Tuần 4. Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ
Chia sẻ bởi Trịnh Thị Hà Giang |
Ngày 19/03/2024 |
7
Chia sẻ tài liệu: Tuần 4. Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ thuộc Ngữ văn 10
Nội dung tài liệu:
TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG
VÀ MỊ CHÂU- TRỌNG THUỶ
Chương trình Ngữ văn, lớp 10
I.TÌM HIỂU CHUNG
1. Thể loại truyền thuyết
TRUYỀN
THUYẾT
Giá trị, ý nghĩa
KHÁI NIỆM
Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử.
Môi trường sinh thành, biến đổi và diễn xướng
ĐẶC TRƯNG
- Đề tài: Lấy từ lịch sử
Sử dụng nhiều yếu tố tưởng tượng, hư cấu.
1. Thể loại truyền thuyết
Phản ánh lịch sử một cách
độc đáo
Thể hiện thái độ, cách đánh
giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
Lễ hội và các di tích
lịch sử
- Môi trường sinh thành, lưu truyền và biến đổi: lễ hội dân gian, di tích lịch sử- văn hoá.
2. Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ.
- Văn bản được trích từ “Truyện Rùa Vàng” trong “Lĩnh Nam chích quái” (thế kỉ XV).
- Truyện gắn với khu di tích và lễ hội Cổ Loa (Đông Anh- Hà Nội).
Cổ Loa là kinh đô của nhà nước Âu Lạc, dưới thời An Dương Vương vào thế kỉ III TCN và của nhà nước dưới thời Ngô Quyền thế kỉ X.
"tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ"
Thành Cổ Loa được xây bằng đất, đá và gốm vỡ, gồm có 3 vòng. Chu vi vòng ngoài 8 km, vòng giữa 6,5 km, vòng trong 1,6 km. Diện tích trung tâm lên tới 2 km².
Lũy cao trung bình từ 4-5 m, có chỗ 8–12 m. Chân lũy rộng 20–30 m, mặt lũy rộng 6–12 m
Thành Cổ Loa.
Di chỉ khảo cổ: Lẫy nỏ và mũi tên đồng Cổ Loa.
Di chỉ khảo cổ
Đền thờ An Dương Vương
Am thờ công chúa Mị Châu
Giếng Ngọc trước đền An Dương Vương
Hỏt quan h? trong khu v?c Gi?ng Ng?c
Lễ hội Cổ Loa được tổ chức bắt đầu từ ngày mồng 6 đến 16 tháng giêng.
Lễ hội Cổ Loa được tổ chức bắt đầu từ ngày mồng 6 đến 16 tháng giêng.
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Bố cục
Có thể chia thành hai phần:
PHẦN I
(Từ đầu -> bèn xin hòa)
PHẦN II
(Còn lại)
An Dương Vương
xây thành, chế nỏ
giữ nước.
Bi kịch mất nước
và bi kịch tình yêu.
2. Tóm tắt truyện
2. Tóm tắt truyện
4. ADV nhận lời giảng hoà, gả con gái là Mị Châu cho Trọng Thuỷ, con trai Triệu Đà và cho TT ở rể trong Loa Thành.
5. Trọng Thuỷ lừa Mị Châu, đánh cắp lẫy thần về nước
8. Máu MC chảy xuống biển, trai sò ăn được đều biến thành ngọc châu, xác nàng biến thành ngọc thạch.
9. Thương tiếc MC, TT đã lao đầu xuống giếng mà chết.
10. Ngọc trai được rửa bằng nước giếng thì trong sáng hơn.
2. Vua lập đàn cầu đảo, Rùa Vàng tới giúp vua xây Loa Thành, cho vuốt để làm lẫy nỏ.
7 . Rùa Vàng kết tội MC là giặc, ADV chém MC rồi đi xuống biển
3. Nhân vật An Dương
- Tên thật: Thục Phán, là vị vua lập nên nước Âu Lạc và cũng là vị vua duy nhất cai trị nhà nước này.
- Theo Đại Việt sử kí toàn thư, thời gian ông trị vì kéo dài 50 năm, từ 257TCN đến 208TCN.
Những chi tiết nào nói lên công lao của ADV đối với đất nước?
a. Công lao của An Dương Vương trong việc dựng nước và giữ nước.
- Dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh về đồng bằng (Cổ Loa) để phát triển sản xuất và mở rộng lưu thông.
=> Quyết sách sáng suốt, bản lĩnh vững vàng, tầm nhìn xa trông rộng của nhà vua.
- Xây thành:
+ việc xây thành gặp nhiều khó khăn: “hễ đắp đến đâu lại lở tới đấy”. Vua lập đàn, trai giới, cầu đảo bách thần.
+ đến tận cửa đông đón sứ Thanh Giang, dùng xe bằng vàng rước vào trong thành.
=> sự kiên trì, bền bỉ và lòng quyết tâm.
+ Thành “rộng hơn ngàn trượng”, “xoắn như hình trôn ốc”, được gọi là “Loa Thành”, “Quỷ Long Thành”…
=>Căn cứ phòng thủ và quân sự vững chắc, một bằng chứng về sự sáng tạo độc đáo của người Việt cổ.
- Chế nỏ thần:
+ Rùa Vàng cho vua vuốt làm lẫy nỏ.
+ Vua sai Cao Lỗ làm nỏ, gọi là nỏ “Linh Quang Kim Quy thần cơ”
=> Niềm tự hào về trình độ sản xuất vũ khí
- Đánh tan quân xâm lược
+ Vua lấy nỏ thần ra bắn, quân Triệu Đà thua lớn, bèn xin hoà.
