Tuần 5. Lẽ ghét thương

Chia sẻ bởi Hoàng Thế | Ngày 10/05/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Tuần 5. Lẽ ghét thương thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Chào mừng các thầy cô giáo dự giờ lớp 11A10 - THPT Hữu Lũng!
LẼ GHÉT THƯƠNG
(Trích Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
ĐỌC VĂN:
Bìa truyện Lục Vân Tiên
Và a�p phích phim truyện Lục Vân Tiên
I. Tìm hiểu chung
1. Tác phẩm Lục Vân Tiên
Các em đọc tiểu dẫn và trình bày một vài nét về tác phẩm Lục Vân Tiên
Tác phẩm được sáng tác vào khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX, khi Đồ Chiểu bị mù, về dạy học và chữa bệnh cho nhân dân Gia Định.
- Cốt truyện xoay quanh cuộc xung đột giữa Thiện và Ác, nhằm đề cao tinh thần nhân nghĩa, thể hiện khát vọng lí tưởng của tác giả về một xã hội tốt đẹp.

- Ngay từ khi mới ra đời Lục Vân Tiên đã được nhân dân, đặc biệt là người dân Nam Kì đón nhận và lưu truyền rộng rãi.
2. Trích đoạn "Lẽ ghét thương"
Em hãy cho biết vị trí và nội dung của đoạn trích "Lẽ ghét thương"?
- Đoạn trích từ câu 473 đến câu 504 trong truyện Lục Vân Tiên (2082 lục bát).
- Nội dung: kể lại cuộc đối thoại giữa ông Quán với 4 chàng nho sinh: Vân Tiên, Tử Trực, Trịnh Hâm và Bùi Kiệm. Ông Quán bày tỏ quan điểm về lẽ ghét, lẽ thương ở đời.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc văn bản

Trích đoạn có thể chia làm mấy phần?
+ Bố cục: chia ba phần:
- 6 câu thơ đầu là lời đối đáp giữa ông Quán với Tử Trực và Vân Tiên;
- Từ câu 7 đến câu 16 là lẽ ghét; từ câu 17 đến câu 30 là lẽ thương;
- Cuối cùng là hai câu kết.
II. Đọc - hiểu văn bản
2. Tìm hiểu chi tiết
a. Mối quan hệ giữa ghét và thương (6 câu thơ đầu)

Em hãy nhận xét mối quan hệ giữa ghét và thương qua câu thơ: "Vì chưng hay ghét cũng là hay thương"?
- Là đối lập của một tình cảm thống nhất: thương cái tốt đẹp tất phải ghét cái xấu xa và ngược lại.
=> Quan niệm về lẽ ghét thương của ông Quán như một yêu cầu về đạo đức, lí tưởng sống của con người và gắn với tình cảm thương dân sâu sắc.
b. Ông quán ghét:
Em hãy trình bày những điều ông Quán ghét ?
- Ghét việc tầm phào;
- Ghét đời Kiệt Trụ mê dâm;
- Ghét đời U, Lệ đa đoan
- Ghét đời Ngũ Bá phân vân
- Ghét đời thúc quý phân băng

?Tại sao ông Quán ghét
những điều trên.
Đời Kiệt, Trụ => làm dân sa hầm sảy hang
Đời U,Lệ => khiến dân lầm than
Đời Ngũ bá => làm dân nhọc nhằn
Đời thúc quý => lằng nhằng rối dân
Ông Quán ghét vì:
Em nhận xét gì về những điểm chung ông Quán ghét ?
-> Đó là những triều đại vua chúa say đắm tửu sắc, ăn chơi sa đọa, lộng hành quyền lực làm cho đất nước suy vong, nhân dân khốn cùng.
-> Mỗi câu thơ lục bát là một tiếng dân. Mượn lời ông Quán, nhà thơ đứng về quan điểm của nhân dân để bình phẩm lịch sử.
Ông Quán đã đứng hẳn về phía nhân dân để lên án bọn vua chúa bạo ngược.
c. Những điều ông Quán thương
Ông Quán thương những ai ?
-Thöông ñöùc Thaùnh nhaân ( Khoång Töû ) => long ñong, laän ñaän
- Thương thầy Nhan Tử => hiếu học nhưng mất sớm
- Thương ông Gia Cát => phí hoài tài năng công sức
- Thương thầy Đổng Tử => không có điều kiện để thi thố tài năng.
- Thương người Nguyên Lượng => bất đắc chí
- Thương ông Hàn Dũ => bị đi đày
- Thương thầy Liêm Lạc => không được trong dụng
Điểm chung trong những điều ông Quán thương là gì ?
=> Đó điều là những con người có tài, có đức, muốn hành đạo giúp đời nhưng đều không đạt sở nguyện.
d. Quan điểm của Nguyễn Đình Chiểu về lẽ ghét thương.
Đoạn thơ sử dụng nhiều động từ "ghét"," thương" em cảm nhận được gì về điều đó ?
=> Thể hiện quan điểm rạch ròi, trong sáng, phân minh trong việc ghét và thương.
=> Tăng cường độ cảm xúc; yêu thương hết mực và căm ghét cũng đến điều.
Câu hỏi
thảo luận:( 5p )
Em hiểu thế nào
về câu thơ hai câu kết
của đoạn trúch?
Định hướng trả lời:
Ghét và thương là hai thái cực tình cảm trái ngược nhau ở một con người vậy mà ở Nguyễn Đình Chiểu "lẽ ghét thương" lại xuất phát từ một điểm đó là tình cảm sâu sắc,thâm hậu đối với quần chúng nhân dân. Ông ghét cũng vì dân và thương cũng vì dân. Đó là chân lí sống của một thầy giáo mẫu mực coi việc dạy người quan trong hơn dạy chữ, đạo đức quý trọng hơn cả tài năng.
III.Tổng kết
Em hãy đánh giá giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?
- Nội dung: Yêu ghét là một phẩm chất trong đạo đức của mỗi con người.
- Nghệ thuật: Câu thơ lục bát nhẹ nhàng, thâm thúy, sử dụng nhiều điệp từ, điệp ngữ và điển tích, điển cố có tính khái quát cao, diễn tả sâu sắc trạng thái tâm lý, tình cảm của nhân vật trữ tình.
BÀI GIẢNG KẾT THÚC Ở ĐÂY
XIN CẢM ƠN VÀ TẠM BIỆT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thế
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)