Tuần 4. Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Chia sẻ bởi Đinh Ngọc Tú |
Ngày 09/05/2019 |
45
Chia sẻ tài liệu: Tuần 4. Nghị luận về một hiện tượng đời sống thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
I. MỤC TIÊU :
1. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
2. Về kĩ năng : Biết vận dụng các kiến thức và kĩ năng về nghị luận xã hội để bình luận, đánh giá một hiện tượng đời sống.
3. Về thái độ: Có ý thức thái độ đúng đắn trước các hiện tượng đời sống.
II. CHUẨN BỊ
1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Đồ dùng dạy học : Tài liệu tham khảo: Sách giáo viên, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12.
- Phương án tổ chức lớp học : Phát vấn, diễn giảng, gợi mở, thảo luận.
2. Chuẩn bị của học sinh : Đọc sách giáo khoa, soạn bài theo hướng dẫn sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tình hình lớp : Kiểm tra nề nếp, sĩ số, tác phong học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ : Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là gì?
3. Bài mới:
Nghị luận về hiện tượng đời sống
Ở tiết học trước, các em đã tìm hiểu bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý. Bên cạnh những vấn đề tư tưởng , đạo lý, trong cuộc sống có rất nhiều hiện tượng nổi bật, có ý nghĩa hoặc ảnh hưởng tới phần lớn mọi người trong xã hội, có thể là hiện tượng tích cực nhưng cũng có thể là hiện tượng tiêu cực. Vì thế , trong tiết học này, các em sẽ được tìm hiểu bài học “Nghị luận về một hiện tượng đời sống” .
Mời các em bày tỏ ý kiến của mình về hiện tượng đời sống được nêu trong bài viết sau: “Chia chiếc bánh của mình cho ai”
Nếu coi thời gian trong một ngày của bạn là chiếc bánh tròn trịa, bạn sẽ chia chiếc bánh cho bố mẹ, cho công việc, cho gia đình bao nhiêu và dành cho mình bao nhiêu phần?
Nguyễn Hữu Ân và má Phẳng tại bệnh viện.
Trong khi không ít bạn trẻ hiện nay đang lãng phí chiếc bánh của mình vào những trò chơi vô bổ thì chàng “Thanh niên trẻ tiêu biểu thành phố Hồ Chí Minh 2007” Nguyễn Hữu Ân lại dành hết chiếc bánh thời gian của mình cho những người bệnh ung thư giai đoạn cuối.
Một câu chuyện lạ lùng…
( theo Tạ Minh Phương, báo điện tử Nguoiduongthoi.com.vn)
Tổ chức hoạt động nhóm.
Nhóm 1: Tìm hiểu yêu cầu đề xác định dẫn chứng và các thao tác lập luận sử dụng trong bài viết?
Nhóm 2: Giới thiệu hiện tượng Nguyễn Hữu Ân sao cho ấn tượng nhất?
Nhóm 3: Tóm tắt hiện tượng Nguyễn Hữu Ân đồng thời đưa ra ý kiến phân tích và bình luận hiện tượng? .
Nhóm 4: Hiện tượng Nguyễn Hữu Ân đem đến cho em cảm xúc gì, suy nghĩ gì?
1. Tìm hiểu và lập dàn ý :
a. Tìm hiểu đề.
- Vấn đề nghị luận: cách sử dụng thời gian của thanh niên hiện nay.
- Tìm ý:
+ Sử dụng thời gian hợp lí và tích cực( hiện tượng Nguyễn Hữu Ân)
+ Phê phán một vài hiện tượng tiêu cực trong lối sống lãng phí thời gian của thanh niên, học sinh.
Thao tác lập luận: phân tích, bình luận, so sánh.
b. Lập dàn ý:
b. Lập dàn ý:
Mở bài :
Giới thiệu vấn đề nghị luận: cách sử dụng thời gian của thanh niên hiện nay.
