Tuần 5. Đọc thêm: Chạy giặc
Chia sẻ bởi Trần Thị Thuý Hiền |
Ngày 10/05/2019 |
25
Chia sẻ tài liệu: Tuần 5. Đọc thêm: Chạy giặc thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Chào mừng quý thầy cô và các con học sinh
CHẠY GiẶC
Nguyễn Đình Chiểu
- Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888)
Là nhà thơ giàu lòng yêu nước thương dân.
- Ông được coi là ngọn cờ đầu của văn học yêu nước thế kỉ XIX.
I. Đọc – Tìm hiểu chung
1. Tác giả
Xuất xứ bài thơ:
Tương truyền bài thơ được tác giả viết sau khi thực dân Pháp tấn công thành Gia Định (17/2/1859) khi tác giả và nhân dân chạy giặc.
Thể thơ: Thơ Nôm – Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật.
2. Tác phẩm
* Bố cục bài thơ:
(Theo bố cục Đề-Thực-Luận-Kết)
+ 2 câu đề (1,2): Tình thế hiểm nghèo của đất nước khi thực dân Pháp xâm lược.
+ 2 câu thực (3,4): Hoàn cảnh khốn khổ của nhân dân ta.
+ 2 câu luận (5,6): Tội ác của giặc xâm lược.
+ 2 câu kết (7,8): Thái độ của tác giả.
Chạy Giặc
Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
Một bàn cờ thế phút sa tay.
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ở bầy chim dáo dác bay.
Bến Nghé của tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng
Nỡ để dân đen mắc nạn này.
ĐỀ
THỰC
LUẬN
KẾT
II. Đọc – Hiểu văn bản
1. Hai câu đề (1,2): Cảnh nước nhà
Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây
Một bàn cờ thế phút sa tay
* Ý nghĩa các từ in đậm:
- Chợ : là nơi họp mặt , giao lưu văn hóa kinh tế -> Biểu tượng cho quê hương , đất nước .
- Một bàn cờ thế : ván cờ tướng, một bên lâm vào thế bí , cần suy tính nước đi giỏi để gỡ , nếu sai một nước là thua
- Sa tay : tính toán sai -> Đất nước đã rơi vào tay giặc ( ba tỉnh miền Tây , Đông )
- Tiếng súng Tây : báo hiệu kẻ thù mới : từ phương Tây
-> Thông báo đất nước rơi thảm họa giặc ngoại xâm -> Nỗi xót xa của nhà thơ .
* Nội dung chính:
- Khung cảnh của đất nước khi giặc Pháp tấn công vào nước ta.
- Tình thế hiểm nghèo của đất nước, sai lầm của triều đình nhà Nguyễn
2. Hai câu thực (3,4): Tình cảnh của nhân dân
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ bầy chim dáo dát bay
* Nghệ thuật và ý nghĩa:
- Ngòi bút tả thực .
- Đảo ngữ , từ láy gợi hình , biểu cảm : lơ xơ
- Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy -> Tan đàn xẻ nghé, bơ vơ chạy giặc không biết về đâu của con người .
- Đảo ngữ, ẩn dụ , từ láy gợi hình , biểu cảm “dáo dác” : “Mất ổ bày chim dáo dác bay”
-> Gợi ra cảnh hốt hoảng , ngơ ngác tan tác của con ngưới khi giặc đến.
=> Là bức tranh cụ thể sinh động thể hiện tình cảnh tan tác bi thương của nhân dân khi ấy.
* Nội dung chính:
- Lơ xơ, dáo dát: dáng vẻ hốt hoảng, bơ vơ, không nơi nương tựa.
- Lũ trẻ, bầy chim: những sinh linh đáng thương, những thân phận nhỏi bé đáng lẽ ra cần được che chở thì đang bị đe dọa tình mạng
=> Cảnh chạy giặc trong nỗi kinh hoàng của nhân dân.
2. Hai câu luận (5,6): Tội ác của giặc xâm lược
Bến Nghé của tiền tan bọt nước
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.
* Nghệ thuật và ý nghĩa:
- Địa danh : Bến Nghé , Đồng Nai
-> Vùng đất Nam bộ bị tàn phá , tan tác , tro bay.
- “Của tiền”, “tranh ngói”: là cơ sở vật chất, mồ hôi, tiền của của con người cực khổ làm ra, bỗng chốc trôi theo bọt nước, tan theo mây khói.
- Hình ảnh cụ thể, khái quát, NT tương phản và đảo ngữ, giọng thơ đanh thép.
=> Cảnh quê hương thân thuộc tan hoang, vụn nát dưới tay thực dân Pháp
* Nội dung chính:
- Tô đậm thêm nỗi đau của tác giả, của nhân dân.
