Tuần 5. Đọc thêm: Chạy giặc
Chia sẻ bởi Lý Thị Hồng Thúy |
Ngày 10/05/2019 |
23
Chia sẻ tài liệu: Tuần 5. Đọc thêm: Chạy giặc thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
ĐỌC THÊM:
CHẠY GIẶC
Nguyễn Đình Chiểu
I. Giới thiệu:
1) Tác giả:
Nguyễn Đình Chiểu (1 - 7 - 1822) là nhà thơ lớn của đất nước trong thế kỉ 19. mắt bị mù lòa giữa thời trai trẻ, con đường công danh sự nghiệp dở dang, nhưng ông đã không chịu khoanh tay trước những bất hạnh cay đắng. Ong đã mở trường dạy học, làm thầy thuốc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, viết văn làm thơ, tiếng tăm lừng lẫy, trở thành ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ Việt Nam cuối thế kỉ 19.
Tên tuổi ông gắn liền với những truyện thơ đậm đà màu sắc cổ điển như "Lục Vân Tiên", "Ngư Tiều y thuật vấn đáp"... Đỉnh cao tư tưởng nghệ thuật là những bài văn tế, những bài văn thơ yêu nước như "Chạy giặc", "Xúc cảnh", "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", v.v...
I. Giới thiệu:
2) Tác phẩm:
a) Hòan cảnh sáng tác:
Bài thơ "Chạy giặc" là một bài ca yêu nước chống xâm lăng. Năm 1859, thực dân Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định. Đất nước rơi vào thảm họa, Nguyễn Đình Chiểu viết bài thơ "Chạy giặc" ghi lại sự kiện bi thảm này.
b) Thể loại:
Thất ngôn bát cú Đường luật: gồm 2 câu đề, 2 câu thực, 2 câu luận và 2 câu kết.
I. Giới thiệu:
2) Tác phẩm:
c) Bố cục:
2 câu đề
2 câu thực
2 câu luận
2 câu kết
Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
Một bàn cờ thế phút sa tay.
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ đàn chim dáo dác bay.
Bến Nghé của tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.
Hỏi trang dẹp lọan rày đâu vắng,
Nỡ để dân đen mắc nạn này.
II. Phân tích:
2 câu đề:
Cảnh họp chợ, cảnh tan chợ là nhịp sống yên bình của nhân dân ta. Tiếng súng Tây bất ngờ nổ rền trời đã làm nhịp sống ấy bị đảo lộn. Cảnh chiến tranh đã bắt đầu. "Một bàn cờ thế" là hình ảnh ẩn dụ nói về thời cuộc, về cuộc chiến giằng co, ác liệt. Ba tiếng "phút sa tay" trong câu thơ "Một bàn cờ thế phút sa tay" nói lên sự thất thủ của quân triều đình tại thành Gia Định diễn ra quá nhanh chóng. Hai câu đầu như 1 thông báo về sự kiện lịch sử bi thảm diễn ra vào năm 1859. Đằng sau câu thơ là nỗi lo lắng và kinh hoàng của nhà thơ trước thảm họa quê hương đất nước bị giặc Pháp giày xéo và chiếm đóng
?Hai câu đề nói lên thời cuộc và thế nước: giặc Pháp tấn công thành Gia Định lúc tan chợ.
II. Phân tích:
2) 2 câu thực:
Hai câu trong phần thực đối nhau về ý, từ ngữ lẫn nhịp điệu(bỏ nhà >< mất ổ, lơ xơ chạy >< dáo dác bay, lũ trẻ >< đàn chim), phép đảo ngữ vận dụng sắc xảo: vị ngữ "bỏ nhà" và "mất ổ" đặt lên đầu câu thơ nhằm nhấn mạnh nỗi đau thương tang tóc của nhân dân khi giặc Pháp tràn tới. Cắp từ láy "lơ xơ" và "dáo dác" gợi tả sự hỏang lọan và kinh hòang đến tột độ. Cảnh trẻ con lạc đàn, chim vỡ tổ là hai thi liệu chọn lọc điển hình theo cách nói của dân gian tả cảnh chạy giặc vô cùng thảm thương.
?Nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu đã nhìn đất nước bằng linh giác để nỗi đau ngoại cảm thấm vào tận tâm linh của nhà thơ
II. Phân tích:
3) 2 câu luận:
Phép đối và đảo ngữ được vận dụng sáng tạo. Câu thơ đã vẽ chân thực và sống động bức tranh một vùng địa lí bao la trù phú phút chốc biến thành đống tro tàn. Tiền của, tài sản của nhân dân ta bị giặc cướp sạch "tan bọt nước". Nhà cửa, xóm làng, quê hương của nhà thơ bị đốt cháy, lửa khói nghi ngút "nhuốm màu mây" . Hai hình ảnh so sánh "tan bọt nước" và "nhuốm màu mây" là cách nói cụ thể của nhân gian đặc tả cảnh điêu tàn do giặc Pháp gây ra.
? Tác giả lên án tội ác càn quét, đố nhà, giết người, cướp của tàn phá quê hương.
II. Phân tích:
4) 2 câu kết:
"Trang dẹp lọan" là trang anh hùng hào kiệt. "rày đâu vắng": hôm nay, bữa nay đi đâu mà không thấy xuất hiện. Nhà thơ vừa trách móc quân dân triều đình hèn yếu, thất thế, vừa mong đợi người anh hùng tài giỏi ra tay đánh giặt cứu nước, giúp dân thóat khỏi cảnh lầm than.
? câu hỏi nhưng cũng là mỉa mai, trách cứ. Hai câu cuối như 1 lời kêu cứu trước cảnh giặc ngoại xâm lăng, chứa đụng bao nhiêu tình yêu thương của Nguyễn Đình Chiểu đối với nhân dân đang quằn quại trong bom đạn giặc.
III. Tổng kết:
1)Giá trị nội dung:
Hiện thực đau thương của đất nước dưới gót giày quân xâm lược.
Nỗi đau của tấm lòng trung quân bị đỗ vỡ niềm tin vào triều đình phong kiến.
Tấm lòng yêu nước thương dân của Nguyễn Đình Chiểu.
2) Giá trị nghệ thuật:
Giọng thơ trữ tình nhưng mỉa mai.
Tả thực, ngôn ngữ giản dị, hàm súc, dùng nhiều từ láy và câu hỏi tu từ.
Nhiều từ ngữ tượng trưng cô đọng, khái quát, dễ hiểu.
CHẠY GIẶC
Nguyễn Đình Chiểu
I. Giới thiệu:
1) Tác giả:
Nguyễn Đình Chiểu (1 - 7 - 1822) là nhà thơ lớn của đất nước trong thế kỉ 19. mắt bị mù lòa giữa thời trai trẻ, con đường công danh sự nghiệp dở dang, nhưng ông đã không chịu khoanh tay trước những bất hạnh cay đắng. Ong đã mở trường dạy học, làm thầy thuốc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, viết văn làm thơ, tiếng tăm lừng lẫy, trở thành ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ Việt Nam cuối thế kỉ 19.
Tên tuổi ông gắn liền với những truyện thơ đậm đà màu sắc cổ điển như "Lục Vân Tiên", "Ngư Tiều y thuật vấn đáp"... Đỉnh cao tư tưởng nghệ thuật là những bài văn tế, những bài văn thơ yêu nước như "Chạy giặc", "Xúc cảnh", "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", v.v...
I. Giới thiệu:
2) Tác phẩm:
a) Hòan cảnh sáng tác:
Bài thơ "Chạy giặc" là một bài ca yêu nước chống xâm lăng. Năm 1859, thực dân Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định. Đất nước rơi vào thảm họa, Nguyễn Đình Chiểu viết bài thơ "Chạy giặc" ghi lại sự kiện bi thảm này.
b) Thể loại:
Thất ngôn bát cú Đường luật: gồm 2 câu đề, 2 câu thực, 2 câu luận và 2 câu kết.
I. Giới thiệu:
2) Tác phẩm:
c) Bố cục:
2 câu đề
2 câu thực
2 câu luận
2 câu kết
Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
Một bàn cờ thế phút sa tay.
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ đàn chim dáo dác bay.
Bến Nghé của tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.
Hỏi trang dẹp lọan rày đâu vắng,
Nỡ để dân đen mắc nạn này.