* Thân bài :
b. Lập dàn ý:
*Mở bài :
*Thân bài.
- Nêu hiện tượng Nguyễn Hữu Ân đã dành hết thời gian của mình cho những người bệnh ung thư giai đoạn cuối.
- Phân tích-chứng minh hiện tượng : thể hiện hành động có ý nghĩa tích cực đối với đời sống xã hội, ca ngợi nghị lực vượt khó vươn lên, tấm lòng tương thân tương ái của thanh niên( phong trào “hiến máu nhân đạo”, “ Tiếp sức mùa thi” của học sinh, sinh viên)
Bình luận-bác bỏ : Phê phán hiện tượng tiêu cực trong lối sống lãng phí thời gian của thanh niên, học sinh.
*Kết bài :
b. Lập dàn ý:
* Mở bài :
*Thân bài :
*Kết bài :
Cần có lối sống tích cực, nghị lực vượt khó vươn lên, tinh thần tương thân tương ái.
Nghị luận về hiện tượng đời sống
Tổ chức hoạt động nhóm
Nhóm 1:
Thế nào là hiện tượng đời sống?
Nhóm 2: Thế nào là nghị luận về một hiện tượng đời sống?
Nhóm 3: Cần đạt những yêu cầu nào khi làm bài nghị luận về hiện tượng đời sống ?
Nhóm 4: Phát biểu cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
2. Khái niệm
Hiện tượng đời sống: là những hiện tượng đời sống nổi bật, có ý nghĩa hoặc ảnh hưởng tới phần lớn mọi người trong xã hội, có thể là hiện tượng tích cực nhưng cũng có thể là hiện tượng tiêu cực
Nghị luận về một hiện tượng đời sống:
2. Khái niệm
Hiện tượng đời sống:
Nghị luận về một hiện tượng đời sống: là kiểu bài sử dụng tổng hợp các thao tác lập luận để làm cho người đọc hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu và đồng tình với ý kiến của người viết trước những hiện tượng đời sống có ý nghĩa xã hội.
3. Yêu cầu của nghị luận về hiện tượng đời sống
3. Yêu cầu của nghị luận về hiện tượng đời sống
Người viết phải hiểu vấn đề đúng, sâu, nắm được bản chất vấn đề -> Tập hợp tư liệu chính xác, thuyết phục.
Người viết phải thể hiện rõ quan điểm, thái độ của mình trước hiện tượng nghị luận -> chỉ ra đúng – sai, lợi - hại, nguyên nhân, cách khắc phục.
Diễn đạt trong sáng, có thể sử dụng phép tu từ, yếu tố biểu cảm và nêu cảm nghĩ riêng.
4. Cách làm bài nghị luận về hiện tượng đời sống
4. Cách làm bài nghị luận về hiện tượng đời sống
Tìm hiểu đề
Lập dàn ý
+ Mở bài: giới thiệu hiện tượng cần bàn luận
+ Thân bài: bàn bạc, phân tích làm rõ hiện tượng qua các thao tác lập luận
+ Kết bài: nêu phương hướng, suy nghĩ trước hiện tượng đời sống
5. Luyện tập
Luyện tập:Tổ chức hoạt động nhóm
Nhóm 1:
Bài tập 1, phần luyện tập, sgk trang 67.
Nhóm 2: Bài tập 2, phần luyện tập, sgk trang 69: Lập dàn ý bài viết về hiện tượng “nghiện”Karaokê và internet trong nhiều bạn trẻ hiện nay.
-Trong văn bản trên, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc bàn về hiện tượng gì trong đời sống? Hiện tượng ấy diễn ra trong thời gian nào?
-Tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào để bàn về hiện tượng nói trên? Nêu dẫn chứng và phân tích tác dụng của chúng.
- Cách dùng từ,viết câu, diễn đạt độc đáo ?Chứng minh?
-Bài học rút ra từ văn bản trên ?
