Tuần 4. Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Chia sẻ bởi Nguyễn Tiến Thanh |
Ngày 09/05/2019 |
27
Chia sẻ tài liệu: Tuần 4. Nghị luận về một hiện tượng đời sống thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
Tiết 12: Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Giáo viên thực hiên: Nguyễn Thị Thu Trang
Trường THPT Tư Thục Việt Yên – Việt Yên – Bắc Giang
Giúp học sinh nắm được nội dung, yêu cầu, cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Viết được bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống
Từ đó, giúp học sinh có ý thức đúng đắn trước các hiện tượng đời sống.
A.Mục tiêu cần đạt
Thế nào là nghị luận về một hiện tượng đời sống?
Mời các em bày tỏ ý kiến của mình
về hiện tượng đời sống được nêu
trong bài viết sau:
Chia chiếc bánh của mình cho ai?
Nếu coi thời gian trong một ngày của bạn là chiếc bánh tròn trịa, bạn sẽ chia chiếc bánh cho bố mẹ, cho công việc, cho gia đình bao nhiêu và dành cho mình bao nhiêu phần?
Nguyễn Hữu Ân và má Phẳng tại bệnh viện.
Trong khi không ít bạn trẻ hiện nay đang lãng phí chiếc bánh của mình vào những trò chơi vô bổ thì chàng “Thanh niên trẻ tiêu biểu thành phố Hồ Chí Minh 2007” Nguyễn Hữu Ân lại dành hết chiếc bánh thời gian của mình cho những người bệnh ung thư giai đoạn cuối.
Một câu chuyện lạ lùng…
( theo Tạ Minh Phương, báo điện tử Nguoiduongthoi.com.vn)
Mời các em bày tỏ ý kiến của mình
về hiện tượng nêu trên!
Thảo luận nhóm
Câu 1: Đề bài yêu cầu bàn về hiện tượng gì?
Vấn đề gì?
Câu 2: Bài viết cần có những ý nào? Sắp xếp các ý đó ra sao?
Câu 3: Nên chọn những dẫn chứng nào?
Câu 4: Cần vận dụng những thao tác nghị luận nào?
1.Tìm hiểu đề. Lập dàn ý
a) Tìm hiểu đề:
1.Tìm hiểu đề. Lập dàn ý
a) Tìm hiểu đề:
- Yêu cầu của đề: “Hiện tượng” Nguyễn Hữu Ân.Cách sử dụng thời gian của TN hiện nay.
Yêu cầu về nội dung:
+ Câu chuyện về Nguyễn Hữu Ân và cách sử dụng thời gian hợp lý, tích cực, đáng khâm phục.
+ Phê phán hiện tượng tiêu cực trong lối sống lãng phí thời gian của một số thanh niên
+ Đưa ra một số giải pháp để sử dụng thời gian hiệu quả, tránh việc sử dụng thời gian tiêu cực
+ Bản thân anh / chị chia sẻ kinh nghiệm sử dụng thời gian hợp lý, hiệu quả.
Yêu cầu về dẫn chứng: “Chuyện cổ tích mang tên Nguyễn Hữu Ân” – báo điện tử Dantri.com.vn; Tăng Văn Bình thủ khoa
Yêu cầu về thao tác nghị luận: giải thích, lập luận phân tích, lập luận chứng minh, lập luận so sánh, bình luận....
1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý
b) Lập dàn ý
Giới thiệu hiện tượng cần bàn luận
Mở bài.
Giới thiệu vấn đề nghị luận:
(cách sử dụng thời gian
của thanh niên hiện nay).
Bàn bạc, phân tích làm rõ hiện tượng qua các thao tác lập luận
*Thân bài.
Lđ1: Nêu hiện tượng Nguyễn Hữu Ân, tóm tắt câu
chuyện về Ân - đã dành hết thời gian của mình
cho những người bệnh ung thư giai đoạn cuối.
-> Ý nghĩa: + Thể hiện hành động có ý nghĩa tích
cực đối với đời sống xã hội, ca ngợi nghị lực vượt
khó vươn lên, tấm lòng tương thân tương ái của
thanh niên DC: ( phong trào “hiến máu nhân đạo”,
“tiếp sức mùa thi” của học sinh, sinh viên)
Lđ 2: Phê phán hiện tượng tiêu cực của thanh niên,
học sinh. DC về một số thanh niên học sinh, sinh
viên nghiện Internet, truyện tranh...
