Tuần 5. Đọc thêm: Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Hương Sơn phong cảnh ca)

Chia sẻ bởi Đỗ Nguyễn Ngọc Liên | Ngày 10/05/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Tuần 5. Đọc thêm: Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Hương Sơn phong cảnh ca) thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Trường THPT Vĩnh Hưng - Ấp Tam Hưng, Vĩnh Hưng, Vĩnh Lợi, Bạc Liêu
Giới thiệu
:
HƯƠNG SƠN PHONG CẢNH CA (Chu Mạnh Trinh) Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
- Chu Mạnh Trinh (1862 - 1905) tự Cán Thần, hiệu Trúc Vân, người làng Phú Thị, tổng Mễ Sở, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu (nay là tỉnh Hưng Yên). - Ông là một người tài hoa, không chỉ có tài về thơ Nôm mà còn có tài về kiến trúc. 2. Hoàn cảnh sáng tác:
- Bài thơ có thể được ra đời khi ông tham gia trùng tu chùa Thiên Trù trong quần thể Hương Sơn. - Hương Sơn (hay chùa Hương) là một quần thể thắng cảnh và kiến trúc nổi tiếng ở huyện Mĩ Đức, tỉnh Hà Tây. Đọc hiểu
1. Cảnh đẹp Hương Sơn:
“Bầu trời cảnh Bụt Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay Kìa non non, nước nước, mây mây Đệ nhất động hỏi là đây có phải? Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái Lững lờ khe Yến cá nghe kinh Vẳng bên tai một tiếng chày kình Khách tang hải giật mình trong giấc mộng Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng Này hang Phật Tích, này động Tuyết Quynh Nhác trông lên ai khéo họa hình Đá ngũ sắc lonh lanh như gấm dệt Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây" * 4 câu đầu: - “ Bầu trời cảnh bụt”: Câu thơ ngắn, xác định nét cơ bản, bao trùm của danh thắng vừa là nơi có nhiều cảnh đẹp vừa là thắng tích đậm sắc thần Phật, tiên giới. - Câu “Thú…phải”: vừa bộc bạch suy nghĩ, vừa ngắm nhìn toàn cảnh Hương Sơn. Phối hợp điệp từ với liệt kê (non, nước mây) và thanh điệu (BB,TT,BB) Câu hỏi tu từ: Khẳng định vẻ đẹp Hương Sơn. * 10 câu tiếp theo Xuôi đò suối Yến, leo núi, vào hang, lễ chùa, khấn Phật. “Này suối…Tuyết Quynh”: Biện pháp nhân hóa, phối thanh, phối hình tinh tế: Cảnh vừa hiện thực vừa lãng mạn. “Nhác…mây”: Biện pháp so sánh, ẩn dụ dựng lại bức tranh hang động vừa thực vừa mộng, vừa trần, vừa tiên. => Nhà thơ đã làm sống dậy từng nét thanh tú của danh lam, vừa đem lại cảm nhận tâm linh cho thắng cảnh. 2. Tấm lòng nhà thơ:
“Chừng giang sơn còn đợi ai đây Hay tạo hóa khéo ra tay xếp đặt Lần Tràng hạt niệm Nam mô Phật Cửa từ bi công đức biết là bao! Càng trông phong cảnh càng yêu" - Hai câu đầu: suy nghĩ về cội nguồn, nguyên cớ tạo nên cảnh đẹp Hương Sơn (tạo hóa – con người), vừa toát lên niềm tự hào của tác giả – người đã góp phần công sức tôn tạo nhiều danh thắng. - Ba câu cuối: Tự họa dáng hình và tấm lòng sùng kính, hướng lên đức Phật để tri ân khấn nguyện… 3. Nghệ thuật:
- Sử dụng từ tạo hình. - Giọng thơ nhẹ nhàng. - Sử dụng nhiều kiểu câu, ngữ điệu tự do, phù hợp với tư tưởng phóng khoáng. 4. Ý nghĩa văn bản:
Tác phẩm là một bài ca đẹp đẽ, trong sáng ca ngợi cảnh đẹp Hương Sơn, từ đó tác giả bày tỏ tình yêu quê hương đất nước và tình yêu cuộc sống. Thắng cảnh Hương Sơn
Suối Yến:
Khách hành hương:
Núi Mân Xôi:
Gác chuông Thiên Trù:
Chùa Thiên Trù:
Điện Phật chùa Thiên Trù:
Tháp Thiên Thủy:
Đền Trình:
Động Hương Tích:
Bút tích của chúa Trịnh Sâm:
Điện Phật trong động Hương Tíc:
Cây vàng:
Lễ Hội Chùa Hương 15/02:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Nguyễn Ngọc Liên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)