II. Phân tích:
2 câu đề:
Cảnh họp chợ, cảnh tan chợ là nhịp sống yên bình của nhân dân ta. Tiếng súng Tây bất ngờ nổ rền trời đã làm nhịp sống ấy bị đảo lộn. Cảnh chiến tranh đã bắt đầu. "Một bàn cờ thế" là hình ảnh ẩn dụ nói về thời cuộc, về cuộc chiến giằng co, ác liệt. Ba tiếng "phút sa tay" trong câu thơ "Một bàn cờ thế phút sa tay" nói lên sự thất thủ của quân triều đình tại thành Gia Định diễn ra quá nhanh chóng. Hai câu đầu như 1 thông báo về sự kiện lịch sử bi thảm diễn ra vào năm 1859. Đằng sau câu thơ là nỗi lo lắng và kinh hoàng của nhà thơ trước thảm họa quê hương đất nước bị giặc Pháp giày xéo và chiếm đóng
?Hai câu đề nói lên thời cuộc và thế nước: giặc Pháp tấn công thành Gia Định lúc tan chợ.
II. Phân tích:
2) 2 câu thực:
Hai câu trong phần thực đối nhau về ý, từ ngữ lẫn nhịp điệu(bỏ nhà >< mất ổ, lơ xơ chạy >< dáo dác bay, lũ trẻ >< đàn chim), phép đảo ngữ vận dụng sắc xảo: vị ngữ "bỏ nhà" và "mất ổ" đặt lên đầu câu thơ nhằm nhấn mạnh nỗi đau thương tang tóc của nhân dân khi giặc Pháp tràn tới. Cắp từ láy "lơ xơ" và "dáo dác" gợi tả sự hỏang lọan và kinh hòang đến tột độ. Cảnh trẻ con lạc đàn, chim vỡ tổ là hai thi liệu chọn lọc điển hình theo cách nói của dân gian tả cảnh chạy giặc vô cùng thảm thương.
?Nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu đã nhìn đất nước bằng linh giác để nỗi đau ngoại cảm thấm vào tận tâm linh của nhà thơ
II. Phân tích:
3) 2 câu luận:
Phép đối và đảo ngữ được vận dụng sáng tạo. Câu thơ đã vẽ chân thực và sống động bức tranh một vùng địa lí bao la trù phú phút chốc biến thành đống tro tàn. Tiền của, tài sản của nhân dân ta bị giặc cướp sạch "tan bọt nước". Nhà cửa, xóm làng, quê hương của nhà thơ bị đốt cháy, lửa khói nghi ngút "nhuốm màu mây" . Hai hình ảnh so sánh "tan bọt nước" và "nhuốm màu mây" là cách nói cụ thể của nhân gian đặc tả cảnh điêu tàn do giặc Pháp gây ra.
? Tác giả lên án tội ác càn quét, đố nhà, giết người, cướp của tàn phá quê hương.
II. Phân tích:
4) 2 câu kết:
"Trang dẹp lọan" là trang anh hùng hào kiệt. "rày đâu vắng": hôm nay, bữa nay đi đâu mà không thấy xuất hiện. Nhà thơ vừa trách móc quân dân triều đình hèn yếu, thất thế, vừa mong đợi người anh hùng tài giỏi ra tay đánh giặt cứu nước, giúp dân thóat khỏi cảnh lầm than.
? câu hỏi nhưng cũng là mỉa mai, trách cứ. Hai câu cuối như 1 lời kêu cứu trước cảnh giặc ngoại xâm lăng, chứa đụng bao nhiêu tình yêu thương của Nguyễn Đình Chiểu đối với nhân dân đang quằn quại trong bom đạn giặc.
III. Tổng kết:
1)Giá trị nội dung:
Hiện thực đau thương của đất nước dưới gót giày quân xâm lược.
Nỗi đau của tấm lòng trung quân bị đỗ vỡ niềm tin vào triều đình phong kiến.
Tấm lòng yêu nước thương dân của Nguyễn Đình Chiểu.
2) Giá trị nghệ thuật:
Giọng thơ trữ tình nhưng mỉa mai.
Tả thực, ngôn ngữ giản dị, hàm súc, dùng nhiều từ láy và câu hỏi tu từ.
Nhiều từ ngữ tượng trưng cô đọng, khái quát, dễ hiểu.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lý Thị Hồng Thúy
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)