Tuần 4. Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thường | Ngày 09/05/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: Tuần 4. Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU,
NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC
I/ Tìm hiểu chung
1/ Tác giả PVĐ ( 1906-2000)
- Nhà cách mạng lớn của Việt Nam ở thế kỉ XX
- Nhà giáo dục, nhà lí luận văn hoá văn nghệ
2/ Văn bản
a) Hoàn cảnh, mục đích sáng tác
- 7/1963- Kỉ niệm 75 năm ngày mất NĐC
- Để tưởng nhớ NĐC; định hướng, điều chỉnh cách nhìn nhận, đánh giá về NĐC và thơ văn của ông; khơi dậy tinh thần yêu nước trong thời đại chống Mĩ cứu nước
Khi thực dân Pháp đánh vào Gia Định (1859), ông đã cùng nhân dân kiên cường chống giặc. Giặc Pháp dụ dỗ, mua chuộc, ông khảng khái khước từ, giữ trọn tấm lòng thủy chung với nước với dân.
- 3/7/1888, Nguyễn Đình Chiểu mất tại Ba Tri trong niềm thương tiếc của nhân dân.

“Lưng vẫn thẳng, đầu vẫn cao,
ngay kẻ thù cũng phải kính nể”
(Trần Văn Giàu)
Quan điểm thơ văn:
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.”
(Dương Từ-Hà Mậu)

Bằng ngòi bút, Nguyễn Đình Chiểu
đã chiến đấu suốt đời không mệt mỏi
cho đạo đức, chính nghĩa,
cho độc lập tự do của dân tộc.
Sau khi thực dân Pháp xâm lược
Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Thơ điếu Trương Định, Thơ điếu Phan Tòng, Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh, Ngư Tiều y thuật vấn đáp,…
“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” (1861)
- Bức tượng đài nghệ thuật bất tử về
những người nghĩa sĩ-nông dân.
“Bồi hồi đọc mãi bản văn ai
Phách cứng, văn hùng, cảm động thay!
Quốc ngữ một thiên truyền mãi mãi
Còn hơn xây mộ, đắp khô hài” (Mai Am)
- Ghi lại chân thực một thời đau thương của đất nước;
Khích lệ lòng yêu nước, căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân ta;
Biểu dương, ca ngợi những anh hùng nghĩa sĩ đã chiến đấu và hi sinh vì độc lập tự do của tổ quốc.
- Tố cáo tội ác của giặc xâm lăng và lên án bọn tay sai.
Lòng yêu nước, thương dân
- “Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ bầy chim dáo dác bay.
Bến nghé của tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.”
(Chạy giặc)
“Vì ai khiến dưa chia khăn xé, nhìn giang sơn ba tỉnh lại thêm buồn.”
(Văn tế Trương Định)
“Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.”
(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
“Viên đạn nghịch thần treo trước mặt
Lưỡi gươm địch khái nắm trong tay.”
(Thơ điếu Phan Tòng)
“Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh”
(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
“Ngư tiều y thuật vấn đáp” (Ngư Tiều vấn đáp nho y diễn ca) được viết khoảng từ 1874 cho đến lúc mất, gồm 3642 câu, trong đó phần lớn là thơ lục bát, có xen 21 bài thơ và một số bài thuốc Đông y. Giá trị chủ yếu là ở chỗ tác giả đã lồng tư tưởng yêu nước vào trong nội dung y thuật.
- “Truyện Lục Vân Tiên” (truyện thơ Nôm, bắt đầu soạn khoảng 1851), gồm 2082 câu thơ lục bát -"bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý đáng trọng ở đời“.
- Truyện được lưu truyền rộng rãi và được Duy Minh Thị (tên thật là Trần Quang Quang ở Chợ Lớn) khắc in lần đầu ở Trung Quốc trước năm 1864 và đã được các nhà văn như Aubaret, Abel de Michels, Bajot...dịch ra tiếng nước ngoài. 
Mục đích truyền dạy những bài học về đạo làm người chân chính.
- Đạo lí làm người của Nguyễn Đình Chiểu mang tinh thần nhân nghĩa của đạo Nho, nhưng lại đậm đà tính nhân dân và truyền thống dân tộc.
Tính nhân dân
Nhân vật lí tưởng là những người dân ấp, dân lân nghèo khó nhưng rất mực ngay thẳng và nhân hậu, sống thủy chung, tín nghĩa-> gốc rễ đạo đức ngàn đời của cha ông.
+ Vân Tiên hiếu thảo:
“Cánh buồm bao quản gió xiêu
Ngàn trùng biển rộng, chín chìu ruột đau.”
+ Nguyệt Nga thủy chung tiết nghĩa:
“Thân con còn đứng giữa trời
Xin thờ bức tượng trọn đời thời thôi.”
Tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng quên mình để cứu khốn phò nguy, bênh vực người yếu đuối, bất hạnh.
+ Hành động anh hùng đánh cướp của Lục Vân Tiên
“Tôi xin ra sức anh hào
Cứu người cho khỏi lao đao buổi này.”
+ Hành động nổi giận trừng trị con quan huyện Đặng Sinh của Hớn Minh:
“Tôi bèn nổi giận một khi
Vật chàng xuống đó bẻ đi một giò.”
Lòng lạc quan, khao khát lẽ công bằng, tin tưởng ở cuộc đời tốt đẹp -> Kết thúc có hậu: người tốt được đền trả xứng đáng, kẻ bạc ác bất nhân bị trừng trị thích đáng.
Triết lí dân gian “ở hiền gặp lành”, kẻ “gieo gió thì phải gặt bão”.
Triết lí của đạo Nho, đạo Phật “Luật trời báo ứng”
Vẻ đẹp thơ văn của Đồ Chiểu không phát lộ rực rỡ ở bề ngoài mà tiềm ẩn trong tầng sâu của cảm xúc, suy ngẫm. Bút pháp trữ tình xuất phát từ cõi tâm trong sáng, nhiệt thành, đầy tình yêu thương con người và nồng đậm hơi thở cuộc sống.
“…không cho ta cái khoái cảm
khi nhìn một cánh đồng lúa xanh
lướt mình trong gió xuân,
nhưng lại có cái khoái cảm
khi nhìn đống thóc mẩy vàng.”
(Nguyễn Đình Chú)
“…vì sao có ánh sáng khác thường,…phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng.”
(Phạm Văn Đồng)
Đậm đà sắc thái Nam Bộ:
+ Cách xây dựng nhân vật: ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, tâm hồn nồng nhiệt, chất phác, cách cư xử khoáng đạt, hồn nhiên…
+ Lối thơ thiên về kể.
III/ Tổng kết
1/ Giá trị nội dung: Mới mẻ, sâu sắc, xúc động
2/ Giá trị nghệ thuật
- Hệ thống luận điểm, luận cứ chặt chẽ
- Sử dụng nhiều thao tác lập luận
- Đậm màu sắc biểu cảm: ngôn từ trong sáng, giàu hình ảnh, cảm hứng ngợi ca, giọng điệu hùng hồn
 
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU – NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC
IV/ Củng cố
1/ Luyện tập tại lớp (sgk/tr54)
2/ Bài tập về nhà:
- Từ việc tìm đọc các sáng tác văn chương của NĐC, anh ( chị) có thêm những hiểu biết gì về quan niệm đạo đức, quan niệm văn chương của NĐC
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thường
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)