-Lđ 3: Đưa ra một số giải pháp để sử dụng thời
gian hiệu quả, tránh việc sử dụng thời gian
tiêu cực.
Nêu phương hướng, suy nghĩ trước hiện tượng đời sống
*Kết bài.
Cần có lối sống tích cực,
nghị lực vượt khó vươn lên,
tinh thần tương thân tương ái.
2. Ghi nhớ: Yêu cầu của bài nghị luận về một hiện tượng đời sống (SGK)
Theo em, khi làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống, học sinh cần hướng tới yêu cầu như thế nào? (về nội dung, diễn đạt)
3. Luyện tập
Bài tập 1, phần luyện tập, sgk trang 67
3. Luyện tập: 1 (S G K)
a. Phê phán hiện tượng lối sống ỉ lại, thụ động, lãng phí thời gian.
Hiện tượng diễn ra trong những năm đầu thế kỉ XX.
Trong văn bản trên, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc bàn về hiện tượng gì trong đời sống? Hiện tượng ấy diễn ra trong thời gian nào?
Tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào để bàn về hiện tượng nói trên? Nêu dẫn chứng và phân tích tác dụng của chúng.
b. Thao tác lập luận: So sánh, phân tích, bình luận, bác bỏ.
Nêu dẫn chứng cụ thể:
+ Từ đầu đến ‘‘ vừa học hỏi vừa lao động”: kết hợp thao tác phân tích và so sánh, làm rõ lối sống ỉ lại của thanh niên Việt Nam trong mối tương quan với thanh niên TQ.
+ Từ “Kiên trì.....thương nghiệp thế giới”: sử dụng thao tác phân tích và bình luận nhằm đánh giá cao mục đích, hành động và sự nỗ lực phấn đấu của thanh niên TQ.
+ Từ “Ở Đông Dương ...tuổi trẻ mà thôi”: thao tác phân tích và bác bỏ, nhằm phê phán lối sống ỉ lại, thụ động của thanh niên Việt Nam.
+ Từ “Hỡi Đông Dương... hồi sinh”: thao tác bình luận, thể hiện suy nghĩ, thái độ phê phán của tác giả đối với lối sống đó của thanh niên Việt Nam những năm đầu TK XX.
3. Luyện tập:
Bài tập 1- SGK
3. Luyện tập:
Bài tập 1- SGK
c. Nghệ thuật diễn đạt của văn bản:
Dùng từ, nêu dẫn chứng xác đáng, cụ thể, kết hợp nhuần nhuyễn các kiểu câu trần thuật, câu hỏi (“thế thì thanh niên của ta đang làm gì?”), câu cảm thán (trực tiếp bày tỏ nỗi lo âu chính đáng: “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất nếu đám thanh niên già cỗi củ Người không sớm hồi sinh”)
d. Rút ra bài học cho bản thân: Xác định lí tưởng, cách sống; mục đích, thái độ học tập đúng đắn.
Bài tập 2: Theo dõi hiện tượng về anh Tống Phước Phúc với nghĩa trang dành cho các đồng nhi và đưa ý kiến nghị luận của em.
Nghĩa trang đồng nhi và triệu triệu thiên thần nức nở.
Nằm nép mình bên sườn núi dốc 45 độ ở Hòn Thơm,Vĩnh Ngọc, Nha Trang, nghĩa trang Đồng Nhi, với hơn 5000 ngôi mộ nhỏ xíu, được xây dựng rất cẩn thận. Có dịp đi ngang qua đây, người Nha Trang thường bắt gặp hình ảnh một người đàn ông nhỏ thó, đen đúa, gương mặt tuy khắc khổ nhưng vẫn ánh lên nét nhân hậu đang lui cui chăm chút cho từng phần mộ, bàn tay nhẹ nhàng như ve vuốt từng đứa con yêu.
Anh Tống Phước Phúc và con trai trong nghĩa trang đồng nhi.
Chủ nhân của nghĩa trang rộng khoảng 6.000m2 này có cái tên trúc trắc rất khó đọc: Tống Phước Phúc. Là con út trong một gia đình có 6 anh chị em, cha thợ mộc, mẹ nội trợ, người đàn ông này mới chỉ học hết lớp 7.