+ Chi tiết Rùa Vàng giúp vua xây thành, chế nỏ thần mang tính kì ảo
+ Khẳng định công cuộc dựng nước và giữ nước của ADV là “thuận lòng trời, hợp ý dân’.
Sáng tạo chi tiết này, nhân dân đã thể hiện sự đánh giá như thế nào về nhà vua?
+ Ca ngợi sự sáng suốt của nhà vua, thể hiện niềm tự hào về chiến công xây thành, chế nỏ.
=> ADV mang phẩm chất của vị vua anh hùng: tầm nhìn xa trông rộng, có ý thức đề cao cảnh giác, bản lĩnh vững vàng, trọng người hiền tài.
b. Trách nhiệm của ADV trong bi kịch nước mất, nhà tan.
Cho Trọng Thuỷ ở rể trong Loa Thành, lơ là việc giữ bí mật nỏ thần=> mở đường cho TT làm nội gián.
Quân giặc tiến đánh vẫn ỷ vào nỏ thần, điềm nhiên đánh cờ, cười giễu.
ADV là người mơ hồ về bản chất ngoan cố của kẻ thù, mất cảnh giác cao độ, chủ quan, khinh địch.
- Kết cục bi thảm: tự tay giết con gái và cơ đồ đắm biển sâu.
* Chi tiết ADV chém đầu Mị Châu:
- Gạt tình riêng, đứng trên công lí và quyền lợi dân tộc để xử án.
tranh.
- Sự tỉnh ngộ muộn mằn của ADV.
- Gợi lên thảm cảnh khốc liệt của chiến tranh.
* Chi tiết vua cầm sừng tê bảy tấc đi xuống biển
->Chi tiết kì ảo.
- Ý nghĩa:
+ sự ngưỡng mộ đối với vị anh hùng dân tộc.
+ niềm thương tiếc, muốn bất tử hoá nhân vật.
=> Trong trong tâm thức nhân dân, ADV vẫn mãi là một nhà vua yêu nước, có công với đất nước, được nhân dân đời đời mến phục, ngợi ca.
4. Nhân vật Mị Châu
a. Hành động lén đưa cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần, rắc lông ngỗng để Trọng Thuỷ lần theo
4. Nhân vật Mị Châu
a. Hành động lén đưa cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần, rắc lông ngỗng để Trọng Thuỷ lần theo
4. Nhân vật Mị Châu
* Hành động lén đưa cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần, rắc lông ngỗng để Trọng Thuỷ lần theo
Việc Mị Châu lén đưa cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần, có hai cách đánh giá sau, ý kiến của em như thế nào?
A. Mị Châu thuận theo ý chồng là lẽ tự nhiên,
hợp đạo lí.
B. Mị Châu thuận theo tình cảm vợ chồng
mà bỏ quên nghĩa vụ đối với đất nước.
=> hành động chỉ thuận theo tình cảm vợ chồng, quên nghĩa vụ đối với đất nước.
b. Cái chết của Mị Châu
Thể hiện thái độ phê phán nghiêm khắc của nhân dân đối với:
+ sự mất cảnh giác.
+ đặt tình cảm cá nhân lên trên nghĩa vụ đối với cộng đồng.
c. Sự hoá thân của Mị Châu
- thể hiện thái độ bao dung, nhân hậu của nhân dân.
- minh chứng cho tấm lòng trong trắng của MC.
5. Nhân vật Trọng Thuỷ
- Là kẻ gián điệp, kẻ thù của
nhân dân Âu Lạc.
- Kẻ phản bội tình yêu trong
sáng của MC.
- Nạn nhân của chiến tranh.
=> Cái chết của TT:
+ thể hiện sự bế tắc giữa hai tham vọng: có
được nước Âu Lạc và có tình yêu của MC.
+ sự trả giá tất yếu cho sự giả dối và phản bội.
6. Hình ảnh “ngọc trai- giếng nước”
Nêu ý nghĩa của hình ảnh ngọc trai và hình ảnh giếng nước?
- Hình ảnh “ngọc trai”: minh chứng cho tấm lòng trong sáng của Mị Châu.
- Hình ảnh “giếng nước”: chứng nhận cho mong muốn hoá giải tội lỗi của Trọng Thuỷ.
Như vậy, hình ảnh “ngọc trai- giếng nước có phải là hình ảnh ca ngợi mối tình Mị Châu- Trọng Thuỷ không?
- Ngọc rửa nước giếng càng sáng, càng đẹp: Trọng Thuỷ đã có được sự hoá giải của Mị Châu ở thế giới bên kia.
=> Hình ảnh “ngọc trai- giếng nước” là một sáng tạo nghệ thuật hoàn mĩ, thể hiện lòng nhân ái, cách ứng xử thấu tình đạt lí của nhân dân ta. Đây cũng là kết thúc duy nhất hợp lí cho số phận của đôi trai gái.
III. TỔNG KẾT
1. Tác phẩm là một cách giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc. Qua đó, nhân dân muốn nêu bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng.
2. Hình tượng nhân vật và những chi tiết hư cấu cho thấy mối quan hệ giữa phần cốt lõi lịch sử với phần tưởng tượng của dân gian.
Một đôi kẻ Việt, người Tần
Nửa phần ai oán, nửa phần xót thương
Vuốt rùa chàng đổi móng
Lông ngỗng thiếp đưa đường
Tình phu phụ, nghĩa quân vương
Nghìn năm khói hương.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trịnh Thị Hà Giang
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)