Tuần 6. Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Nga | Ngày 09/05/2019 | 115

Chia sẻ tài liệu: Tuần 6. Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Kiểm tra bài cũ:
?Muốn lập dàn ý cho bài văn tự sự, ta cần làm những gì?
-Dự kiến đề tài
-Xác định các nhân vật chính
-Chọn và sắp xếp các sự việc, chi tiết tiêu biểu một cách hợp lí.
Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu
Tiết 17- Làm văn:
TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ
Kiến thức cần nắm:
I. khái niệm
- Thế nào là sự việc, sự việc tiêu biểu?
- Thế nào là chi tiết, chi tiết tiêu biểu?
- Vai trò của sự việc, chi tiết tiêu biểu?
II.Cách chọn sự việc, chi tiết tiêU biểu
III. Luyện tập
CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ
-An Dương Vương, họ Thục tên Phán, là vua nước Âu Lạc.
- Nhờ thần Kim Quy giúp đỡ, An Dương Vương xây được thành Cổ Loa.
-Rùa vàng ở lại ba năm rồi từ biệt ra về. Trước khi đi, rùa tháo vuốt đưa cho nhà vua làm lẫy nỏ để chống kẻ thù.
-Triệu Đà xâm lược, nhờ có nỏ thần nên ADV đã chiến thắng. Triệu Đà cầu hòa.
-Triệu Đà cầu hôn Mị Châu cho con trai mình. Trọng Thủy lén đánh tráo lẫy nỏ thần.
-Triệu Đà mang quân xâm lược, ADV cậy có nỏ thần không phòng bị. Khi quân giặc áp sát thành, vua mang nỏ ra bắn mới hay nỏ không còn hiệu nghiệm.
-ADV cùng Mị Châu chạy trốn về phía biển Đông, được Rùa Vàng cho biết Mị Châu chính là giặc, ADV rút gươm chém đầu Mị Châu và Rùa Vàng rẽ nước đón ông xuống biển.
Trước khi bị vua cha chém, Mị Châu khấn: nếu mình có lòng phản nghịch thì chết đi sẽ hóa thành cát bụi, còn nếu một lòng trung hiếu mà bị lừa dối thì sẽ hóa thành châu ngọc.
-Mị Châu chết, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu
-Trọng Thủy đến bờ biển, ôm xác vợ về táng ở Loa Thành, nhảy xuống giếng tự vẫn.
-Ngọc trai- giếng nước.
Các sự việc chính:
I/ khái niệm:
CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ
-Sự việc An Dương Vương xây thành:
+Hành động: Lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần, đón cụ già vào điện…
+Lời nói: Ta đắp thành này đã nhiều lần băng lở, tốn nhiều công sức mà không thành, thế là cớ làm sao?

1.Sự việc: Là cái xảy ra, có ranh giới, thể hiện một ý nghĩa nhất định
I/ khái niệm:
CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ
1.Sự việc: Là cái xảy ra, có ranh giới, thể hiện một ý nghĩa nhất định

- Sự việc tiêu biểu: Là sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện

2.Chi tiết: Là “tiểu tiết của tác phẩm” chứa đựng ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm.

- Chi tiết tiêu biểu: Là chi tiết đặc sắc minh họa cho sự việc tiêu biểu

3.Vai trò của chi tiết, sự việc tiêu biểu: Thể hiện chủ đề, hình thành cốt truyện, dấn dắt câu chuyện, tô đậm tính cách nhân vật, làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn
I. khái niệm:
II.Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu:
1.Ví dụ 1: Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy
CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ
*Nhận xét:
-Truyện kể về: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của ông cha ta xưa.
->Xác định chủ đề.
-Sự việc: Mị châu và Trọng Thủy chia tay nhau
->Là sự việc tiêu biểu.
Chi tiết: 1. Trọng Thủy hỏi Mị Châu: “…Ta lại tìm nàng lấy gì làm dấu?”
2. Mị Châu đáp: “Thiếp có áo gấm lông ngỗng…đi đên đâu sẽ rứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu.”
->Là chi tiết tiêu biểu.
I. khái niệm:
II.Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu:
2.Ví dụ 2:

CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ
Kể chuyện tượng tượng con trai lão Hạc về làng sau cách mạng tháng Tám 1945:
Về tới đầu làng, thấy cảnh xóm làng tuy còn xơ xác, tiêu điều, nhưng khí thế cách mạng sôi nổi, anh bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm xưa…Anh tìm gặp ông giáo, được nghe kể về cha mình, rồi theo ông đi viếng mộ cha. Sau mấy ngày thăm hỏi bà con hàng xóm và bạn bè cũ, anh gửi lại ông giáo những di vật của cha, tạm biệt quê hương, nhưng không như lần trước, lần này anh đi làm nhiệm vụ cách mạng.
9
CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ
I. khái niệm:
II.Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu:
2.Ví dụ 2:

* Xác định các sự việc tiêu biểu:
SỰ VIỆC
1.Anh bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm xưa
2.Anh tìm gặp ông giáo, nghe kể về cha mình, đi viếng mộ cha
3.Anh thăm hỏi bà con, bạn bè, gửi lại ông giáo những di vật của cha.
4.Anh đi làm nhiệm vụ cách mạng.
Kể lại sự việc bằng một số chi tiết tiêu biểu
10
Kể lại sự việc bằng một số chi tiết tiêu biểu
CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ
2.Anh tìm gặp ông giáo, nghe kể về cha mình, đi viếng mộ cha
3.Anh thăm hỏi bà con, bạn bè, gửi lại ông giáo những di vật của cha.
-Ông giáo đã kể lại cho anh nghe về: cuộc sống, cái chết đau đớn của cha anh;
-Con đường dẫn đến mộ cha: heo hút, cỏ mọc um tùm, ngôi mộ thấp xè xè mặt đất;
-Anh nhổ cỏ, thắp hương, cúi đầu trước mộ cha, mắt đỏ hoe
-Anh nói lời xin lỗi cha;
-Bên cạnh anh, ông giáo cũng nghẹn ngào, xúc động.
-Anh thăm hỏi bà con, bạn bè…
-Anh gửi lại ông giáo những di vật: Di ảnh, trang phục, chìa khóa ngôi nhà, giấy tờ..
-Anh dặn dò ông giáo giữ gìn chúng, hương khói cho phần mộ của cha anh, hẹn ông giáo ngày về.
11
CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ
I. khái niệm:
II.Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu:
2.Ví dụ 2:
3.Kết luận: Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu:


-Xác định chủ đề, đề tài của bài văn tự sự;
-Xác định các sự việc tiêu biểu;
-Triển khai sự việc bằng một số chi tiết tiêu biểu.
I/ khái niệm:
CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ
1.Sự việc: Là cái xảy ra, có ranh giới, thể hiện một ý nghĩa nhất định
- Sự việc tiêu biểu: Là sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện
2.Chi tiết: Là “tiểu tiết của tác phẩm” chứa đựng ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm.
- Chi tiết tiêu biểu: Là chi tiết đặc sắc minh họa cho sự việc tiêu biểu
3.Vai trò của chi tiết, sự việc tiêu biểu: Thể hiện chủ đề, hình thành cốt truyện, dấn dắt câu chuyện, tô đậm tính cách nhân vật, làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn
-Xác định chủ đề, đề tài của bài văn tự sự;
-Xác định các sự việc tiêu biểu;
-Triển khai sự việc bằng một số chi tiết tiêu biểu.
II.Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu:

13
CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ
III. Luyện tập:
*Bài tập 1: Hòn đá xù xì
a, Không thể bỏ sự việc “hòn đá xù xì được xác định là rơi từ vũ trụ xuống” vì:
-Sự việc ấy gắn liền với các chi tiết: ánh mắt cứ cuốn hút vào nó; là một hòn đã ghê gớm; một chiếc ô tô đã cẩn thận chở hòn đá đi.
->Đặc tả giá trị độc đáo của hòn đá
-Có vai trò chuẩn bị cho sự việc ở kết thúc truyện và miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật bà và tôi: đỏ mặt, xấu hổ, cảm thấy sự vĩ đại của hòn đá, oán hận..
-Góp phần làm sáng tỏ chủ đề
=>Là sự việc tiêu biểu.
b, Bài học về cách lựa chọn sự vệc chi tiêt tiêu biểu:
-Cần thận trọng lựa chọn những sự việc, chi tiết tiêu biểu;
-Tác dụng:Thể hiện chủ đề, hình thành cốt truyện, dấn dắt câu chuyện, tô đậm tính cách nhân vật, làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn.
14
CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ
III. Luyện tập:
*Bài tập 2:
Đoạn trích Uy-lít-xơ trở về:
-Chủ đề: Cuộc gặp mặt kì lạ của 2 vợ chồng Uy-lít-xơ và Pê-lê-nốp sau 20 năm xa cách
-Sự việc: Pê-lê-nốp thử chồng băng bí mật chiếc giường cưới
-Chi tiết:
+P nhờ nhũ mẫu khiêng chiếc giường ra khỏi gian phòng vách kiên cố;
+U giật mình hỏi lại, nói rõ đặc điểm chiếc giường;
+2 vợ chồng nhận ra nhau trong niềm xúc động và hạnh phúc;
=>Thành công trong nghệ thuật kể chuyện của Hô-me-rơ: Khắc họa đậm nét phẩm chất, tính cách nhân vật; câu chuyện hấp dẫn.
15
CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ
Bài tập bổ sung:
Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống Thủy cung Trọng Thủy đã tìm gặp lại Mị Châu. Hãy tưởng tượng và kể lại chuyện đó?
Sự việc:
1.Trên đường xuống thủy cung: khung cảnh, Long Vương, ….
2.Mị Châu giờ là một công chúa ở thủy cung, không nhận Trọng Thủy;
3. Trọng Thủy kể cho Mị Châu nghe câu chuyện của mình;
4. Trọng Thủy bày tỏ sự ân hận, mong tìm được sự tha thứ;
5. Thái độ của Mị Châu.
I/ khái niệm:
CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ
1.Sự việc: Là cái xảy ra, có ranh giới, thể hiện một ý nghĩa nhất định
- Sự việc tiêu biểu: Là sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện
2.Chi tiết: Là “tiểu tiết của tác phẩm” chứa đựng ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm.
- Chi tiết tiêu biểu: Là chi tiết đặc sắc minh họa cho sự việc tiêu biểu
3.Vai trò của chi tiết, sự việc tiêu biểu: Thể hiện chủ đề, hình thành cốt truyện, dấn dắt câu chuyện, tô đậm tính cách nhân vật, làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn
-Xác định chủ đề, đề tài của bài văn tự sự;
-Xác định các sự việc tiêu biểu;
-Triển khai sự việc bằng một số chi tiết tiêu biểu.
II.Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu:

17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Nga
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)