37 tuổi mới lấy vợ. Chứng kiến lần chuyển dạ vật vã, đau đớn kéo dài của người phụ nữ lần đầu làm mẹ, lại tận mắt nhìn thấy những hài nhi xấu số bị chối bỏ, người đàn ông theo Công giáo đã thành tâm khấn nguyện, rằng nếu Chúa phù hộ cho mẹ tròn con vuông, anh nhất định sẽ phát tâm làm việc thiện.
Sau 2 ngày 2 đêm vật vã, vợ anh sinh hạ một bé trai nặng 2,4kg. Đứa con lớn lên từng ngày trước mắt nhắc anh thực hiện lời hứa. “Tôi tin xác loài người sống lại”, câu kinh thánh nhắc nhở một giáo lý, rằng tất cả trẻ thơ đều trong trắng, vô tội. Khi đã được tượng hình trong bụng mẹ, hài nhi đó đã có một linh hồn. Hành động nạo, phá thai đi ngược lại quy luật tự nhiên. Nhưng nếu được chôn cất tử tế, chí ít linh hồn các bé sẽ được siêu thoát.
Mua được đất, từ số tiền dành dụm ít ỏi, Phúc bắt đầu hành trình vào bệnh viện xin xác các bé xấu số về chôn. Lý do khá lạ lùng, nhưng trái tim nhân hậu của anh đã tìm được nhịp đập đồng cảm.
Đất chân núi phần nhiều là đá sỏi. Những ngày đầu đào bới, bàn tay tóe máu vì đất cứng là chuyện thường tình. Với thâm niên làm xây dựng nhiều năm, nơi yên nghỉ của các bé, dần thành hình mà chẳng cần bất cứ bản vẽ thiết kế nào.
Lo phần hậu sự tươm tất cho các cháu bé xấu số, Phúc còn nỗ lực cứu giúp những bà mẹ lầm lỡ, để những mầm sống trong họ được làm người. Là trụ cột kinh tế trong gia đình, công việc quản lý một công ty xây dựng rất vất vả, nhưng chỉ cần nghe thông tin có cô gái mang thai lớn vào viện giải quyết là anh xếp lại hết mọi việc để tới liền. Thuyết phục họ về nhà, chăm lo chu đáo cho tới lúc khai hoa nở nhụy là nỗ lực khiến anh hao tâm tổn sức rất nhiều. Với những “mẹ bầu”, theo cách gọi của anh Phúc, anh đều đưa ra lời cam kết. “Nếu có sinh có dưỡng thì càng tốt, nếu vì hoàn cảnh phải bỏ con lại, chú Phúc cũng nuôi luôn giùm. Khi nào có điều kiện quay về đây, chú sẽ trả lại con”.
Những sinh linh may mắn được chào đời trong gia đình anh Phúc
Anh Phúc luôn tin vào thế giới tâm linh. Anh tâm sự, “từ khi lo cho các cháu bé, tôi chưa ngửa tay xin tiền ai bao giờ. Người hảo tâm biết tới và gửi cho các cháu, tôi thay mặt đứng ra nhận, và lo cho chúng hết. Nếu có xin, tôi chỉ xin những sinh linh bé nhỏ ấy cho bố sức khoẻ để lo cho các em. Và tôi luôn được toại nguyện”.
“Người bố” của những đứa con thơ
Những cô gái đến rồi đi. Họ cần mẫn chăm chút cho lũ nhỏ đông đúc trong nhà anh Phúc, sinh con, rồi nói lời tạm biệt. Ông bố của vài chục đứa con cứ tất tả với việc chăm chút từng cháu bé, bế từng đứa vô bệnh viện khi ốm đau. Mà trẻ con thì chuyện bệnh tật xảy ra như cơm bữa.
Theo dõi “hiện tượng” anh
Tống Phước Phúc với nghĩa trang
dành cho các đồng nhi,
hãy đưa ra ý kiến nghị luận của em.
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”, đẹp sao khi cuộc đời vẫn còn những trái tim bằng vàng ròng như anh Phúc.
4.Hướng dẫn học sinh học bài
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Làm bài tập 2 (sgk/69) + BT nâng cao
- Chuẩn bị bài mới.
5. Bài tập nâng cao:
Phân biệt kiểu bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lý với Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Xin cảm ơn các thầy cô giáo
Cảm ơn tất cả các em học sinh.
