Tuần 4. Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ

Chia sẻ bởi Trần Lê Anh Thương | Ngày 09/05/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: Tuần 4. Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

VĂN HỌC DÂN GIAN
TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU-TRỌNG THỦY
TRUYỀN
THUYẾT


Ý NGHĨA
Là loại truyện dân gian
kể về các nhân vật
và sự kiện lịch sử.
KHÁI NIỆM
MÔI TRƯỜNG SINH THÀNH BIẾN ĐỔI, DIỄN XƯỚNG
ĐẶC TRƯNG
Đề tài lấy từ lịch sử.
Sử dụng nhiều
yếu tố tưởng tượng,
hư cấu.
Phản ánh lịch sử, thể
hiện thái độ của nhân
dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
Lễ hội dân gian và các di tích lịch sử, văn hóa.
Thục phán cai trị đất nước sau Hùng Vương thời Văn Lang. Xây thành ở đất Việt Thường,An Dương Vương xây tới đâu là lở tới đó. Vua phải nhờ tới sự giúp đỡ của Rùa Vàng mới xây xong. Trước khi từ biệt ra về, Rùa Vàng còn tặng cho nhà vua cái móng vuốt để làm lẫy nỏ, có thể bắn trăm phát trăm trúng. Nhờ có lẫy nỏ mà mấy lần Triệu Đà cử đại binh sang xâm lược, An Dương Vương đều chiến thắng vẻ vang. Một thời gian sau, Đà cầu hôn Mị Châu là con gái của An Dương Vương cho con trai mình là Trọng Thủy. An Dương Vươn bằng lòng mà không nghi ngờ gì. Trọng Thủy bảo Mị Châu lấy cho mình xem nỏ thần rồi đánh tráo, đem về nước cho cha. Triệu Đà lại cất quân sang xâm lược. Mất nỏ thần, An Dương Vương thua trận, bèn cùng Mị Châu chạy về biển Đông. Nhà vua cầu cứu Rùa Vàng, Rùa Vàng bảo: “Giặc sau lưng nhà vua đó”. An Dương Vương hiểu ra, tuốt kiếm chém đầu Mị Châu rồi cùng Rùa Vàng rẽ nước xuống biển Đông.
TÓM TẮT TRUYỆN
An Dương Vương tên thật là Thục Phán, là vị vua lập nên nước Âu Lạc và cũng là vị vua duy nhất cai trị nhà nước này. Âu Lạc là nhà nước thứ hai trong lịch sử Việt Nam sau nhà nước Văn Lang đầu tiên của các vua Hùng.
Niên đại trị vì của An Dương Vương được các tài liệu ghi khác nhau. Sử cũ như Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục cho rằng thời gian ông làm vua kéo dài 50 năm, từ 257 TCN đến 208 TCN.
Các sử gia hiện đại căn cứ vào Sử ký Tư Mã Thiên là tài liệu gần thời đại nước Âu Lạc nhất, cho rằng An Dương Vương và nước Âu Lạc tồn tại từ khoảng 208 TCN đến 179 TCN, tức là gần 30 năm.
1. Nhân vật An Dương Vương
a) Công lao
Xây thành, chế nỏ, đánh bại Triệu Đà
Âu Lạc hưng thịnh nhờ sự trị vì của Thục Phán
1. Nhân vật An Dương Vương
Nguyên nhân thành công
- Kiên trì, quyết tâm, không nản trí trước khó khăn, thất bại tạm thời
- Thành tâm cầu tài
- Sự trợ giúp của cả người và thần linh
- Có tinh thần cảnh giác cao, có sự lo tính, chuẩn bị sẵn sàng đối phó với nguy cơ xâm lược của kẻ thù (xây thành, chế nỏ)
1. Nhân vật An Dương Vương
b) Sai lầm
Không nhận ra dã tâm nham hiểm của Đà.
Chấp nhận cầu thân mà không đề phòng
Chủ quan, khinh địch
=> Ông thua là thua ở mưu kế hiểm đọc do bị phá ngầm bên trong chứ không phải thua do kém binh, kém tướng
1. Nhân vật An Dương Vương
c) Kết cục đau xót
- Mất nước một cách bi thảm
Phải tự tay chém chết con gái
=> Ông thua không phải về kém binh, kém tướng mà do ông quá tin vào lời của kẻ địch, chủ quan, không lo đề phòng.
1. Nhân vật An Dương Vương
d) Thái độ của nhân dân
- Công lao: biết ơn, ca ngợi, tôn vinh
- Sai lầm: nghiêm khắc phê phán
2. Mối tình Mị Châu – Trọng Thủy

a) Sự lựa chọn và bi kịch
Mị Châu
Trọng Thủy
Tình cảm vợ chồng
Nghĩa vụ đất nước
- Cho Trọng Thủy xem nỏ thần – bí mật quốc gia
- Rắc lông ngỗng chỉ đường cho Trọng Thủy – chỉ đường cho giặc
Làm trọn trịa đạo lí vợ chồng, bỏ quên nhiệm vụ với đất nước
- Lừa Mị Châu cho xem nỏ thần, đánh tráo nỏ thần
- Dẫn binh xâm lược đất nước của vụ
Hoàn thành nhiệm vụ với đất nước, từ bỏ tình cảm vợ chồng

