Tuần 5. Uy-lít-xơ trở về

Chia sẻ bởi Kuroba D Phuong | Ngày 09/05/2019 | 295

Chia sẻ tài liệu: Tuần 5. Uy-lít-xơ trở về thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:



Lớp: 10 T-T
Nhóm 1:
Huỳnh Minh Trí. (Akiban To Rain)
Đỗ Minh Tâm. (Đỗ Minh Tâm)
Vũ Hoàng Anh. (Anh Vu Hoang)
Trương Ngọc Thảo. (Heo Lười)
Huỳnh Lê Thanh Nhi. (Nhi Huynh)
Bùi Phước Trí. (Huyết Long Hoàng Lãng Tử)
Nguyễn Đăng Phương. (Kuroba Đ Phương)


Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu
Kính chào cô và các bạn đến với bài thuyết trình của nhóm 1
UY-LÍT-XƠ TRỞ VỀ
(Trích ô-đi-xê – sử thi hi lạp)
HÔ-ME-RƠ
Tác phẩm Ô-đi-xê ra đời vào thời kì con người Hi Lạp chuẩn bị mở rộng địa bàn hoạt động ra biển cả. Chiến tranh giữa các bộ lạc đã qua đi rồi giờ đây chỉ còn là những kí ức. Trong sự nghiệp khám phá và chinh phục thế giới biển cả bao la và bí hiểm đó ngoài lòng dũng cảm đòi hỏi phải có những phẩm chất cần thiết như thông minh, tỉnh táo, mưu chước, khôn ngoan. Hình tượng Ô-đi-xê chính là lí tưởng hoá sức mạnh của trí tuệ Hy Lạp.

Mặt khác, Ô-đi-xê ra đời khi người Hy Lạp sắp bước vào ngưỡng cửa của chế độ chiếm hữu nô lệ. Từ đây con người giã từ chế độ công xã thị tộc với lối sống thành từng cộng đồng để thay vào đó tổ chức gia đình. Hôn nhân một vợ một chồng xuất hiện. Nó đòi hỏi tình cảm quê hương, gia đình gắn bó, thuỷ chung giữa vợ chồng. Hô-me-rơ là một thiên tài dự đoán cho thời đại ông. Cả hai ý tưởng trí tuệ và tình yêu thuỷ chung được thể hiện trong đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về”.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Nhà thơ Hi Lạp sinh ở đất I-ô-ni, ven biển Tiểu Á.
- Sống vào khoảng thế kỉ IX-VIII TCN.
- Tác giả của hai thiên sử thi: “I-li-át” và “Ô-đi-xê”.

I. TÌM HIỂU CHUNG
2. Tác phẩm
- Vị trí đoạn trích: Nằm trong chương khúc 23 sau khi Ô-đi-xê rời đất Phen-xi và được nữ thần A-tê-na giúp đỡ đã trở về quê hương I-tát. Tại đây chàng đã tiêu diệt 108 bọn cầu hôn và gặp lại Pê-nê-lốp-người vợ yêu quý của chàng.
- Nội dung: Kể về hành trình trở về quê hương I-tác của Uy-lít-xơ sau 20 năm xa cách.

I. TÌM HIỂU CHUNG
2. Tác phẩm:
- Bố cục:
Đoạn 1: từ đầu đến “Người giết chúng”: tác động của nhũ mẫu với nàng Pê-nê-lốp.
Đoạn 2: tiếp đó đến “Người kia gan dạ”: tác động của Tê-lê-mác với mẹ.
Đoạn 3: còn lại: cuộc đấu trí qua thử thách giữa Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp, gia đình đoàn tụ.


I. TÌM HIỂU CHUNG
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Tóm tắt nội dung
Nhũ mẫu Ơ-ri-clê báo tin Uy-lít-xơ trở về- Pê-nê-lốp không tin.
Nhũ mẫu đưa bằng chứng vết sẹo- Pê-nê-lốp vẫn không tin nhưng xuống nhà để xem người giết bọn cầu hôn.
Tê-lê-mác trách mẹ- Pê-nê-lốp cho biết sẽ nhận người đó là chồng nếu ông ta trả lời được bí mật về những dấu hiệu riêng chỉ hai người biết với nhau.
Uy-lít-xơ cho rằng Pê-nê-lốp chưa nhận mình vì vẻ ngoài rách rưới.
Uy-lít-xơ xuất hiện trong trang phục nghiêm chỉnh- Pê-nê-lốp vẫn chưa nhận đó là chồng mình.
Uy-lít-xơ nói ra bí mật chiếc giường- Pê-nê-lốp chạy lại ôm chồng, không nỡ buông rời.

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
2. Nhân vật Uy-lít-xơ
a. Hoàn cảnh
Hai mươi năm rời xa quê hương, gia đình.
Thiết tha đoàn tụ gia đình.
b. Diễn biến tâm trạng
***Vẻ đẹp, phẩm chất, trí tuệ:
Khi Pê-nê-lốp chưa nhận ra:
+ Kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh, nhẫn nại trước sự lạnh lùng của Pê-nê-lốp.
+ Càm thông thái độ của vợ, tự tin, trách móc.
+ Mưu trí gợi ý cách giải quyết sự việc.
Khi Pê-nê-lốp nhận ra:
+ Chứa chan đón nhận giây phút sum họp gia đình.





