Tuần 4. Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ
Chia sẻ bởi Đinh Thị Hồng Minh |
Ngày 09/05/2019 |
446
Chia sẻ tài liệu: Tuần 4. Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ thuộc Ngữ văn 10
Nội dung tài liệu:
Đọc văn
Tiết : 11
TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU – TRỌNG THỦY
1. Giới thiệu chung về truyền thuyết
I. TÌM HIỂU CHUNG
Dựa vào phần Tiểu dẫn, em hãy trình bày những nét khái quát về truyền thuyết ?
TRUYỀN
THUYẾT
Giá trị, ý nghĩa
Khái niệm
Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
Môi trường sinh thành, biến đổi và diễn xướng
Lễ hội và các di tích
lịch sử
Đặc trưng
1. Giới thiệu chung về truyền thuyết
Phản ánh lịch sử một cách
độc đáo
Thể hiện thái độ, cách đánh
giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
Phản ánh lịch sử một cách
độc đáo
Thể hiện thái độ, cách đánh
giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
Lễ hội và các di tích
lịch sử
Phản ánh lịch sử một cách
độc đáo
Thể hiện thái độ, cách đánh
giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
Đề tài: Lấy từ lịch sử.
Sử dụng nhiều yếu tố tưởng tượng, hư cấu.
I. TÌM HIỂU CHUNG
2. Văn bản: “Truyện An Dương Vương và Mị Châu –
Trọng Thủy”
I. TÌM HIỂU CHUNG
Em hãy cho biết môi trường sinh thành, lưu truyền, biến đổi, diễn xướng và xuất xứ của truyện ?
Môi trường sinh thành, lưu truyền
và biến đổi: Cụm di tích lịch sử Cổ Loa.
Trích từ “ Truyện Rùa Vàng” trong
“Lĩnh Nam chích quái”.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Đọc
2. Bố cục: 4 phần
P1: Quá trình xây thành – chế nỏ từ thất bại đến thành
công của An Dương Vương.
- P2: Hành vi đánh cắp lẫy nỏ thần của Trọng Thủy.
P3: Diễn biến cuộc chiến tranh lần hai giữa hai nước
và kết thúc bi kịch đối với cha con An Dương Vương.
- P4: Kết cục bi thảm của Trọng Thủy, hình ảnh ngọc
trai - giếng nước.
=> NX: kết cấu cốt truyện theo trình tự xảy ra sự việc
Theo em, văn bản được trình bày theo bố cục mấy phần ? Nêu nội dung chính của từng phần ?
Giếng Ngọc trước đền An Dương Vương
Hỏt quan h? trong khu v?c Gi?ng Ng?c
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
3. Đọc – hiểu chi tiết
a) Nhân vật An Dương Vương
a) Nhân vật An Dương Vương
* Xây thành, chế nỏ, đánh thắng quân xâm lược
Quá trình xây thành, chế nỏ:
+ Gian nan, khó nhọc, vất vả và kiên trì.
+ Ý thức trách nhiệm, tinh thần cảnh giác rất cao của nhà vua.
Đánh thắng quân xâm lược là do:
+ Có thành ốc kiên cố.
+ Có nỏ thần kì diệu.
+ Có tinh thần cảnh giác cao độ.
=> Bài học dựng nước và giữ nước
a) Nhân vật An Dương Vương
Hư cấu nghệ thuật : “ An Dương Vương được thần linh
giúp đỡ”
+ Khẳng định việc làm của An Dương Vương hợp lòng trời, được lòng dân.
+ Là cách để nhân dân ca ngợi nhà vua, tự hào về chiến công xây thành, chế nỏ, chiến thắng quân xâm lược.
+ Cha ông luôn ngầm giúp đỡ con cháu đời sau trong công cuộc dựng nước và giữ nước.
Em hãy cho biết ý nghĩa của những chi tiết hư cấu, thần kì về việc An Dương Vương được thần linh giúp đỡ ?
* Bi kịch nước mất, nhà tan
a) Nhân vật An Dương Vương
Sự mất cảnh giác, sai lầm của nhà vua thể hiện qua những chi tiết nào ? Từ đó, em hãy cho biết nguyên nhân khiến An Dương Vương lâm vào bi kịch ?
* Bi kịch nước mất, nhà tan
a) Nhân vật An Dương Vương
- Sai lầm của An Dương Vương:
+ Nhận lời cầu hòa,
+ Gả con gái cho Trọng Thủy,
+ Lơ là phòng thủ,
+ Chủ quan khinh địch.
Nguyên nhân: lơ là, chủ quan, khinh địch,
mất cảnh giác
* Bi kịch nước mất, nhà tan
a) Nhân vật An Dương Vương
- Những chi tiết hư cấu:
Những chi tiết hư cấu: An Dương Vương tự tay chém
đầu con gái rồi theo gót thần Rùa Vàng xuống biển thể
hiện điều gì ? (Nối cột 1 với cột 2 để thành những mệnh đề đúng)
CỘT 1
CỘT 2
* Bi kịch nước mất, nhà tan
a) Nhân vật An Dương Vương
Những chi tiết hư cấu:
+ An Dương Vương tự tay chém đầu con gái:
→ hành động quyết liệt, dứt khoát đứng về quyền lợi
của dân tộc.
→ Lòng kính trọng của nhân dân đối với thái độ dũng cảm của vị anh hùng, sự phê phán thái độ mất cảnh giác của Mị Châu.
+ ADV theo gót thần Rùa Vàng xuống biển:
→ ADV bất tử cùng sông núi.
→ Lòng biết ơn của nhân dân.
