Tuần 4. Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ

Chia sẻ bởi Đăng Thị Phương Lan | Ngày 19/03/2024 | 3

Chia sẻ tài liệu: Tuần 4. Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Truyện
an dƯƠng vƯƠng
và mị châu - trọng thuỷ
( truyền thuyết)

TIẾT 11, 12; ĐỌC VĂN :
1. Ở đoạn trích Chiến thắng Mtao- Mxây tác giả dân gian dành nhiều câu miêu tả cảnh ăn mừng chiến thắng hơn cảnh đổ máu trong giao tranh là vì:
A. Họ không có mặt ở đó vì bận lao động sản xuất.
B. Họ không am hiểu cách giao chiến giữa hai tù trưởng.
C. Họ xem trọng cuộc sống thịnh vượng no đủ, sự lớn mạnh của cộng đồng.
D. Họ không xem trọng cuộc giao tranh vì họ biết chắc tù trưởng của họ sẽ thắng.
kiểm tra bài cũ
2. Đọc đoạn văn sau: Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy….
Biện pháp tu từ được dùng là:
A. Biện pháp so sánh
B. Biện pháp phóng đại
C. Biện pháp nhân hóa
D. Biện pháp so sánh và phóng đại
kiểm tra bài cũ
Truyện
an dƯƠng vƯƠng
và mị châu - trọng thuỷ
( truyền thuyết)

TIẾT 11, 12; ĐỌC VĂN :
1. Thể loại truyền thuyết:
Khái niệm
Đặc trưng
Môi trường
- TP Tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử theo hướng lí tưởng hóa , thể hiện cách đánh giá và tình cảm của nhân dân …
- Yếu tố lịch sử
- Yếu tố tưởng tượng, hoang đường, kí ảo
Gắn với lễ hội, di tích lịch sử và tín ngưỡng dân gian
I. Tìm hiểu chung:
truyện an dƯƠNG vƯƠNG và mị châu - trọng thuỷ.
( truyền thuyết)
Hãy nêu lại khái niệm , đặc điểm và môi trường sinh thành, diễn xướng của TT ?
I. Tìm hiểu chung:
- Gắn với cụm di tích lịch sử thành Cổ Loa huyện Đông Anh - Hà Nội
- Trích Truyện Rùa Vàng – Lĩnh Nam Chích Quái (TK.XV)
a. Xuất xứ:
2. Văn bản
QUẦN THỂ DI TÍCH CỔ LOA
I. Tìm hiểu chung:
b.Tóm tắt cốt truyện:
ADV xây thành, chế nỏ giữ nước và thắng giặc
Cha con ADV mất cảnh giác, mất nỏ thần
Triệu Đà tấn công , kết cục bi thảm của ADV và Mị Châu
Kết cục bi thảm của Trọng Thủy.
truyện an dƯƠNG vƯƠNG và mị châu - trọng thuỷ.
( truyền thuyết)
2. Văn bản
II. ĐỌC - HIỂU:
1. Nhân vật An Dương Vương
a. Quá trình xây thành chế nỏ giữ nước:
* Xây thành
- Hễ đắp tới đâu lại lở tới đấy;
- Lập đàn trai giới;
- Cầu đảo bách thần.
Những khó khăn chồng chất cho ta thấy ý chí và quyết tâm của nhà vua trong việc xây thành giữ nước.
- Quá trình xây thành giữ nước của An Dương Vương được miêu tả như thế nào?
- Những chi tiết ấy cho ta hiểu gì về ý chí và quyết tâm của An Dương Vương?
Sau lễ cầu đảo bách thần của An Dương Vương, có điều gì xảy ra?
- Nhờ cụ già mách bảo, được Rùa Vàng giúp đỡ, thành xây nửa tháng thì xong, gọi là Loa Thành -> Hợp lòng người và thuận ý trời .
truyện an dƯƠNG vƯƠNG và mị châu - trọng thuỷ.
( truyền thuyết)
BẢN ĐỒ LOA THÀNH
* Quá trình chế nỏ:
truyện an dƯƠNG vƯƠNG và mị châu - trọng thuỷ.
( truyền thuyết)
- Rùa Vàng cho vuốt, Vua sai Cao Lỗ làm nỏ (Linh quang Kim Quy thần cơ).
- ADV có nỏ thần, sức mạnh tăng, Triêu Đà chịu thất bại .
ADV là một vị vua yêu nước, có tinh thần trách nhiệm trước đất nước, có công dựng nước và giữ nước, nhà vua xứng đáng được nhân dân mến phục ngợi ca
Qua quá trình xây thành và chế nỏ, ADV hiện lên là vị vua như thế nào?
Khi Rùa Vàng từ biệt, vua đã mong muốn điều gì? Ý nghĩa ?
