Tuần 5. Phong cách ngôn ngữ khoa học

Chia sẻ bởi Lê Thanh Hải | Ngày 09/05/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: Tuần 5. Phong cách ngôn ngữ khoa học thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:






TRƯỜNG THPT T�n Th?nh

Tiếng Việt Lớp 11
Bài : Phong cách ngôn ngữ khoa học và Phong cách ngôn ngữ chính luận ( 3 T )
Gíao viên sọan :Nguy?n Th? Tuy?t Vân








Kiểm tra bài cũ :

1. Phong cách ngôn ngữ sinh họat khác với phong cách ngôn ngữ gọt dũa như thế nào?
2. Trình bày đặc điểm diễn đạt của phong cách ngôn ngữ khoa học ?
3. So sánh cách diễn đạt của phong cách ngôn ngữ khoa học với phong cách ngôn ngữ chính luận ?


BÀI MỚI
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC VÀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
A. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC
I. KHÁI NIỆM
Phong cách ngôn ngữ khoa học là kiểu diễn đạt dùng trong các lĩnh vực khoa học.
Ở trường phong cách ngôn ngữ khoa học được dùng trong các lĩnh vực :
+ Sách giáo khoa .
+ Trả lời của học sinh.
+ Bài làm của học sinh.
- Ở trong các cơ quan khoa học, phong cách ngôn ngữ được dùng trong : công trình nghiên cứu khoa học, các luận án, đề án, báo cáo khoa học.


II. ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN DIỄN ĐẠT
Ngữ âm - chữ viết
Ngữ âm : Tôn trọng những quy định phát âm chuẩn.
Chữ viết : Tôn trọng sử dụng đúng quy định chuẩn chữ viết và cách thức trình bày chữ viết trong văn bản. Chữ viết góp phần làm sáng rõ mạch trình bày của bài viết, thể hiện tính văn hóa, tính giáo dục.

2. Về từ ngữ
- Sử dụng vốn từ ngữ chung ( từ ngữ toàn dân ).
- Dùng hệ thống thuật ngữ khoa học - kỹ thuật riêng cho từng chuyên ngành khoa học - kỹ thuật .
- Trong nhà trường, học sinh phải coi trọng việc nắm vững nội dung thuật ngữ khoa học để vận dụng đúng cho từng môn học.

3. Về mặt ngữ pháp

Sử dụng toàn bộ các cấu trúc ngữ pháp nhằm đạt tới tính sáng rõ, tính mạch lạc, tính chặt chẽ phù hợp với yêu cầu diễn đạt hợp logic của câu văn khoa học.
- Trong nhà trường, học sinh phải rèn luyện cách sử dụng những câu phức hợp nhằm trình bày những nội dung nhiều mặt không chia cắt được của những khái niệm nội dung, định luật .

4. Bố cục trình bày và biện pháp tu từ
- Bố cục rõ ràng, hợp logic : phần, đọan, mục, chương .
- Trình bày khách quan chính xác.
- Biện pháp tu từ, các phương tiện biểu cảm chỉ dùng trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.

B. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN

I. KHÁI NIỆM
Phong cách ngôn ngữ chính luận là kiểu diễn đạt được dùng trong trường hợp cần bày tỏ chính kiến, quan điểm xem xét, đánh giá đối với các vấn đề đặt ra trong đời sống xã hội như an ninh của đất nước (của thế giới), kinh tế, khoa học, giáo dục, quốc phòng.


II. ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN DIỄN ĐẠT
1.Ngữ âm - Chữ viết .
Ngữ âm :
+ Tôn trọng chuẩn phát âm chung.
+ Điều chỉnh ngữ điệu cho phù hợp với người nghe, với nội dung trình bày, tạo nên sự gần gũi, thông cảm giữa hai phía nói và nghe.
Chữ viết :
+ Tôn trọng chuẩn chung về chữ viết.
+ Tận dụng các kiểu chữ, các dấu chấm, các cách ngắt nghỉ, xuống dòng . để tác động vào trực quan của người đọc.

.

2. Về từ ngữ
Sử dụng vốn từ ngữ chung cho mọi phong cách.
Sử dụng vốn từ ngữ riêng : từ chính trị . VD : độc lập, tự do, nô lệ, dân chủ, cải tổ, đổi mới . Khi dùng lọai từ này phải có quan điểm chính trị rõ ràng.
Sử dụng vốn từ ngữ riêng của các phong cách ngôn ngữ khác : khoa học, văn chương, hành chính .
Sử dụng khẩu ngữ
3. Về mặt ngữ pháp
Dùng nhiều kiểu câu khác nhau như câu rút gọn, câu đặc biệt và cả một số cấu trúc cú pháp khẩu ngữ.

4. Bố cục trình bày và biện pháp tu từ
- Sự trình bày, biện luận phải có lý có tình.
- Quan điểm chính kiến đưa ra phải vững chắc, lời lẽ truyền cảm.
- Tận dụng mọi biện pháp tu từ.




C. CỦNG CỐ :
Câu hỏi : So sánh những điểm giống và khác nhau của phong cách ngôn ngữ khoa học và phong cách ngôn ngữ chính luận
-


Trả lời
Giống nhau : cùng là bộ phận của phong cách ngôn ngữ gọt giũa, mang đặc điểm chung của PCNN gọt giũa, chữ viết, từ ngữ, câu văn đều phải tuân theo chuẩn mực,bố cục rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ.

Trả lời
Khác nhau :
Phong cách ngôn ngữ khoa học: Dùng các ký hiệu, các công thức khoa học, các thuật ngữ khoa học, các từ ngữ và câu không mang sắc thái biểu cảm, không dùng biện pháp tu từ.
Phong cách ngôn ngữ chính luận: Dùng các từ ngữ chính trị, từ ngữ, câu văn có thể mang sắc thái biểu cảm, có thể dùng biện pháp tu từ.

D. DẶN DÒ : Soạn bài Hương Sơn phong cảnh ca của Chu Mạnh Trinh
HẾT

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thanh Hải
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)