Tuần 4. Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

Chia sẻ bởi Đào Minh Trung | Ngày 09/05/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Tuần 4. Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

Tác giả: Phạm Văn Đồng
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU,
NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC
I. TIỂU DẪN:
1.Tác giả: (1906 – 2000)
-Là một nhà cách mạng lớn của nước ta trong thế kỉ XX.
-Còn là một nhà giáo dục tâm- huyết và một nhà lí luận văn hóa văn nghệ.
- Ông có nhiều tác phẩm quan trọng về văn học nghệ thuật.
2. Tác phẩm:
Hoàn cảnh ra đời:
-Nhân kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (1888 - 1963), đăng trên Tạp chí Việt Nam số tháng 7-1963
-Bài văn được viết giữa lúc cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước đương diễn ra sôi nổi ở quê hương Nguyễn Đình Chiểu.
Nhằm cổ vũ phong trào yêu nước đang dấy lên mạnh mẽ
I. TIỂU DẪN:
Thể loại:
Văn nghị luận
-Nhằm phát biểu tư tưởng, tình cảm, quan điểm về một số vấn đề nào đó (chính trị, văn học, đạo đức, lối sống …)
-Bố cục, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng xác đáng, lời văn hùng hồn, gợi cảm.
I. TIỂU DẪN:
c. Bố cục:
- Bố cục logic chặc chẽ gồm 3 phần:
+ Phần 1: từ “Ngôi sao NĐC … cách đây 100 năm”. ( luận điểm xuất phát) : cách nhìn mới mẻ về thơ văn NĐC.
+ Phần 2: từ “NĐC là 1 nhà thơ yêu nước … Lục Vân tiên”. (luận điểm chứng minh): phân tích và bàn bạc về thơ văn yêu nước chống Pháp và tác phẩm Lục Vân Tiên.
+ Phần 3: phần còn lại ( luận điểm kết thúc): kết luận, đánh giá đúng vị trí của NĐC trong văn học dân tộc theo cách nhìn mới mẻ của tác giả.
I. TIỂU DẪN:
Nguyễn Đình Chiểu là vì sao có ánh sáng khác thường
Ánh sáng khác thường
Trong cuộc đời và
Quan niệm thơ văn.
Ánh sáng khác thường
trong thơ văn
Yêu nước
Ánh sáng khác thường
Trong “Lục Vân Tiên”
Vẻ đẹp nhân cách và vị trí Nguyễn Đình Chiểu trong văn học dân tộc
Bố cục tác phẩm rõ ràng, lập luận chặt chẽ,các luận điểm triển khai đều bám sát vào vấn đề trung tâm của bài viết đã nêu từ phần đặt vấn đề
Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ lớn của dân tộc, cần phải được nghiên cứu tìm hiểu, đề cao hơn nữa.
2 lí do làm “ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu” chưa sáng tỏ
1963 - phong trào đấu tranh chống Mỹ đang diễn ra sôi nổi, rộng khắp
Đề cao nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu có ý nghĩa cổ vũ, động viên tinh thần yêu nước.
Cách mở bài độc đáo, cách so sánh giàu hình ảnh, thể hiện được thái độ của tác giả.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1.Nêu vấn đề:
-Lý giải nguyên nhân:
*“Lúc này”:
2.Luận điểm chứng minh
a/ “Ánh sáng khác thường” trong cuộc đời và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.
+ Làm người phải có khí tiết (tức là phải có tâm hồn trong sáng, không vì lợi lộc hay quyền thế mà đánh mất mình, làm điều phi nghĩa). Làm người, phải phấn đấu vì nghĩa lớn, vì đất nước, dân tộc. Cuộc đời của NĐC là cuộc đời của một chiến sĩ hi sinh phấn đấu vì một nghĩa lớn : “đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng”.

+ Văn thơ phải là vũ khí chiến đấu cho nền độc lập của dân tộc, cho chính nghĩa. Nhà thơ phải là chiến sĩ, dùng ngòi bút của mình phục vụ sự nghiệp lớn của toàn dân tộc:“Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.
b/“Ánh sáng khác thường” trong thơ văn yêu nước chống ngoại xâm của Nguyễn Đình Chiểu.
Trước hết, tác giả đã tái hiện lại hoàn cảnh lịch sử “suốt 20 năm trời” sau thời điểm 1860.
Thơ văn NĐC đã làm sống lại phong trào kháng Pháp của nhân dân Nam Bộ (mối quan hệ: VH& XH).
+ Các bài văn tế là “khúc ca những người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang”, “ca ngợi những người anh hùng suốt đời tận trung với nước và than khóc những người liệt sĩ trọn nghĩa với dân”.
 Nhận xét chính xác nội dung thơ văn yêu nước NĐC.
 Đánh giá cao tài xây dựng tượng đài người nghĩa sĩ nông dân của NĐC.
-So sánh: “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” với “Bình Ngô đại cáo”.
 tác giả khẳng định : Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là “khúc ca của những người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang”.
Lần đầu tiên trong văn học hình tượng người nghĩa sĩ xuất thân từ nông dân bỗng chốc trở thành anh hùng.
- Điểm xuyết thêm: “những đóa hoa,những hòn ngọc đẹp” như “Xúc cảnh”.
 Tính chất phong phú và giá trị nhiều mặt của thơ văn yêu nước NĐC mà còn cho thấy “nhà thơ mù xứ Đồng Nai” đã bằng nhiều cách, nhiều con đường khác nhau biến văn chương thành “vũ khí tinh thần” phục vụ cuộc đấu tranh của dân tộc.