+ An Dương Vương được thần linh giúp đỡ vì đã có ý thức đề cao cảnh giác lo xây thành chuẩn bị vũ khí để giữ nước từ khi giặc chưa đến.
+ Tưởng tượng ra sự giúp đỡ của thần linh chính là cách để nhân dân ta ca ngợi nhà vua, tự hào về chiến công xây thành chế nỏ đánh thắng giặc ngoại xâm của dân tộc.
Theo em vì sao An Dương Vương được thần linh giúp đỡ? Ta thấy tình cảm và cách đánh giá nào của nhân dân về An Dương Vương ?
truyện an dƯƠNG vƯƠNG và mị châu - trọng thuỷ.
( truyền thuyết)
- Gả con gái là Mị Châu cho Trọng Thủy ;
- Cậy có nỏ thần giặc đến vẫn điềm nhiên ngồi
đánh cờ;
- Thấy lẫy thần đã mất bèn bỏ chạy.
->Bi kịch: mất nước
b. Bị kịch nước mất, nhà tan:
Thuật lại diễn biến dẫn đến bi kịch nước mất nhà tan của An Dương Vương?
- Giặc đuổi: cùng đường, kêu sứ Thanh Giang
- Quay lại chém Mị Châu
- Theo RV đi xuống biển
->Bi kịch: nhà tan
* Diễn biến:
truyện an dƯƠNG vƯƠNG và mị châu - trọng thuỷ.
( truyền thuyết)
* Nguyên nhân :
Nêu nguyên nhân của
bi kịch
nước mất nhà tan?
b. Bị kịch nước mất, nhà tan:
truyện an dƯƠNG vƯƠNG và mị châu - trọng thuỷ.
( truyền thuyết)
ADV đã ngủ quên trên chiến thắng, mất cảnh giác, mơ hồ về bản chất của giặc, ỷ lại vào vũ khí tốt, chủ quan khinh địch -> Có tội với nhân dân, đất nước .
Việc ADV tự tay chém con cho ta thấy nhà vua có nhận thức NTN về mối quan hệ giữa tình nhà và nghĩa nước, giữa cái riêng và chung ?

* An Dương Vương theo Rùa vàng xuống biển -> khẳng định:
- Nhà vua là người có công dựng nước, lo cho vận mệnh nước.
- Phút khó khăn nhất, nhà vua vẫn đứng trên lợi ích dân tộc, quốc gia
=> Trong lòng nhân dân ADV không chết mà bước vào thế giới vĩnh hằng , được bất tử, là cách nhân dân xoa dịu nỗi đau mất nước.
Trong tấn bi kịch này, ta lại thấy sự xuất hiện của Rùa Vàng. Theo em, hình ảnh rùa vàng có ý nghĩa gì?
Sau khi chém Mị Châu, An Dương Vương theo Rùa Vàng xuống biển. Quan điểm của nhân dân đối với nhà vua thể hiện qua chi tiết này?
b. Bị kịch nước mất, nhà tan:
truyện an dƯƠNG vƯƠNG và mị châu - trọng thuỷ.
( truyền thuyết)
* Rùa vàng là hiện thân của trí tuệ sáng suốt’ là tiếng nói đúng đắn mạnh mẽ của nhân dân, của cha ông đối với những kẻ phạm tội với quốc gia, đẩy dân tộc đến thảm họa mất nước.
Giá như trên đời còn có một Mị Châu
Vừa say đắm yêu thương, vừa luôn luôn cảnh giác!
Không sơ hở mắc lừa mẹo giặc,
Một Mị Châu như ta vẫn hằng mơ!...
Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ đặt lên đầu,
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.
Qua cuộc đời và kết cục của ADV, ta rút ra bài học nào trong việc dựng nước và giữ nước? Trong tình hình đất nước hiện nay, bài học giữ nước ấy có còn giá trị không?
Anh cũng như em đều muốn nhắc Mị Châu
Đời còn giặc xin đừng quên cảnh giác
Nhưng nhắc sao được hai ngàn năm trước
Nên em ơi ta đành tự nhắc mình…
+ Vô tình: Cho Trọng Thủy xem nỏ thần
+ Ngây thơ: Hẹn đánh dấu lông ngỗng
+ Giặc đến: Bỏ chạy cùng cha
-> Nước mất
+ Bị kết tội là giặc : “Kẻ nào…”
+ Bị cha chém đầu
-> Nhà tan
Mị Châu ngây thơ cả tin, vô tình tiếp tay cho kẻ thù.
- Quá tin và yêu chồng nên để Trọng Thủy lấy được nỏ thần.
- Đánh dấu đường để Trọng Thuỷ tìm ra được hai cha con.
Hãy đánh giá những hành động của Mị Châu?