- Phê phán hiện tượng lối sống ỉ lại, thụ động, lãng phí thời gian.
- Hiện tượng diễn ra trong những năm đầu thế kỉ XX.
- Thao tác lập luận: So sánh, phân tích, bình luận, bác bỏ.
--Nêu dẫn chứng và phân tích tác dụng của chúng.
- Cách dùng từ,viết câu, diễn đạt độc đáo ?Chứng minh?
-Bài học rút ra từ văn bản trên ?
- Nêu dẫn chứng cụ thể:
+ Từ đầu đến “ vừa học hỏi vừa lao động”: kết hợp thao tác phân tích và so sánh, làm rõ lối sống ỉ lại của thanh niên Việt Nam trong mối tương quan với thanh niên Trung Quốc.
+ Từ “Kiên trì.....thương nghiệp thế giới”: sử dụng thao tác phân tích và bình luận nhằm đánh giá cao mục đích, hành động và sư nỗ lực phấn đấu của thanh niên Trung Quốc.
+ Từ “Ở Đông Dương ...tuổi trẻ mà thôi”: thao tác phân tích và bác bỏ, nhằm phê phán lối sống ỉ lại, thụ động của thanh niên Việt Nam.
+ Từ “Hỡi Đông Dương... hồi sinh”: thao tác bình luận, thể hiện suy nghĩ, thái độ phê phán của tác giả đối với lối sống thụ động, ỉ lại của thanh niên Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX.
-Nêu dẫn chứng và phân tích tác dụng của chúng.
- Cách dùng từ,viết câu, diễn đạt độc đáo ?Chứng minh?
-Bài học rút ra từ văn bản trên ?
-Cách dùng từ giản dị, câu văn chuẩn mực gần với những phán đoán lôgích trong hệ thống lập luận. cách diễn đạt trong sáng, thuyết phục cao.Dẫn chứng : đoạn 2 từ dưới lên.
-Bài học rút ra từ văn bản trên :
+ Nội dung :
+Hình thức :
Bài tập 2:
Lập dàn ý bài viết về hiện tượng “nghiện”Karaokê và internet trong nhiều bạn trẻ hiện nay.
-Mở bài : Nêu hiện tượng, trích dẫn đề, nhận định chung.
-Thân bài :
+Phân tích hiện tượng:
+Bình luận hiện tượng theo chiều hướng phê phán ( có dẫn chứng biểu hiện thực tế)
+Đánh giá chung về hiện tượng :
- Kết bài : Bày tỏ suy nghĩ riêng của mình và kêu goi mọi người tránh xa việc “nghiện” Karaokê và internet .
6. Bài tập nâng cao:
Chọn một hiện tượng đời sống có ý nghĩa nhất với em và lập dàn ý nghị luận.
-Phân biệt kiểu bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lý với Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Củng cố-Dặn dò :
-Củng cố :
1/ Dòng nào sau đây chưa nói đúng về việc làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống ?
A. Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn về một hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội.
B. Bài làm không nhất thiết phải bày tỏ thái độ, ý kiến của mình.
C. Cần nêu rõ hiện tượng, phân tích mặt đúng-sai, lợi-hại, chỉ ra nguyên nhân của vấn đề .
D. Cần diễn đạt giản dị, ngắn gọn,mạch lạc.
TRẢ LỜi : B
-Củng cố :
2. Bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống cần sử dụng thao tác nghị luận nào sau đây ?
A. Phân tích, chứng minh.
B. So sánh, bác bỏ.
C. Giải thích, bình luận
D. Cả A-B-C.
TRẢ LỜi : D
Dặn dò :
- HS ôn lại kiến thức bài học, đọc thêm trang 69 ( có lập dàn ý )
- Chuẩn bị bài viết số 2 : bàn về một hiện tượng đời sống - đề 1-2-3 trang 78 SGK ( bài làm ở nhà )
Xin cảm ơn các thầy cô giáo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đinh Ngọc Tú
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)