Tuần 5. Trả bài làm văn số 1

Chia sẻ bởi Vũ Thị Vân Nga | Ngày 10/05/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Tuần 5. Trả bài làm văn số 1 thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Đề bài: Nhiều năm qua, khách du lịch và những nhà hảo tâm khi lên tỉnh vùng cao phía Bắc thường cho tiền hoặc mua bánh kẹo, quần áo để làm quà cho trẻ em nơi đây. Nhưng gần đây, ở một địa phương, xuất hiện nhiều tấm biển: Quý khách không cho trẻ em tiền, bánh kẹo. Trẻ em sẽ bỏ học đi xin tiền bánh kẹo.
Viết bài văn nghị luận ( khoảng 600 từ) nêu suy nghĩ của em về nội dung ở những tấm biển đó.
I/ Mở bài
Mở bài trực tiếp hoặc dẫn dắt gián tiếp vào vấn đề của đề bài ( dẫn đầy đủ ý kiến từ đề bài)
Nêu khái quát vấn đề đang cần bàn bạc: Ý nghĩa thực tiễn và cao cả của việc làm từ thiện, nhưng tác động đến đời sống, tâm lí cộng đồng cũng như nhận định trái chiều. Câu nhắn gửi ở các bảng thông tin: Cần có chiến lược lâu dài hơn là làm việc trước mắt, trẻ cần được ưu tiên đến trường, cần rèn tính tự lập cho trẻ.
II/ Thân bài
1/ Giải thích
Nội dung của những tấm biển treo dọc đường: “Quý khách không cho trẻ em tiền, bánh kẹo. Trẻ em sẽ bỏ học đi xin tiền, bánh kẹo”: Vế thứ nhất không hẳn là sự ngăn cấm, chỉ là khuyến cáo không nên cho trẻ em tiền và bánh kẹo. Vế thứ 2 giải thích cho hành động đó: trẻ sẽ bỏ học.
=> Các tấm biển muốn nhắn gửi rằng: trẻ em cần phải ưu tiên đến trường, việc đi học là con đường lâu dài để thoát khỏi nghèo đói chứ không phải dựa dẫm vào lòng thương hại trước mắt.
2/ Bàn luận
a/ Thực trạng
Cần nêu thực trạng của hiện tượng đang diễn ra: Nhiều nơi ở miền núi, vùng sâu, vùng khó, tình trạng nghèo đói thiếu thốn rất phổ biến; không có các điều kiện sinh hoạt tối thiểu ( điện, nước, trường, y tế…). ( lấy dẫn chứng).
Việc làm từ thiện thể hiện trách nhiệm cộng đồng, sự chia sẻ của các cơ quan trung ương, địa phương và các cá nhân. Việc từ thiện là việc tốt, cần khuyến khích động viên. Việc từ thiện cũng đem lại những điều kiện vật chất, tinh thần, giải quyết những vấn đề trước mắt cho người nghèo. ( lấy dẫn chứng ). Việc từ thiện đã giải quyết được phần nào khó khăn trước mắt của con người nói chung, trẻ em nói riêng. ( Lấy dẫn chứng).
b/ Hậu quả
Tuy nhiên, hệ quả tác động tiêu cực của việc cộng đồng làm từ thiện là khiến trẻ em bỏ học, không tự giác đi học, không tự lao động để kiếm sống, thiếu ý chí vươn lên tự thay đổi cuộc đời mình, thậm chí khiến con người lầm đường lạc lối ( Ví dụ: Hào Anh- từ cậu bé ở trại nuôi tôm bị bạo hành, nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng đã trở thành nghi can ăn trộm tài sản, cờ bạc, đánh đập cả mẹ ruột của mình…)
c/ Nguyên nhân
Trông chờ, ỷ lại vào vào tấm lòng lương thiện.
Lười lao động và không có ý thức học tập
Giảm ý chí quyết tâm để vươn lên trước khó khăn…
d/ Giải pháp (đưa ra các giải pháp để giải quyết hiện tượng đó)
Vẫn cần duy trì việc làm từ thiện, tuy nhiên việc làm từ thiện cần gắn với những yêu cầu cụ thể: chẳng hạn học sinh ở vùng khó, vùng sâu hoàn thành các nhiệm vụ học tập sẽ được hỗ trợ động viên. ( dẫn chứng: chính phủ đã có chương trình hỗ trợ gạo cho học sinh vùng khó - học sinh đi học được mang gạo về nhà; học sinh được hỗ trợ bữa ăn; mở các trường học dân tộc nội trú cho học sinh miền núi với nhiều chính sách ưu đãi. Học sinh miền núi được vào học đại học mà không cần thi, không phải nộp học phí, được cung cấp tiền ăn uống, sinh hoạt, ra trường có công ăn việc làm (diện cử tuyển)…)
Các chương trình từ thiện nên thay tiền, quần áo, đồ ăn thành việc xây trường học, sửa sang lại lớp học, cầu qua sông và các thiết bị học tập…
Đề xuất một quan niệm, một thái độ ứng xử, một cách giả quyết cụ thể, áp dụng vào thực tế: khuyến khích, động viên trẻ học tập, đồng thời tổ chức quy hoạch, kêu gọi các hoạt động từ thiện. Như vậy sẽ trao cho trẻ cơ hội thoát nghèo, đi đến tương lai một cách chắc chắn.
3/ Bài học cho bản thân
Bài học nhận thức: Từ thiện là một việc làm tốt thể hiện truyền thống quý báu của dân tộc: “Tương thân, tương ái”, “ lá lành đùm lá rách”…của người với người trong cùng một đất nước. Trong bối cảnh hiện tại, vấn đề đặt ra có ý nghĩa đối với việc tổ chức xã hội, vì tương lai của thế hệ trẻ ở các vùng khó. Tuy nhiên, cần phải có cách thức giúp đỡ phù hợp, mang tính lâu dài nhằm thúc đẩy sự phát triển chung của đồng bào. Với trẻ em, đặc biệt ở vùng khó khăn, điều quan trọng là giúp các em lĩnh hội tri thức, tự lập để các em biết tự vươn lên và khẳng định mình.
Bài học hành động : Bản thân phải luôn có ý thức tự lập và cố gắng trong mọi hoàn cảnh. Sống không dựa dẫm, không ỷ lại. Coi sự giúp đỡ của người khác là yếu tố, là phương tiện để hỗ trợ mình thành công trong công việc chứ không được phụ thuộc hoàn toàn vào mọi sự giúp đỡ của người khác. Sống không lười biếng và không chờ đợi những vận may đổi đời. Chăm chỉ học tập và sống có lí tưởng.
III/ Kết bài.
Ứng xử trong đời sống nói chung và ứng xử với người nghèo nói riêng là vấn đề phức tạp và nhạy cảm. Vì vậy mỗi cá nhân, mỗi tập thể cần có những chiến lược hỗ trợ và giúp đỡ mang tính lâu dài bền vững để thúc đẩy sự phát triển của đồng bào nói riêng và của toàn đất nước nói chung. Nếu làm được như vậy là chúng ta đã đi đúng với truyền thống của dân tộc:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Thị Vân Nga
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)