Chỉ ra nguyên nhân bi kịch của Mị Châu?
Qua đó, em thấy Mị Châu là người như thế nào?
3. Nhân vật Mị Châu và hình ảnh Ngọc Trai – Giếng nước - Thái độ của nhân dân .
a) Bi kịch của Mị Châu :
II. ĐỌC - HIỂU:
truyện an dƯƠNG vƯƠNG và mị châu - trọng thuỷ.
( truyền thuyết)

* Mị Châu hoá thân thành những hình tượng nào (Số phận của Mị Châu)?
* Phát hiện nét nghệ thuật độc đáo trong hình ảnh hoá thân của nhân vật Mị Châu?
* Hình ảnh hoá thân của Mị Châu thể hiện thái độ gì của nhân dân?
3. Hình ảnh Ngọc Trai – Giếng nước - Thái độ của nhân dân (trước tấn thảm kịch ấy):
b) Hình ảnh Ngọc Trai – Nước Giếng:
II. ĐỌC - HIỂU:
truyện an dƯƠNG vƯƠNG và mị châu - trọng thuỷ.
( truyền thuyết)
Số phận của Mị Châu
Nét độc đáo
về nghệ thuật
Thái độ
của nhân dân
Máu ngọc trai,
Xác ngọc thạch.
Thủ pháp truyền thống
Nét sáng tạo: hóa thân hai mặt (hóa thân, phân thân)
Bao dung, thông cảm.
Phê phán nghiêm khắc: hình phạt cho những ai quên nghĩa vụ với Tổ quốc
PHIẾU HỌC TẬP
3. Hình ảnh Ngọc Trai – Giếng nước - Thái độ của nhân dân (trước tấn thảm kịch ấy):
b) Hình ảnh Ngọc Trai – Nước Giếng:
II. ĐỌC - HIỂU:
truyện an dƯƠNG vƯƠNG và mị châu - trọng thuỷ.
( truyền thuyết)
Sáng tạo hình ảnh Ngọc trai – Giếng nước nhân dân muốn khẳng định điều gì?
truyện an dƯƠNG vƯƠNG và mị châu - trọng thuỷ.
( truyền thuyết)
3.Thái độ của nhân dân (trước tấn thảm kịch ấy)
GIẾNG NGỌC
b) Hình ảnh Ngọc Trai – Nước Giếng:
II. ĐỌC - HIỂU:
a) Hình ảnh Ngọc Trai – Nước Giếng:
Mị Châu khấn nguyện thành châu ngọc
Lòng hối hận của Trọng Thủy hòa trong giếng nước
Ngọc rửa trong nước giếng càng sáng đẹp hơn
NGỌC TRAI – NƯỚC GIẾNG
truyện an dƯƠNG vƯƠNG và mị châu - trọng thuỷ.
( truyền thuyết)
Hình ảnh có vẻ đẹp toàn mĩ, thể hiện thái độ cảm thông, bao dung của nhân dân đối với Mị Châu.
3. Hình ảnh Ngọc Trai – Giếng nước - Thái độ của nhân dân (trước tấn thảm kịch ấy):
II. ĐỌC - HIỂU:
CÂU HỎI THẢO LUẬN
c) Thái độ của nhân dân (trước tấn thảm kịch ấy):
truyện an dƯƠNG vƯƠNG và mị châu - trọng thuỷ.
( truyền thuyết)
II. ĐỌC - HIỂU:
THEO EM CHI TIẾT NGỌC TRAI – NƯỚC GIẾNG CÓ PHẢI HÌNH ẢNH KHẲNG ĐỊNH TÌNH YÊU THUỶ CHUNG KHÔNG?
* Chi tiết Ngọc Trai – Nước Giếng không phải hình ảnh khẳng định tình yêu chung thủy vì:
- Người dân Âu Lạc mất nước không ai lại ngợi ca người gây ra thảm họa mất nước.
- Hình ảnh Ngọc Trai – Nước Giếng là một sáng tạo nghệ thuật đẹp tới mức hoàn mĩ nhưng nó không giành để ca ngợi mối tình Mị Châu – Trọng Thủy. Vì Trọng Thủy đã lừa dối gây nên cái chết của An Dương Vương và Mị Châu, hắn phải tìm đến cái chết trong ân hận. Ngọc trai – Giếng nước là hình ảnh thể hiện oan tình của Mị Châu được hóa giải. Đồng thời cho thấy thái độ bao dung, vị tha của nhân dân đối với Mị Châu.
Mị Châu vừa đáng thương lại vừa đáng trách:
* Đáng thương:
- Quá ngây thơ, thật thà, trong sáng.
