Tuần 5. Lẽ ghét thương

Chia sẻ bởi Võ Minh Nhựt | Ngày 10/05/2019 | 78

Chia sẻ tài liệu: Tuần 5. Lẽ ghét thương thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:









I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. TÁC GIẢ:
- 1822-1888, nhà thơ mù xứ Đồng Nai
- Nhà giáo, nhà thơ, thầy thuốc
- Ngọn cờ đầu của dòng văn học yêu nước thế kỉ XIX
- Tấm gương sáng về lòng yêu nước, thương dân, dùng ngòi bút chiến đấu
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. TÁC GIẢ:
LĂNG NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU Ở BẾN TRE
TRƯỜNG NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU Ở MỸ THO
2. TÁC PHẨM LỤC VÂN TIÊN:
- Sáng tác khi ông đã bị mù và làm thầy thuốc ở Gia Định
- Cốt truyện: xung đột giữa thiện và ác




Phim Lục Vân Tiên
- Đề cao tinh thần nhân nghĩa và khát vọng về một xã hội tốt đẹp
- Truyện Nôm bác học dân gian, được lưu truyền rộng rãi
Bìa truyện Lục Vân Tiên
3. VĂN BẢN:
a. Vị trí đoạn trích:
Lời đối đáp của ông Quán trong quán rượu
b. Bố cục:
- Phần 1: Từ đầu đến “lằng nhằng dối dân”
 Lẽ ghét của ông Quán
- Phần 2: Còn lại
 Lẽ thương
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1. Ông Quán bàn về lẽ ghét:
- Qu¸n r»ng: GhÐt viÖc tÇm phµo
GhÐt cay, ghÐt ®¾ng, ghÐt vµo tËn t©m.
+ “việc tầm phào”: việc chẳng có nghĩa lí gì, chẳng đâu vào đâu
+ “ghét vào tận tâm”: ghét đến mức tột cùng
 Cơ sở để ông Quán trình bày quan niệm về lẽ ghét thương
Ông Quán ghét:
Ghét đời Kiệt, Trụ, mê dâm
Để dân đến nỗi sa hầm sảy hang.
Ghét đời U, Lệ đa đoan
Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần.
Ghét đời Ngũ Bá phân vân
Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn
Ghét đời Thúc Quý phân băng
Sớm đầu, tối đánh, lằng nhằng rối dân.
- Kể nhiều điển cố điển tích của Trung Quốc:
+ Đời Kiệt, Trụ: hoang dâm vô độ, đến mức tột cùng
Trụ vương - Đắc Kỷ
+ Đời U, Lệ: “đa đoan”, lắm chuyện rắc rối
+ Đời ngũ bá, thúc quý:
lộn xộn, gây chiến tranh chia lìa đổ nát
 điểm chung của các triều đại:
chính sự suy tàn, vua chúa say đắm tửu sắc, không chăm lo cho cuộc sống của dân
- Điệp từ dân được lặp lại
 Chỉ có dân là gánh chịu mọi tai hoạ, khốn khổ. Tình cảm của ông Quán luôn hướng về dân, xuất phát từ dân
- Điệp ngữ ghét đời, điệp cấu trúc (triều đại - nỗi khổ của dân)
 Nhấn mạnh lời kết tội: không chỉ là một tên vua chúa cụ thể mà là cả một triều đại xã hội
 Cơ sở của cái ghét: vì dân mà ghét, ghét những kẻ làm hại dân
2. Lẽ thương:
- Những người mà ông Quán thương:
Thương là thương đức thánh nhân
Khi nơi Tống, Vệ, lúc Trần, lúc Khuông
Thương thầy Nhan Tử dở dang
Ba mươi mốt tuổi, tách đàng công danh.
Thương ông Gia Cát tài lành
Gặp cơn Hán mạt đã đành phôi pha
Thương thầy Đổng Tử cao xa
Chí đà có chí, ngôi mà không ngôi
Thương người Nguyên lượng ngùi ngùi
Lỡ bề giúp nước, lại lui về cày
Thương ông Hàn Dũ chẳng may
Sớm dâng lời biểu tối đầy đi xa
Thương thầy Liêm, Lạc đã ra
Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân

2. Lẽ thương:
- Những người mà ông Quán thương:
+ Đức Thánh Nhân (Khổng Tử): lận đận trên đường truyền đạo
Khổng Tử
+ Thầy Nhan Tử (Nhan Uyên):
hiếu học, đức độ nhưng qua đời sớm
+ Gia Cát Lượng: đến lúc mất thì chí lớn vẫn chưa thành, đất nước vẫn còn bị chia ba
+ Đổng Tử (Đổng Trọng Thư): học rộng tài cao nhưng không được trọng dụng
+ Nguyên Lượng (Đào Tiềm): cao thượng, không cầu danh lợi, giỏi thơ văn nhưng phải chịu cảnh sống ẩn dật để giữ gìn khí tiết
+ Hàn Dũ: dâng sớ can vua mê tín đạo phật mà bị giáng chức đày đi xa
+ Thầy Liêm, Lạc (Chu Đôn Di và Trình Di, Trình Hạo):
làm quan nhưng không được tin dùng đành lui về dạy học
 Điểm chung:
có tài có đức, có chí lớn muốn hành đạo giúp đời nhưng không đạt được ước nguyện (ñoàng caûnh ngoä vôùi Nguyeãn Ñình Chieåu)
 Cơ sở của tình cảm thương ghét:
Xuất phát từ tấm lòng thương dân sâu nặng, mong muốn cho dân được sống yên bình, hạnh phúc, người tài đức sẽ thực hiện được lí tưởng
3. Mối quan hệ giữa lẽ ghét và lẽ thương:
- “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”
“Nửa phần lại ghét nửa phần lại thương”
- Mối quan hệ:
+ Vì thương dân lầm than khổ cực, người tài bị vùi dập mà càng căm ghét những kẻ làm hại họ
+ Tình cảm yêu ghét phải rõ ràng, dứt khoát
+ Biết ghét sự tàn bạo, phi nghĩa thì phải biết trọng chính nghĩa, tình thương
 Cảm xúc thương là chủ đạo
- Lời lẽ:
mộc mạc, thô sơ mà tác động mạnh đến tâm tư tình cảm người đọc
- Hình thức điệp từ:
tăng độ cảm xúc cho tình cảm
- Hình thức đối (lẽ ghét – 10 câu / lẽ thương – 14 câu): tình cảm thương là chủ yếu
- Đối trong một câu thơ:
+ “Hay ghét / hay thương”
+ Thương ghét / ghét thương”
+ Lại ghét / lại thương
4. Nghệ thuật:
Đoạn trích Lẽ ghét thương nói lên những tình cảm yêu, ghét rất phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu. Lời thơ mộc mạc, chân chất nhưng đậm đà cảm xúc.
III. TỔNG KẾT:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Minh Nhựt
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)