ba thập niên gần đây vì loại vi-rút mang căn bệnh này đã biến thể và trở nên trơ lỳ đối với tuyệt đại đa số các loại vắc-xin hiện có. Nếu không phòng chống tốt thì năm nay chỉ riêng tại nước Mỹ có thể sẽ có tới 114 triệu người bị mắc bệnh cúm và khoảng từ 50 tới 70 nghìn người bị căn bệnh này cướp đi mạng sống. Con số này trên quy mô toàn cầu có thể lên tới hàng trăm nghìn. Đó thực sự là một thảm họa !
Thứ Sáu, 01/12/2006, 10:05 (GMT + 7) ILO: HIV/AIDS là thủ phạm gây thiệt hại lớn cho lực lượng lao động thế giới
HIV/AIDS sẽ là thủ phạm gây thiệt hại ngày càng lớn đối với lực lượng lao động trên toàn thế giới và làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch HIV/AIDS. Đó là lời cảnh báo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đưa ra nhân ngày Thế giới phòng chống HIV/AIDS (1-12).
Theo ILO, năm 2005, thế giới có khoảng 3,4 triệu thanh niên trong độ tuổi lao động chết do HIV/AIDS và dự đoán con số này sẽ tăng lên 4,5 triệu người vào năm 2020. Cũng theo dự đoán, tổng số người trong lực lượng lao động toàn cầu chết do HIV/AIDS cũng tăng từ 28 triệu người năm 2005 lên gần 86 triệu người năm 2020. ILO thống kê cả gánh nặng kinh tế mà mỗi người trên thế giới phải gánh chịu thêm do lực lượng lao động bị giảm sút và ước tính trong giai đoạn từ 2005-2020, gánh nặng này sẽ tăng thêm từ 0,5-1,7%.
Trong thông điệp phát đi nhân ngày Nhân ngày Thế giới phòng chống HIV/AIDS, Tổng Thư ký LHQ Cô-phi An-nan kêu gọi các nhà lãnh đạo các cấp trên thế giới đảm nhận trọng trách lớn hơn và tăng cường nỗ lực nhằm giảm và đẩy lùi sự lây lan của đại dịch HIV/AIDS.
(TTXVN)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Nam Chung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)