TUẦN 6 - SỬ 7- TIẾT 12 (2013 - 2014)

Chia sẻ bởi Võ Thị Hoa | Ngày 10/05/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: TUẦN 6 - SỬ 7- TIẾT 12 (2013 - 2014) thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Tuần : 6 Ngày soạn : 22/ 09/ 2013
Tiết : 12 Ngày dạy : 25/ 09/ 2013
Bài 9 : NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT THỜI ĐINH - TIỀN LÊ ( Tiết 2 )
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1/ Kiến thức : Giúp học sinh :
Nền kinh tế nước ta thời Tiền Lê có sự phát triển về nông nghiệp, công thương nghiệp.
Xã hội bị phân chia thành các tầng lớp khác nhau.
Về văn hoá chủ yếu là sinh hoạt làng xã.
2/ Tư tưởng :
Giáo dục học sinh lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức độc lập, tự chủ trong xây dựng kinh tế.
Quí trọng các truyền thống văn hoá của ông cha
3/ Kỹ năng :
Bồi dưỡng kỹ năng lập biểu đồ.
Trả lời câu hỏi kết hợp với xác định trên bản đồ.
II/ CHUẨN BỊ
1/ Giáo viên : Giáo án. Một số tranh ảnh , tư liệu có liên quan đến bài giảng.
2/ Học sinh : Học bài cũ và chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ :
Hãy mô tả bộ máy chính quyền TW và địa phương thời Tiền Lê ?
Tường thuật cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn ?
2/Giới thiệu bài :
Sau khi lên ngôi được 2 năm Lê Hoàn phải tổ chức kháng chiến chống Tống, cuộc kháng chiến chống Tống thành công đất nước bước vào thời kỳ độc lập . Yêu cầu đặt ra là phải xây dựng đất nước với một nền kinh tế, văn hoá độc lập tự chủ. Vậy nhà Lê đã làm gì để đáp ứng yêu cầu đó.
3/ Bài mới :
II. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ
Hoạt động 1 : Tìm hiểu bước đầu xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
GV : giới thiệu mô hình làng xã thời Đinh – Tiền Lê: Thời Đinh – Tiền Lê, ruộng đất trong nước thuộc sở hữu của làng xã. Nhân dân trong làng theo tập tục, chia ruộng cho nhau để cày cấy.
? : Việc chia đều ruộng đất có tác dụng như thế nào ?
? : Người nhận được ruộng có nghĩa vụ gì ?
? : Nhà Lê có những biện pháp nào để cho kinh tế nông nghiệp phát triển ?
? : Em hiểu như thế nào là lễ cày “tịch điền” ?
HS : Tịch điền là ruộng được nhà vua cày tượng trưng hàng năm, để biểu thị sự quan tâm của nhà vua đối với nghề nông.
? : Kể một số nghề thủ công cổ truyền mà em biết ?
HS : đọc đoạn chữ nhỏ SGK
? : Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thủ công nghiệp?
HS : - Thợ thủ công lành nghề không bị bắt sang Trung Quốc như thời Bắc thuộc.
- Đức tính cần cù chịu khó của người thợ thủ công và kinh nghiện sản xuất lâu đời của nhân dân ta truyền lại.
? : Nhà Lê đã có những việc làm nào tạo điều kiện cho thương nghiệp phát triển ?
HS : Đào thêm sông, đắp thêm đường, thống nhất tiền tệ, tạo điều kiện thuyền buôn nước ngoài vào nước ta buôn bán đặc biệt là biên giới Việt - Tống
1. Bước đầu xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ


a. Nông nghiệp
- Ruộng đất thuộc sở hữu làng xã
- Nông dân cày cấy ruộng công( nộp thuế, đi lính, lao dịch



*Chính sách : - Vua cày ruộng tịch điền
Mở rộng đất hoang
Làm tốt công tác thủy lợi
( Nông nghiệp ổn định và phát triển

b. Thủ công nghiệp
- Nhà nước : Đúc tiền, rèn đúc vũ khí
- Nhân dân : Dệt lụa, kéo tơ, làm gốm
( Tận dụng được nhiều thợ giỏi



c. Thương nghiệp
- Nhiều trung tâm buôn bán và chợ dược hình thành
- Buôn bán với nước ngoài, đặc biệt ( Tống.

2. Đời sống xã hội và văn hoá
Hoạt động 2 : Tìm hiểu đời sống xã hội và văn hoá
? : Xã hội có những từng lớp nào ? Mối quan hệ giữa các từng lớp trong xã hội ?
HS : Chưa có sự phân biệt sâu sắc, quan hệ vua tôi chưa có khoảng cách lớn.
? : Tại sao các nhà sư lại được trọng dụng ?
HS : Vì đạo phật có điều kiện truyền bá rộng rãi hơn trước. Giáo dục chưa phát triển nên số người đi học rất ít, mà phần lớn người có học lại là nhà sư nên họ được nhân dân và nhà nước rất quý trọng và trọng dụng.
GV : Minh hoạ bằng câu chuyện đối đáp của nhà sư Đỗ Thuận với Lý Giác – sứ nhà Tống.
HS : quan sát H20/ SGK/33
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thị Hoa
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)