Tuần 4. Nghị luận về một hiện tượng đời sống

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Thơm | Ngày 09/05/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Tuần 4. Nghị luận về một hiện tượng đời sống thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

nhiệt liệt chào mừng các
thầy cô giáo và các em học sinh
Những hình ảnh
trên nói về
hiện tượng gì?
Tiết 12: làm văn
nghị luận về một hiện tượng đời sống
i. ôn tập kiến thức
Khái niệm: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ
Yêu cầu về nội dung: Phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề, phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi mặt hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.
Hãy nhắc lại khái niệm nghị luận về một hiện tượng đời sống?
3. Yêu cầu về hình thức: Bài viết phải có bố cục mạch lạc, luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp, lời văn chính xác, sống động
ii. Tìm hiểu đề và lập dàn ý
Tìm hiểu đề:
Tìm hiểu đề bài theo các gợi ý trong SGK trang 66
Hoạt động nhóm: 4 nhóm:
- Nhóm I: Đề bài yêu cầu bàn về hiện tượng gì?
- Nhóm II: Bài viết cần có những ý nào?sắp xếp các ý đó ra sao?
- Nhóm III: Nên chọn những dẫn chứng nào?
- Nhóm IV: Cần vận dụng những thao tác lập luận nào?
Nhiệm vụ của HS
3 phút
Nhóm 1: Đề bài yêu cầu bàn về hiện tượng gì?
Bàn về hiện tượng Nguyễn Hữu Ân - vì tình thương "dành hết chiếc bánh thời gian của mình" chăm sóc hai người mẹ bị bệnh ung thư
Nhóm 2: Bài viết cần có những ý nào? Sắp xếp các ý đó ra sao?
Nguyễn Hữu Ân đã nêu một tấm gương về lòng hiếu thảo, vị tha, đức hi sinh của thanh niên
Thế hệ trẻ ngày nay có nhiều tấm gương như Nguyễn Hữu Ân
Bên cạnh đó vẫn còn một số người có lối sống ích kỉ, vô tâm, đáng phê phán
Tuổi trẻ ngày nay cần giành thời gian tu dưỡng, lập nghiêp, sống vị tha để cuộc đời ngày càng tốt đẹp hơn
Nhóm 3: Nên chọn những dẫn chứng nào?
Chọn những dẫn chứng từ thực tế cuộc sống
Nhóm 4: Cần vận dụng những thao tác lập luận nào?
Thao tác lập luận: Phân tích, chứng minh, bác bỏ, bình luận
2. Lập dàn ý:
* Mở bài:
Giới thiệu hiện tượng Nguyễn Hữu Ân rồi dẫn đề văn nêu vấn đề "Chia chiếc bánh của mình cho ai"
* Thân bài:
Nguyễn Hữu Ân đã nêu một tấm gương về lòng hiếu thảo, vị tha, đức hi sinh của thanh niên
Thế hệ trẻ ngày nay có nhiều tấm gương như Nguyễn Hữu Ân ( Dẫn chứng)
Bên cạnh đó vẫn còn một số người có lối sống ích kỉ, vô tâm, đáng phê phán (Dẫn chứng)
Tuổi trẻ ngày nay cần giành thời gian tu dưỡng, lập nghiệp, sống vị tha để cuộc đời ngày càng tốt đẹp hơn.

*Kết bài:
Đánh giá chung và nêu cảm nghĩ của người viết
=> Cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống:
(Ghi nhớ SGK - 67)
Cho biết cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống?
III. Luyện tập:
1. Bài tập 1: (SGK- 67):
a) Tác giả Nguyễn ái Quốc bàn về hiện tượng:Thanh niên,HS Việt Nam du học nước ngoài dành quá nhiều thời gian cho việc chơi bời, giải trí mà chưa chăm chỉ học tập, rèn luyện để khi trở về góp phần xây dựng đất nước. Hiện tượng đó diễn ra vào những năm đầu thế kỉ XX.
b) Tác giả dùng các thao tác lập luận:
- Phân tích: Thanh niên du học mải chơi, thanh niên trong nước "không làm gì cả", họ sống "già cỗi", thiếu tổ chức, rất nguy hại cho tương lai đất nước.
- So sánh: Nêu hiện tượng thanh niên, sinh viên Trung Hoa du học chăm chỉ, cần cù.
- Bác bỏ: "Thế thì thanh niên của ta đang làm gì?Nói ra thì buồn, buồn lắm: Họ không làm gì cả."
c) Nghệ thuật diễn đạt của văn bản:
Dùng từ, nêu dẫn chứng xác đáng, cụ thể, kết hợp nhuần nhuyễn các kiểu câu trần thuật, câu hỏi, câu cảm thán.
d) Bài học cho bản thân: Xác định lí tưởng, cách sống, mục đích, thái độ học tập đúng đắn.
2. Bài tập 2: Em suy nghĩ gì về hiện tượng "nghiện Internet" trong nhiều bạn trẻ hiện nay? lập dàn ý cho bài viết của mình.
Dàn ý
*Mở bài: Nêu hiện tượng cần nghị luận
*Thân bài:
- Phân tích mặt lợi, mặt hại của việc sử dụng Internet trong giới trẻ hiện nay.
- Bình luận hiện tượng "nghiện Internet"
- Bày tỏ ý kiến của bản thân trong việc sử dụng Internet có hiệu quả, phục vụ cho mục đích học tập.
*Kết bài:
Khái quát vấn đề nghị luận và bày tỏ cảm nghĩ riêng
chân thành cảm ơn các
thầy cô giáo và các em học sinh
Nghĩa trang "Cha mẹ xin lỗi con"
Nghĩa trang "Cha mẹ xin lỗi con"
Nghĩa trang "Cha mẹ xin lỗi con"
Nghĩa trang "Cha mẹ xin lỗi con"
Nghĩa trang "Cha mẹ xin lỗi con"
Chuyện cổ tích giữa đời thường
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Thơm
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)