- Mở rộng vấn đề: đặt các tác phẩm của Đồ Chiểu vào khu vườn thơ văn kháng chiến chống Pháp lúc bấy giờ với tên tuổi các nhà thơ, nhà văn tiêu biểu.
 Khẳng định văn chương gắn chặt lịch sử- xã hội.
 Tôn vinh, ngợi ca lòng yêu nước và tài năng của con người Nam Bộ mà Nguyễn Đình Chiểu là lá cờ đầu.
Cách lập luận chặt chẽ (từ chung đến riêng, từ cụ thể đến khái quát, kết hợp cả hai phép lập luận diễn dịch và quy nạp) , lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục làm: nổi bật vẻ đẹp đáng trân trọng, kính phục về con người và thơ văn NĐC; và một trái tim xúc động, một trí tuệ sâu sắc của người viết.
Phạm Văn Đồng đã viết đoạn nghị luận về thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu bằng cả con tim và khối óc của mình.
c/“Ánh sáng khác thường” trong truyện thơ Lục Vân Tiên.
- Khẳng định giá trị: LVT là “bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý…ca ngợi những con người trung nghĩa”.
Có như vậy mới thật sự hiểu đúng, thấy hết giá trị của “tác phẩm lớn nhất” này.
- Nêu lên sự thật :
+ Về tư tưởng : “Những giá trị luân lý…có phần đã lỗi thời”.
+ Về nghệ thuật : “Văn chương LVT” có chỗ “lời văn nôm na, không hay lắm”.
Cần phải có một cái nhìn đồng bộ, từ nhiều góc độ khác nhau, cả trong và ngoài tác phẩm. Phải xem xét tác phẩm trong những hoàn cảnh sáng tác và tiếp nhận cụ thể. Sự thừa nhận, yêu mến của công chúng đặc biệt là đông đảo quần chúng nhân dân chính là một thước đo quan trọng để đánh giá giá trị của tác phẩm.






- Nêu lên 3 luận cứ:
+ Tác phẩm mang những nội dung tư tưởng, đạo đức gần gũi với quần chúng nhân dân.
+ Tác phẩm được nhân dân cảm xúc và thích thú.
+ Tác phẩm có một lối kể chuyện “nôm na”, “dễ hiểu, dễ nhớ, có thể truyền bá trong dân gian”.
 Khẳng định giá trị lớn của tác phẩm LVT.
Tác giả xem xét giá trị của LVT trong mối quan hệ mật thiết với nhân dân.
Tác giả lập luận theo hình thức “đòn bẩy” tức là bắt đầu bằng sự hạ xuống (thừa nhận những hạn chế của Lục Vân Tiên) nhưng hạ xuống để nâng lên, để khẳng định rõ hơn, nổi bật hơn giá trị của tác phẩm.
3. Luận điểm kết thúc:
- Khẳng định:“đời sống và sự nghiệp của NĐC là một tấm gương sáng, nêu cao địa vị và tác dụng của văn học, sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa và tư tưởng”.

- Ý nghĩa sâu sắc:
+Tưởng nhớ, tôn vinh người con vinh quang của dân tộc.
+Thấy được mối quan hệ giữa văn học và đời sống.
+ Đề cao vai trò của người chiến sĩ trên mặt trận VHNT.
 Cách lập luận quen thuộc trong một bài văn nghị luận: khẳng định vấn đề, rút ra bài học và phương hướng hành động thiết thực.
4.Giá trị nghệ thuật
a.Lập luận chặt chẽ, logic
-Bố cục rõ ràng, mạch lạc
-Ở mỗi phần có phân tích , đánh giá
b.Hình ảnh, ngôn từ trong sáng
c.Kết hợp biểu cảm trong văn nghị luận
*Tác dụng:
-Đánh giá, tổng kết được các giá trị cơ bản trong cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu một cách đầy đủ, toàn diện.
-Trực tiếp thể hiện thái độ trân trọng, cảm hứng ngợi ca.
-Bài viết hấp dẫn, giàu sức thuyết phục.
-Nội dung: Bài viết đã khẳng định được vẻ đẹp đáng trân trọng về con người và thơ văn NĐC; thể hiện cảm xúc, nhiệt huyết của tác giả, một con người gắn bó với Tổ quốc, nhân dân, biết trân trọng những giá trị truyền thống của dân tộc.
-Nghệ thuật: Bài viết là 1 áng văn nghị luận tiêu biểu với bố cục chặt chẽ, văn phong trong sáng, giàu cảm xúc.
II. Tổng kết
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Minh Trung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)