Tuần 5. Ê-mi-li, con…
Nội dung tài liệu:
Lời giới thiệu
Giáo viên : Đặng Quốc Lý: Giáo viên: Đặng Quốc Lý
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TRƯỜNG VÒNG 2
Môn : Tập Đọc (Tiết 50)
Ê-mi-li, con...
Người soạn: Đặng Quốc Lý
Người dạy: Đặng Quốc Lý
Dạy lớp : 5A
Năm học 2011 - 2012
câu hỏi:
Chọn câu trả lời đúng? - Vì sao người ngoại quốc này khiến anh Thuỷ đặc biệt chú ý?
- Vì người ngoại quốc này có vóc dáng cao lớn đặc biệt, có vẻ mặt chất phác, có dáng dấp của người lao động, toát lên vẻ dễ gần, dễ mến.
Vì người ngoại quốc này mặc áo công nhân.
Vì người ngoại quốc này cao lớn hơn mọi người.
II/ Bài mới
a) Giới thiệu bài: Thứ tư ngày 21 tháng 9 năm 2011
Cuộc chiến tranh huỷ diệt tàn khốc của đế quốc Mỹ trên mảnh đất Việt Nam đã làm tất cả những người có lương tri trên thế giới, trong đó có nhiều người là công nhân Mỹ vô cùng căm phẫn.
Xúc động trứơc hành động tự thiêu của anh Mo-ri-xơn để phản đối chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, nhà thơ Tố Hữu đã viết bài thơ “Ê-mi-li, con…” với hình ảnh anh Mo-ri-xơn bế con gái là bé Ê-mi-li 18 tháng tuổi tới trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ, nơi anh sắp tự thiêu vì nền hòa bình ở Việt Nam. Hôm nay thầy trò ta cùng tìm hiểu bài
TẬP ĐỌC (Tiết 10) Ê-MI-LI, CON …
1) Luyện đọc:
Đọc đúng các từ sau:
Pô-tô-mac, Mo-ri-xơn, Oa-sinh-tơn, Giôn-xơn, na pan.
Các em chú ý cách đọc từng khổ thơ:
Khổ thơ 1: Khổ thơ 1 đọc với giọng trang nghiêm, nén xúc động; lời bé Ê-mi-li - ngây thơ hồn nhiên.
Khổ thơ 2: Khổ thơ 2 đọc với giọng phẫn nộ, đau thương.
Khổ thơ 3: Khổ thơ 3 đọc với giọng yêu thương, nghẹn ngào, xúc động.
Khổ thơ 4: Khổ thơ 4 đọc chậm, xúc động, nhấn giọng các từ ngữ: sáng nhất, đốt, sáng lòa, sự thật, gợi cảm giác thiêng liêng về một cái chết bất tử.
TẬP ĐỌC (Tiết 10)
Ê-MI-LI, CON …
1) Luyện đọc:
Đọc đúng các từ sau:
Pô-tô-mac, Mo-ri-xơn, Oa-sinh-tơn, Giôn-xơn, na pan.
2) Tìm hiểu bài:
Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam?
Vì đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa. Hành động của đế quốc Mỹ tàn ác, vô nhân đạo, ném bom napan - hơi độc - giết hại - đốt phá - tàn phá, đốt bệnh viện, trường học, giết trẻ em…
Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt ?
Chú nói trời sắp tối, không bế Ê-mi-li về được. Chú dặn con : khi mẹ đến, hãy ôm hôn mẹ cho cha và nói với mẹ: “Cha đi vui xin mẹ đừng buồn!”.
Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn?
Quyết định tự thiêu của chú Mo- ri- xơn mong muốn ngọn lửa của mình đốt lên sẽ thức tỉnh mọi người, làm cho mọi người nhận ra sự thật về cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa, tàn bạo của chính quyền Giôn-xơn ở Việt Nam, làm cho mọi người cùng nhau hợp sức ngăn chặn tội ác
Thầy trò ta cùng nhau tìm hiểu về hành động tự thiêu của chú Mo-ri-xơn, vậy em nào có thể nêu nội dung chính bài thơ?
Đại ý:
Bài thơ ca ngợi hành động dũng cảm của chú Mo- ri- xơn, dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam.
TẬP ĐỌC (Tiết 10)
Ê-MI-LI, CON …
1) Luyện đọc:
Đọc đúng các từ sau:
Mo-ri-xơn, Oa-sinh-tơn, Giôn-xơn.
2) Tìm hiểu bài:
Bài thơ ca ngợi hành động dũng cảm của chú Mo- ri- xơn, dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam.
3) Hướng dẫn đọc diễn cảm:
Khổ thơ 1: Giọng chú Mo-ri-xơn trang nghiêm, nén xúc động; giọng bé Ê-mi-li ngây thơ hồn nhiên.
Khổ thơ 2: Giáo viên chốt lại cách đọc: Nhấn mạnh các từ ngữ thể hiện tội ác của Mỹ
Khổ thơ 3: Hướng dẫn HS cách đọc khổ 3: giọng yêu thương, nghẹn ngào, xúc động. Nhấn mạnh từ: câu 1 - cha không bế con về được nữa - sáng bùng lên - câu 5 - câu 6 - câu 9
Khổ thơ 4: Giọng đọc: chậm rãi, xúc động. Cảm phục và xúc động trước hành động cao cả của chú Mo-ri-xơn.
TẬP ĐỌC (Tiết 10)
Ê-MI-LI, CON …
Hơn 40 năm qua rồi, nhưng cuộc chiến tranh tại Việt Nam đế quốc Mỹ đã để lại cho nhân dân, dân tộc ta biết bao đau thương, những em bé bây giờ còn phải chịu ảnh hưởng của chiến tranh tàn khốc đó. Các em xem một số hình ảnh của nạn nhân chiến tranh.
Để chứng minh mình là một anh hùng.
Làm cho mọi người cùng nhau hợp sức ngăn chặn tội ác
Làm cho mọi người nhận ra sự thật về cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa, tàn bạo của chính quyền Giôn-xơn ở Việt Nam
Chú Mo-ri-xơn muốn mọi người biết đến mình.
III/ Nhận xét - Dặn dò
Nhận xét:
KÍNH CHÚC QUÝ THẦY CÔ GIÁO SỨC KHỎE!
CHÚC CÁC EM HỌC GIỎI, CHĂM NGOAN!