Tuần 5. Những hạt thóc giống

Chia sẻ bởi Võ Thị Ngọc Luận | Ngày 11/10/2018 | 60

Chia sẻ tài liệu: Tuần 5. Những hạt thóc giống thuộc Tập đọc 4

Nội dung tài liệu:

Trường tiểu học Nguyễn Thị Định
TP Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk
Kính Chào quý thầy cô giáo !
Môn:Tập đọc (Khối 4)
Bài: Những Hạt Thóc Giống (Tiết 9)
1. Kiểm tra bài cũ
2 học sinh lên bảng đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi bài “Tre Việt Nam”
Câu hỏi 1: Những hình ảnh nào của tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam?
Câu hỏi 2:Em thích hình ảnh nào của cây tre và búp măng non?Vì sao?
1 học sinh đọc nội dung chính của bài.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
Câu hỏi: Bức tranh này vẽ cảnh gì? Em thường gặp ở đâu?
Bức tranh vẽ cảnh 1 ông vua già đang dắt 1 cậu bé trước đám dân chúng nô nức chở hàng hóa. Cảnh này em thường thấy ở những câu chuyện cổ.
Từ bao đời nay, những câu chuyện cổ luôn là những bài học vô cùng quý báu mà ông cha ta luôn răn dạy con cháu. Qua câu chuyện đọc “Những hạt thóc giống”, các em sẽ thấy người xưa đã đề cao tính “trung thực” như thế nào nhé
Luyện đọc đúng
Từ ngữ:
- Gieo trồng
- Nô nức
- Chăm sóc
- Luộc kĩ
- Sững sờ
- Dõng dạc
Câu: Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân 1 thúng thóc/ và giao hẹn ai thu được nhiều thóc nhất/ sẽ được truyền ngôi; ai không có thóc nộp/ sẽ bị trừng phạt.


Giải nghĩa từ
Bệ hạ:
từ gọi vua với ý tôn kính
Sững sờ:
lặng người đi vì kinh ngạc, hoặc quá xúc động
Dõng dạc:
nói (to, rõ ràng, dứt khoát)
Hiền minh:
có đức độ và sáng suốt
Câu hỏi 1: Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi ?
- Nhà vua chọn những người trung thực để truyền ngôi
b. Tìm hiểu bài
Câu hỏi 2: Nhà vua làm cách nào để tìm được người như thế ?
- Nhà vua đã phát cho mỗi người dân 1 thúng thóc
giống đã luộc kĩ mang về gieo trồng và giao hẹn:
Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi. Ai không thu được nhiều thóc sẽ bị trừng phạt
Ý đoạn 1: Nhà vua chọn người trung thực để nối ngôi.
Câu hỏi 3: Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người ?
- Mọi người không dám trái lệnh vua vì sợ bị trừng phạt. Còn Chôm dũng cảm dám nói lên sự thật dù em có thể bị trừng phạt
Câu hỏi 4: Theo em, vì sao người trung thực là đáng quý ?
- Vì người trung thực bao giờ cũng nói thật, không vì lợi ích của mình mà nói dối, hỏng việc chung
- Vì người trung thực dám bảo vệ sự thật, bảo vệ người tốt.
Ý đoạn 2: Cậu bé Chôm là người trung thực, dám nói lên sự thật.
b. Tìm hiểu bài (tt)
Nội dung chính:
Câu chuyện ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật
c. Luyện đọc diễn cảm:
Chôm lo lắng đến trước vua quỳ tâu:
- Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.
Mọi người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà
vua đã đỡ chú bé dậy. Ngài hỏi:
- Còn ai để chết thóc giống không ?
Không ai trả lời. Lúc ấy, nhà vua mới ôn tồn nói:
- Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi.Lẽ nào thóc ấy còn mọc được? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta.
3. DẶN DÒ HỌC SINH:
Về nhà học bài và đọc trước bài “Gà trống và Cáo”
Người thực hiện : Giáo viên Hoàng Thị Thanh
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thị Ngọc Luận
Dung lượng: 156,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)