II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
2. Nhân vật Uy-lít-xơ
a. Hoàn cảnh
b. Diễn biến tâm trạng

***Uy-lít-xơ bản lĩnh, tài trí, tình yêu sắt son. Do đó
Uy-lít-xơ vượt qua mọi thử thách để đón nhận hạnh phúc gia đình.
Đó chính là vẻ đẹp nhân văn của con người Hi Lạp.






II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
3. Nhân vật Pê-nê-lốp
a. Tâm trạng Pê-nê-lốp trước sự kiện “Uy-lít-xơ trở về”.
***Trước sự tác động của nhũ mẫu Ơ-ri-clê.
Nghe nhũ mẫu thông báo Pê-nê-lốp không tin bởi hai lẽ:
+ Một mình Uy-lít-xơ không thể giết chết bọn cầu hôn.
+ Uy-lít-xơ đã đi hai mươi năm, không còn hi vọng trở về.
Nhũ mẫu đưa ra chứng cớ giàu sức thuyết phục: vết sẹo ở chân Uy-lít-xơ
Lòng nàng bắt đầu có sự phân vân, nàng trấn an nhũ mẫu và cũng tự trấn an mình




3. Nhân vật Pê-nê-lốp
a. Tâm trạng Pê-nê-lốp trước sự kiện “Uy-lít-xơ trở về”.

Đối mặt với Uy-lít-xơ: “nàng vẫn ngồi lặng thinh trên ghế hồi lâu” mà trong lòng sửng sốt…
Trước những lời tác động của nhũ mẫu, đặc biệt là giây phút gặp Uy-lít-xơ, Pê-nê-lốp bàng hoàng, xúc động nhưng vẫn cố dằn lòng, nén tình cảm của mình, bởi nội tâm nàng đang có mối xung đột ghê gớm – xung đột giữa cái nghi ngờ và cái điều muốn tin là thực sự.





II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
3. Nhân vật Pê-nê-lốp
a. Tâm trạng Pê-nê-lốp trước sự kiện “Uy-lít-xơ trở về”.

***Trước sự tác động của Tê-lê-mác.
Những lời trách của Tê-lê-mác đã tác động mạnh tới Pê-nê-lốp. Nàng bối rối, phân vân cao độ, nhưng vẫn thận trọng, giải thích cho con một cách khôn khéo…
“Cánh cửa lòng” nàng Pê-nê-lốp thật sự “kiên cố”. Sự tác động của nhũ mẫu Ơ-ri-clê và Tê-lê-mác làm cho tâm trạng của nàng không tránh khỏi bối rối, giờ phút gặp lại Uy-lít-xơ nàng không tránh khỏi xúc động dữ dội nhưng nàng không để cho trái tim yếu mềm.


II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
3. Nhân vật Pê-nê-lốp
a. Tâm trạng Pê-nê-lốp trước sự kiện “Uy-lít-xơ trở về”.

b. Thủ pháp lặp đi lặp lại những định ngữ có tác dụng khắc hoạ rõ tính cách nhân vật



II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
4. Cuộc đấu trí giữa Uy -lít -xơ và Pê -nê -lốp
a. Uy -lít -xơ
- Nhẫn nại, mỉm cười……→ thái độ trầm tĩnh, tự tin.
- Trách móc…nhờ kê giường…→muốn thử thách lòng chung thuỷ của vợ.
- “giật mình” giải được mật mã mà Pê -nê -lốp đưa ra.
b. Pê-nê-lốp
- Không lay chuyển, thận trọng suy xét
- Bác bỏ lời trách…, nhắc đến chiếc giường đặc biệt…→ nhạy cảm, thông minh
- “bủn rủn cả chân tay”,chạy ngay ôm chồng…





II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
4. Cuộc đấu trí giữa Uy -lít -xơ và Pê -nê -lốp
a. Uy -lít -xơ
b. Pê-nê-lốp

Trong cuộc đấu trí giữa Uy - lít -xơ và Pê -nê -lốp không ai là người chiến bại. Pê - nê - lốp dùng sự khôn khéo, thông minh để xác minh sự thật. Uy - lít -xơ cũng bằng trí tuệ nhạy bén, hiểu và đáp ứng điều thử thách Đây là sự gặp gỡ của hai trí tuệ, hai tâm hồn…




II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
5. Nét đặc sắc về nghệ thuật
Đậm phong cách sử thi Hi Lạp:
So sánh – so sánh mở rộng.
Kết hợp phép lặp, định ngữ để khẳng định phẩm chất nhân vật (thận trọng…).
Cách kể chuyện chậm rải, trang trọng kiểu trì hoãn sử thi: được tạo qua các đối thoại trực tiếp nhưng mục đích hướng qua đối tượng khác.




III. TỔNG KẾT
Đoạn trích thể hiện khá tập trung chủ đề của sử thi “Ô -đi -xê”: - ngợi ca trí tuệ thông minh, sự khôn ngoan tỉnh táo, ngợi ca những tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng, cao quí của con người….
Đoạn trích cũng thể hiện những đặc điểm nổi bật của nghệ thuật sử thi: xây dựng những tình huống đầy kịch tính, mô tả tâm lí qua ngôn ngữ, chân dung, hành động…



Hết
Hẹn gặp lại
Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến phần thuyết trình của nhóm 1.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Kuroba D Phuong
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)