Mị Châu
Trọng Thủy
Bi kịch
Bi kịch
- Mất nước
- Gia đình tan vỡ
- Bị kết tội phản quốc và bị cha chém chết
- Mất đi người yêu và tình yêu
- Phải tự tử để đền bù tội
- Bị lên án là kẻ gián điệp, phản bội

Mị Châu
Trọng Thủy
- Nhẹ dạ, cả tin, yêu chồng sâu sắc
- Đặc tình cảm cá nhân lên trên vận mệnh quốc gia, dân tộc
- Là một người con gái đáng thương và đáng giận
- Chàng có tình yêu với Mị Châu nhưng vẫn đặt nghĩa vụ đối với quốc gia lên hàng đầu
- Ý thức được tội lỗi của mình nên tự tìm lấy cái chết
- Vừa lạ nạn nhân vừa là thủ phạm của âm mưu xâm lược
2. Mối tình Mị Châu – Trọng Thủy

b) Thái độ của nhân dân
Mị Châu
Trọng Thủy
Thái độ của nhân dân
Thái độ của nhân dân
- Nghiêm khắc phê phán tội phản quốc dù chỉ vô tình
- Bao dung và vị tha
Nhi nữ ngây thư và họa diệt quốc
- Nghiêm khắc trừng phạt tội gián điệp cướp nước
- Bao dung hóa giải tội lỗi
Gián điệp đầy mâu thuẫn giữa lệnh cha khó cãi và nghĩa phu thê không thể vẹn trọn
2. Mối tình Mị Châu – Trọng Thủy
- Về phương diện nghệ thuật : có giá trị thẩm mỹ cao
- Về phương diện tổ chức cốt truyện: là tình tiết đắt giá thể hiện sự kết thúc hợp lí và lòng nhân ái thấu tinh đạt li của nhân dân đối với đôi trai gái:
- Biểu tương cho tấm lòng trinh bạch của Mị Châu
- Sự hòa giải mối tinh – thu giữ Mị Châu và Trọng Thủy
c) Chi tiết ngọc trai - giếng nước
Câu chuyện cổ tích về Mỵ Châu Trọng Thủy vẫn được lưu truyền mãi cho đến ngày nay. Sau khi công chúa bị vua An Dương Vương chém, Trọng Thủy đuổi theo đến nơi, thấy Mỵ Châu đã chết, thương khóc ôm xác đem về chôn ở Loa Thành, hóa làm đá ngọc. Trọng Thủy nhớ tiếc Mỵ Châu, trở lại nơi vợ tắm gội trang điểm thương nhớ không nguôi, cuối cùng nhảy xuống giếng chết. Hiện nay giếng Trọng Thủy - Mỵ Châu nằm ngay cửa đền An Dương Vương, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh (Hà Nội).
3.Yếu tố thần kì và cốt lõi lịch sử
Yếu tố thần kì
Chi tiết
Ý nghĩa
Cốt lõi lịch sử
Sự sụp đổ của nhà nước Âu Lạc
Quá trình chiến thắng giặc ngoại xâm bằng sức mạng vũ khí
Quá trình dựng nước của người Âu Lạc
4.Bài học người xưa nhắn gửi
- Thất bại của An Dương Vương
- Bài học về sự mất cảnh giác và chủ quan trong sự nghiệp giữ nước.
- Bi kịch Mị Châu – Trọng Thủy:
- Bài học về cách giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân và trách nhiệm của công dân (tình nhà – nợ nước).
1.Nghệ thuật
-Kết hợp nhuần nhuyễn “giữa cốt lõi lịch sử” và hư cấu nghệ thuật.
Kết cấu chặt chẽ, xây dựng những chi tiết có giá trị nghệ thuật cao.
Xây dựng được những nhân vật truyền thuyết tiêu biểu.
TỔNG KẾT
2. Nội dung
- Quá trình dựng nước, giữ nước của An Dương Vương và bi kịch mất nước gắn với mối tình bi kịch của Mị Châu và Trọng Thủy.
3.Ý nghĩa văn bản
- Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc và nêu bài học lịch sử về việc giữ nước, tinh thần cảnh giác với kẻ thù, cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng và chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng.
TRƯỚC ĐÁ MỴ CHÂU (TRẦN ĐĂNG KHOA)

Người dân nào xưa đưa em về đây

Cho em gặp bố

Người bố mất nỏ thần, giận em, ruồng bỏ

Nhưng nhân dân mình không nỡ bỏ em ...

Nhân dân mình không nỡ bỏ em

Không nỡ bỏ đứa con bị bỏ

Để chiều nay trong gian đình cổ

Tôi đứng lặng trước em

Tôi đứng lặng trước em

Không phải trước nỗi lầm

biến em thành đá cuội

Nhớ vận nước có một thời chìm nổi

Bắt đầu từ một tình yêu

Em hoá đá ở trong truyền thuyết

Cho bao cô gái sau em

Không còn phải hoá đá trong đời

Có những lỗi lầm phải trả bằng cả
một kiếp người

Nhưng lỗi lầm em lại phải trả bằng
máu toàn dân tộc

Máu vẫn thấm qua từng trang tập đọc

Vó ngựa Triệu Đà còn đau đến hôm nay....

Người dân nào xưa đưa em về đây

Như muốn nhắc một điều gì ...

Đền Cổ Loa nhạt nắng
Lừng lẫy bóng chiều đi ....

Cổ Loa 12-3-1974
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Lê Anh Thương
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)