- Quá tin và yêu chồng “Trái tim nhầm chỗ để trên đầu”
* Đáng trách:
+ Nỏ thần thuộc tài sản bí mật quốc gia. Mị Châu đã tiết lộ bí mật quốc gia, gây ra thảm họa mất nước. Nàng phải đền tội là đúng.
+ Đành rằng tình cảm vợ chồng là gắn bó, nhưng cái riêng phải đặt dưới cái chung, vì đó là vận mệnh của Quốc gia, của dân tộc.
+ Nước mất nhà sẽ tan. Việc làm của Mị Châu đã là một bài học quá đắt về tinh thần cảnh giác mà người xưa muốn gửi lại.
Theo em Mị Châu đáng thương hay đáng trách?
c) Thái độ của nhân dân (trước tấn thảm kịch ấy):
truyện an dƯƠNG vƯƠNG và mị châu - trọng thuỷ.
( truyền thuyết)
II. ĐỌC - HIỂU:
4) Ý nghĩa văn bản:
Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc và nêu bài học lịch sử về việc giữ nước, tinh thần cảnh giác với kẻ thù, cùng cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng.
truyện an dƯƠNG vƯƠNG và mị châu - trọng thuỷ.
( truyền thuyết)
II. ĐỌC - HIỂU:
Cốt lõi lịch sử
Chi tiết thần kì
Ý nghĩa
Nước Âu Lạc
Thành Cổ Loa
Vũ khí mạnh
Nước rơi vào tay Triệu Đà.
Rùa Vàng
Nỏ thần
Mị Châu hóa thân
Hồn Trọng Thủy hòa vào nước giếng
Tôn vinh dân tộc, hạ thấp kẻ thù
III- CỦNG CỐ:
Em hãy chỉ ra những đặc điểm của truyền thuyết trong truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
PHIẾU HỌC TẬP
truyện an dƯƠNG vƯƠNG và mị châu - trọng thuỷ.
( truyền thuyết)
* Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là cách giải thích của cha ông về việc mất nước Âu Lạc.
* Bài học về tinh thần cảnh giác với kẻ thù.
* Phải biết xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng.
Giá như trên đời còn có một Mị Châu
Vừa say đắm yêu thương, vừa luôn luôn cảnh giác!
Không sơ hở mắc lừa mẹo giặc,
Một Mị Châu như ta vẫn hằng mơ!...
Anh cũng như em đều muốn nhắc Mị Châu
Đời còn giặc xin đừng quên cảnh giác
Nhưng nhắc sao được hai ngàn năm trước
Nên em ơi ta đành tự nhắc mình…
Theo em sau khi tìm hiểu xong văn bản này ta rút ra được những bài học gì?
truyện an dƯƠNG vƯƠNG và mị châu - trọng thuỷ.
( truyền thuyết)
III- CỦNG CỐ:
* Chọn đáp án đúng trong các câu sau:
1. Theo quan niệm của dân gian, An Dương Vương được thần linh giúp đỡ vì:
A. An Dương Vương là vua.
B. An Dương Vương không biết xây thành.
C. An Dương Vương là một vị thần.
D. An Dương Vương có ý thức với sự an nguy của đất nước.
2. Qua hình ảnh của Mị Châu, dân gian biểu hiện thái độ gì?
A. Cho rằng nàng vô tội.
B. Cho rằng tội của nàng không đáng bị lên án.
C. Cho rằng nàng là người ngây thơ, trong sáng, nặng tình riêng cho nên vô tình phạm tội tiếp tay cho giặc, cần được bao dung nhưng vẫn phải chịu hình phạt xứng đáng.
D. Cho rằng nàng là người trung hiếu nhưng bị lừa dối.
3. Hình ảnh ngọc trai – nước giếng có ý nghĩa gì?
A. Sự nghiêm khắc nhưng bao dung của nhân dân, chứng thực cho tấm lòng trong sáng của Mị Châu.
B. Sự nghiêm khắc nhưng bao dung của nhân dân, chứng nhận nỗi ân hận và mong muốn hoá giải tội lỗi của Trọng Thuỷ.
C. Ca ngợi mối tình Mị Châu – Trọng Thuỷ.
D. Cả A và B đều đúng.
III. CỦNG CỐ
truyện an dƯƠNG vƯƠNG và mị châu - trọng thuỷ.
( truyền thuyết)
+ Luyện tập các bài trang 43.
+ Học bài theo các câu hỏi hướng dẫn học bài và suy nghĩ thêm theo gợi ý trong phần củng cố.
+ Chuẩn bị Lập dàn ý bài văn tự sự.
+ Kể tóm tắt cốt truyện; Học thuộc Ý nghĩa VB
dặn dò:
truyện an dƯƠNG vƯƠNG và mị châu - trọng thuỷ.
( truyền thuyết)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đăng Thị Phương Lan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)