TUẤN 6 - SỪ8 - TIÊT12(2014 - 2015)
Chia sẻ bởi Võ Thị Hoa |
Ngày 10/05/2019 |
24
Chia sẻ tài liệu: TUẤN 6 - SỪ8 - TIÊT12(2014 - 2015) thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
BÀI 7. CUỐI PHONG TRÀO CÔNG NHÂN
QUỐC TẾ THẾ KỈ XIX - ĐẦU THỂ KỈ XX
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:
- Những nét chính của phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX: Cuộc đấu tranh của công nhân Si- ca – gô.
- Lê-nin và sự ra đời của Đảng Bôn-sê-vích
- Diễn biến chính và ý nghĩa lịch sử cuộc cách mạng Nga (1905 – 1907).
2. Tư tưởng:
- HS thấy được cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đối với tư sản là vì quyền tự do và tiến bộ xã hội.
- Giáo dục tinh thần cách mạng đoàn kết quốc tế.
3. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích sự kiện lịch sử
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Giáo án , hình ảnh minh hoạ phong trào công nhân , tài liệu tham khảo
2. Học sinh: SGK, soạn bài theo yêu cầu, học bài cũ.
III. Tiến trình Dạy và Học
1. Kiểm tra bài cũ:
Nêu mâu thuẫn chủ yếu của đế quốc “già” với đế quốc “trẻ” ? mâu thuẫn đó chi phối chính sách đối ngoại như thế nào ?
2. Giới thiệu bài:
Sau thất bại của công xã Pa-ri, phong trào công nhân thế giới tiếp tục phát triển. Cách mạng Nga 1905 – 1907 là cuộc cách mạng tiêu biểu của thế kỉ XX, tại sao vậy ? chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học .
3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1. Hướng dẫn đọc thêm mục SGK
GV: yêu cầu HS đọc mục 1
HS : Đọc SGK
GV: khái quát
1. Sự phát triển của phong trào công nhân cuối XIX
2. Quốc tế II : Hoàn cảnh ra đời, Hoạt động của Quốc tế thứ 2, Ý nghĩa.
Hoạt động 2: Tìm hểu về Lê –nin và sự thành lập Đảng vô sản kiểu mới.
GV : em biết gì về Lênin ?
HS: dựa vào SGK trả lời
GV mở rộng thêm: Ông là người hợp nhất các tổ chức Mác-xit thành Hội Liên hiệp đấu tranh giải phóng công nhân- là mầm móng của chính Đảng vô sản.
GV: Tại sao nói Đảng Công nhân XHDC Nga là Đảng kiểu mới ?
HS : trả lời dưới sự hướng dẫn của GV
GV : Liên hệ Bác Hồ
Hoạt động 3. Tìm hiểu về cách mạng Nga (1905 – 1907)
GV: yêu cầu HS đọc mục 2
GV: chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận trong 4’. Các nhóm bổ sung nhận xét cho nhau:
* Nhóm 1: Nêu nét nổi bật của tình hình nước Nga đầu TK XX → nguyên nhân cách mạng ?
* Nhóm 2: Diễn biến cách mạng ?
GV: dẫn dắt nhận xét của Nguyễn Ái Quốc trong tác phẩm “ Đường các mệnh”
* Nhóm 3: Trình bày ý nghĩa của cách mạng Nga ( 1905 – 1907 )
* Nhóm 4: Rút ra bài học từ cách mạng Nga ?
GV: cho HS khai thác H. 36 SGK để minh hoạ thêm cho diễn biến.
GV: nhận xét và ghi điểm cho nhóm hoạt động tốt nhất
I. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ CUỐI XIX – QUỐC TẾ THỨ 2
1. Phong trào công nhân quốc tế cuối XIX
2. Quốc tế thứ 2
II. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NGA VÀ CUỘC CÁCH MẠNG1905 -1907
1. Lê-nin và sự thành lập Đảng vô sản kiểu mới ở Nga:
a. Tiểu sử :
- Lê-nin là người thành lập Đảng Công nhân XHDC ở Nga, là người giữ vai trò quyết định.
b. Đảng vô sản kiểu mới ở Nga:
- 1903 Lênin thành lập Đảng công nhân XHDC Nga.
- Đảng Công nhân XHDC Nga là Đảng kiểu mới, vì : đấu tranh lật đổ chính quyền tư sản xây dựng xã hội chủ nghĩa.
2. Cách mạng Nga ( 1905 – 1907 )
a. Nguyên nhân: Đầu TK XX, Nga khủng hoảng nghiêm trọng, các mâu thuẫn XH gay gắt. Từ năm 1905 -1907, CM Nga bùng nổ quyết liệt.
b. Diễn biến : (SGK)
c. Kết quả, ý nghĩa:
-Tuy thất bại giáng đòn nặng nề vào nền thống trị của Nga Hoàng và TS
- Là bước chuẩn bị cho CM 1917.
- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc các nước thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới.
d. Bài học:
- Tổ chức đoàn kết, tập
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ Thị Hoa
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)