* Sự mất cảnh giác của Mị Châu
- Lén đưa cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần,
- Rứt áo lông ngỗng đánh dấu chỉ đường cho giặc đuổi theo.
=> Vô tình làm lộ bí mật quốc gia, nhẹ dạ, cả tin.
b) Nhân vật Mị Châu
* Đánh giá về nhân vật Mị Châu:
Sự mất cảnh giác của Mị Châu được thể hiện qua những chi tiết nào ?
Em đánh giá như thế nào về việc Mị Châu lén đưa cho Trọng Thủy xem nỏ thần ?
b) Nhân vật Mị Châu
b) Nhân vật Mị Châu
* Đánh giá về nhân vật Mị Châu:
Việc Mị Châu trao nỏ thần không phải là lẽ hợp
tự nhiên, đạo đức.
* Thái độ của nhân dân đối với Mị Châu:
Mị Châu bị thần Rùa Vàng kết tội là giặc, bị vua cha chém đầu, nhưng sau đó, máu nàng hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch. Hư cấu như vậy, người xưa muốn bày tỏ thái độ, tình cảm như
thế nào đối với nàng ?
b) Nhân vật Mị Châu
* Thái độ của nhân dân đối với Mị Châu
Mị Châu bị Rùa Vàng kết tội là giặc, bị vua cha chém đầu.
Sự phê phán nghiêm khắc của nhân dân.
- Sau khi nàng chết, máu → ngọc trai, xác→ ngọc thạch.
Sự bao dung, cảm thông của nhân dân đối Mị Châu.
=> Lời nhắn nhủ cho thế hệ sau: Cần giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa “tình nhà” với “nợ nước”, giữa riêng với chung.
Hình thức “hóa thân” – thủ pháp nghệ thuật
truyền thống của truyện kể dân gian.
c) Nhân vật Trọng Thủy
* Giai đoạn đầu:
- Lợi dụng sự ngây thơ của Mị Châu.
- Tấn công nước Âu Lạc, đuổi theo cha con An Dương Vương.
Là tên gián điệp nguy hiểm, trực tiếp gây ra bi kịch của hai cha con An Dương Vương.
* Sau khi Mị Châu chết:
- Ôm xác vợ khóc lóc, thương nhớ,
- Lao đầu xuống giếng tự tử.
Là nạn nhân của của chiến tranh xâm lược phi nghĩa.
=> Là nhân vật phức tạp, vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân của chiến tranh xâm lược.
Em hãy kể ra những hành động mà Trọng Thủy đã làm trong truyện? Qua đó, em thấy Trọng Thủy là người như thế nào ?
c) Nhân vật Trọng Thủy
* Hình ảnh ngọc trai – giếng nước:
Câu hỏi: Hình ảnh ngọc trai - giếng nước có
ý nghĩa gì ?
Ngợi ca tình yêu chung thủy, son sắt
B. Ngợi ca sự hi sinh cao cả vì tình yêu
C. Biểu tượng một mối oan tình được hóa giải
D. Kết cục tất yếu của bi kịch tình yêu
c) Nhân vật Trọng Thủy
* Hình ảnh ngọc trai – giếng nước:
- Mang ý nghĩa hóa giải hận thù.
- Nói lên truyền thống ứng xử đầy bao dung,
đầy nhân hậu của nhân dân.
III. TỔNG KẾT
TỔNG KẾT
1. Nội dung
Là một cách giải
thích nguyên nhân mất nước Âu Lạc.
- Bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù, xử lí đúng đắn các mối quan hệ.
2. Nghệ thuật
- Xây dựng nhân vật vừa gắn với “cốt lõi lịch sử” vừa lung linh yếu tố hoang đường kì ảo.
- Nhiều hư cấu nghệ thuật.
- Kết cấu vừa mang nét chung vừa độc đáo.
Câu 1: Truyền thuyết là loại truyện kể dân gian về điều gì ?
BÀI TẬP KIỂM TRA
Câu 2: Thành Cổ Loa thuộc huyện nào của Hà Nội ?
BÀI TẬP KIỂM TRA
Câu 3: Di tích nào không có trong khu vực thành Cổ Loa ?
BÀI TẬP KIỂM TRA
Câu 4: Vì sao Triệu Đà lại cầu hôn Mị Châu cho con trai ?
BÀI TẬP KIỂM TRA
Câu 5: Bi kịch đau xót nhất của An Dương Vương là gì ?
BÀI TẬP KIỂM TRA
Câu 6: Chi tiết máu của Mị Châu chảy xuống biển thành Ngọc nói lên điều gì ?
BÀI TẬP KIỂM TRA
Câu 7: Dòng nào nêu đúng nội dung "Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy" ?
CÂU HỎI TỰ LUẬN NÂNG CAO:
Câu 1: Tìm những biểu hiện cụ thể của đặc trưng thể loại truyền thuyết trong “Truyện An Dương và Mị Châu – Trọng Thủy” ?
Câu 2: Câu nói của Rùa Vàng: “ Kẻ nào ngồi sau ngưạ chính là giặc đó” có ý nghĩa gì ?
Câu 3: An Dương Vương đã tự tay chém đầu người con gái duy nhất của mình nhưng dân gian lại dựng đền và am thờ hai cha con ngay cạnh nhau. Cách xử lí như vậy nói lên điều gì trong đạo lí truyền thống của dân tộc ta ?
Câu 4: Bài học lịch sử mà nhân dân gửi gắm trong truyện là gì?
Tiết học kết thúc.
Xin chân thành cảm ơn
thầy cô và các em!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đinh Thị Hồng Minh
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)