- Tâm trạng tác giả đã chuyển từ bất ngờ, hoang mang sang đau đớn rồi chua chát, xót xa.
=> Giúp người đọc hình dung được cảnh tan tác, tang thương của cả vùng Gia Định.
2. Hai câu kết (7,8): Thái độ của tác giả
Hỏi Trang dẹp loạn rày đâu vắng
Nỡ để dân đen mắc nạn này
* Nghệ thuật và ý nghĩa:
.
- Câu hỏi tu từ “Nỡ để dân đen mắc nạn này” -> Mỉa mai trách cứ .
- Trang dẹp loạn: cách nói trang trọng dùng để chỉ những đấng anh hùng.
=> Tác giả gọi các trang dẹp loạn bởi có lẽ ông đã quá thất vọng với triều đình phong kiến và hy vọng vào những người anh hùng cứu quốc còn ẩn thân trong nhân gian .
* Nội dung chính:
- Là một câu hỏi gay gắt và lời phê phán nghiêm khắc những trang dẹp loạn của triều đình.
- Đồng thời là một tiếng khóc nghẹn ngào đầy nước mắt của một người hết lòng yêu nước thương dân.
=> Hai câu thơ chính là tiếng kêu cứu thể hiện nỗi đau của đất nước của nhân dân cũng là của tác giả. Trong nỗi đau ấy là một tấm lòng trung quân ái quốc.
III. Tổng kết
1. Chủ đề bài thơ
“Chạy giặc” là bài ca yêu nước thể hiện sâu sắc lòng căm thù giặc Pháp và nói lên tình thương xót nhân dân trước hoạ xâm lăng. Bài thơ là một chứng tích về tội ác giặc Pháp trong những ngày đầu chúng xâm lược nước ta.
III. Tổng kết
2. Nội dung
Bài thơ thể hiện nỗi đau của NĐC khi giặc đến và tấm lòng thiết tha mong mỏi những đấng anh hùng đứng ra giúp nước
III. Tổng kết
3. Nghệ thuật:
- Tả thực, kết hợp với khái quát, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh.
- Biện pháp đối lập, câu hỏi tu từ: xót thương , đau đớn vì đất nước rơi vào tay giặc, nhân dân lầm than đau khổ.Kêu lên thống thiết, thức tỉnh những người yêu nước, những người có trách nhiệm bảo vệ đất nước.
Cảm ơn thầy cô đã chú ý lắng nghe!
CHẠY GiẶC
Nguyễn Đình Chiểu
- Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888)
Là nhà thơ giàu lòng yêu nước thương dân.
- Ông được coi là ngọn cờ đầu của văn học yêu nước thế kỉ XIX.
I. Đọc – Tìm hiểu chung
1. Tác giả
Xuất xứ bài thơ:
Tương truyền bài thơ được tác giả viết sau khi thực dân Pháp tấn công thành Gia Định (17/2/1859) khi tác giả và nhân dân chạy giặc.
Thể thơ: Thơ Nôm – Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật.
2. Tác phẩm
* Bố cục bài thơ:
(Theo bố cục Đề-Thực-Luận-Kết)
+ 2 câu đề (1,2): Tình thế hiểm nghèo của đất nước khi thực dân Pháp xâm lược.
+ 2 câu thực (3,4): Hoàn cảnh khốn khổ của nhân dân ta.
+ 2 câu luận (5,6): Tội ác của giặc xâm lược.
+ 2 câu kết (7,8): Thái độ của tác giả.
Chạy Giặc
Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
Một bàn cờ thế phút sa tay.
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ở bầy chim dáo dác bay.
Bến Nghé của tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng
Nỡ để dân đen mắc nạn này.
ĐỀ
THỰC
LUẬN
KẾT
II. Đọc – Hiểu văn bản
1. Hai câu đề (1,2): Cảnh nước nhà
Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây
Một bàn cờ thế phút sa tay
* Ý nghĩa các từ in đậm:
- Chợ : là nơi họp mặt , giao lưu văn hóa kinh tế -> Biểu tượng cho quê hương , đất nước .
- Một bàn cờ thế : ván cờ tướng, một bên lâm vào thế bí , cần suy tính nước đi giỏi để gỡ , nếu sai một nước là thua
- Sa tay : tính toán sai -> Đất nước đã rơi vào tay giặc ( ba tỉnh miền Tây , Đông )
- Tiếng súng Tây : báo hiệu kẻ thù mới : từ phương Tây
-> Thông báo đất nước rơi thảm họa giặc ngoại xâm -> Nỗi xót xa của nhà thơ .
* Nội dung chính:
- Khung cảnh của đất nước khi giặc Pháp tấn công vào nước ta.
- Tình thế hiểm nghèo của đất nước, sai lầm của triều đình nhà Nguyễn
2. Hai câu thực (3,4): Tình cảnh của nhân dân
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ bầy chim dáo dát bay
* Nghệ thuật và ý nghĩa:
- Ngòi bút tả thực .
- Đảo ngữ , từ láy gợi hình , biểu cảm : lơ xơ
- Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy -> Tan đàn xẻ nghé, bơ vơ chạy giặc không biết về đâu của con người .
- Đảo ngữ, ẩn dụ , từ láy gợi hình , biểu cảm “dáo dác” : “Mất ổ bày chim dáo dác bay”
-> Gợi ra cảnh hốt hoảng , ngơ ngác tan tác của con ngưới khi giặc đến.
=> Là bức tranh cụ thể sinh động thể hiện tình cảnh tan tác bi thương của nhân dân khi ấy.
* Nội dung chính:
- Lơ xơ, dáo dát: dáng vẻ hốt hoảng, bơ vơ, không nơi nương tựa.
- Lũ trẻ, bầy chim: những sinh linh đáng thương, những thân phận nhỏi bé đáng lẽ ra cần được che chở thì đang bị đe dọa tình mạng
=> Cảnh chạy giặc trong nỗi kinh hoàng của nhân dân.
2. Hai câu luận (5,6): Tội ác của giặc xâm lược
Bến Nghé của tiền tan bọt nước
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.
* Nghệ thuật và ý nghĩa:
- Địa danh : Bến Nghé , Đồng Nai
-> Vùng đất Nam bộ bị tàn phá , tan tác , tro bay.
- “Của tiền”, “tranh ngói”: là cơ sở vật chất, mồ hôi, tiền của của con người cực khổ làm ra, bỗng chốc trôi theo bọt nước, tan theo mây khói.
- Hình ảnh cụ thể, khái quát, NT tương phản và đảo ngữ, giọng thơ đanh thép.
=> Cảnh quê hương thân thuộc tan hoang, vụn nát dưới tay thực dân Pháp
* Nội dung chính:
- Tô đậm thêm nỗi đau của tác giả, của nhân dân.
- Tâm trạng tác giả đã chuyển từ bất ngờ, hoang mang sang đau đớn rồi chua chát, xót xa.
=> Giúp người đọc hình dung được cảnh tan tác, tang thương của cả vùng Gia Định.
2. Hai câu kết (7,8): Thái độ của tác giả
Hỏi Trang dẹp loạn rày đâu vắng
Nỡ để dân đen mắc nạn này
* Nghệ thuật và ý nghĩa:
.
- Câu hỏi tu từ “Nỡ để dân đen mắc nạn này” -> Mỉa mai trách cứ .
- Trang dẹp loạn: cách nói trang trọng dùng để chỉ những đấng anh hùng.
=> Tác giả gọi các trang dẹp loạn bởi có lẽ ông đã quá thất vọng với triều đình phong kiến và hy vọng vào những người anh hùng cứu quốc còn ẩn thân trong nhân gian .
* Nội dung chính:
- Là một câu hỏi gay gắt và lời phê phán nghiêm khắc những trang dẹp loạn của triều đình.
- Đồng thời là một tiếng khóc nghẹn ngào đầy nước mắt của một người hết lòng yêu nước thương dân.
=> Hai câu thơ chính là tiếng kêu cứu thể hiện nỗi đau của đất nước của nhân dân cũng là của tác giả. Trong nỗi đau ấy là một tấm lòng trung quân ái quốc.
III. Tổng kết
1. Chủ đề bài thơ
“Chạy giặc” là bài ca yêu nước thể hiện sâu sắc lòng căm thù giặc Pháp và nói lên tình thương xót nhân dân trước hoạ xâm lăng. Bài thơ là một chứng tích về tội ác giặc Pháp trong những ngày đầu chúng xâm lược nước ta.
III. Tổng kết
2. Nội dung
Bài thơ thể hiện nỗi đau của NĐC khi giặc đến và tấm lòng thiết tha mong mỏi những đấng anh hùng đứng ra giúp nước
III. Tổng kết
3. Nghệ thuật:
- Tả thực, kết hợp với khái quát, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh.
- Biện pháp đối lập, câu hỏi tu từ: xót thương , đau đớn vì đất nước rơi vào tay giặc, nhân dân lầm than đau khổ.Kêu lên thống thiết, thức tỉnh những người yêu nước, những người có trách nhiệm bảo vệ đất nước.
Cảm ơn thầy cô đã chú ý lắng nghe!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Thuý Hiền
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)