Bài học kết thúc
Giáo viên thực hiên: Nguyễn Thị Thu Trang
Trường THPT Tư Thục Việt Yên – Việt Yên – Bắc Giang
Giúp học sinh nắm được nội dung, yêu cầu, cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Viết được bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống
Từ đó, giúp học sinh có ý thức đúng đắn trước các hiện tượng đời sống.
A.Mục tiêu cần đạt
Thế nào là nghị luận về một hiện tượng đời sống?
Mời các em bày tỏ ý kiến của mình
về hiện tượng đời sống được nêu
trong bài viết sau:
Chia chiếc bánh của mình cho ai?
Nếu coi thời gian trong một ngày của bạn là chiếc bánh tròn trịa, bạn sẽ chia chiếc bánh cho bố mẹ, cho công việc, cho gia đình bao nhiêu và dành cho mình bao nhiêu phần?
Nguyễn Hữu Ân và má Phẳng tại bệnh viện.
Trong khi không ít bạn trẻ hiện nay đang lãng phí chiếc bánh của mình vào những trò chơi vô bổ thì chàng “Thanh niên trẻ tiêu biểu thành phố Hồ Chí Minh 2007” Nguyễn Hữu Ân lại dành hết chiếc bánh thời gian của mình cho những người bệnh ung thư giai đoạn cuối.
Một câu chuyện lạ lùng…
( theo Tạ Minh Phương, báo điện tử Nguoiduongthoi.com.vn)
Mời các em bày tỏ ý kiến của mình
về hiện tượng nêu trên!
Thảo luận nhóm
Câu 1: Đề bài yêu cầu bàn về hiện tượng gì?
Vấn đề gì?
Câu 2: Bài viết cần có những ý nào? Sắp xếp các ý đó ra sao?
Câu 3: Nên chọn những dẫn chứng nào?
Câu 4: Cần vận dụng những thao tác nghị luận nào?
1.Tìm hiểu đề. Lập dàn ý
a) Tìm hiểu đề:
1.Tìm hiểu đề. Lập dàn ý
a) Tìm hiểu đề:
- Yêu cầu của đề: “Hiện tượng” Nguyễn Hữu Ân.Cách sử dụng thời gian của TN hiện nay.
Yêu cầu về nội dung:
+ Câu chuyện về Nguyễn Hữu Ân và cách sử dụng thời gian hợp lý, tích cực, đáng khâm phục.
+ Phê phán hiện tượng tiêu cực trong lối sống lãng phí thời gian của một số thanh niên
+ Đưa ra một số giải pháp để sử dụng thời gian hiệu quả, tránh việc sử dụng thời gian tiêu cực
+ Bản thân anh / chị chia sẻ kinh nghiệm sử dụng thời gian hợp lý, hiệu quả.
Yêu cầu về dẫn chứng: “Chuyện cổ tích mang tên Nguyễn Hữu Ân” – báo điện tử Dantri.com.vn; Tăng Văn Bình thủ khoa
Yêu cầu về thao tác nghị luận: giải thích, lập luận phân tích, lập luận chứng minh, lập luận so sánh, bình luận....
1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý
b) Lập dàn ý
Giới thiệu hiện tượng cần bàn luận
Mở bài.
Giới thiệu vấn đề nghị luận:
(cách sử dụng thời gian
của thanh niên hiện nay).
Bàn bạc, phân tích làm rõ hiện tượng qua các thao tác lập luận
*Thân bài.
Lđ1: Nêu hiện tượng Nguyễn Hữu Ân, tóm tắt câu
chuyện về Ân - đã dành hết thời gian của mình
cho những người bệnh ung thư giai đoạn cuối.
-> Ý nghĩa: + Thể hiện hành động có ý nghĩa tích
cực đối với đời sống xã hội, ca ngợi nghị lực vượt
khó vươn lên, tấm lòng tương thân tương ái của
thanh niên DC: ( phong trào “hiến máu nhân đạo”,
“tiếp sức mùa thi” của học sinh, sinh viên)
Lđ 2: Phê phán hiện tượng tiêu cực của thanh niên,
học sinh. DC về một số thanh niên học sinh, sinh
viên nghiện Internet, truyện tranh...
-Lđ 3: Đưa ra một số giải pháp để sử dụng thời
gian hiệu quả, tránh việc sử dụng thời gian
tiêu cực.
Nêu phương hướng, suy nghĩ trước hiện tượng đời sống
*Kết bài.
Cần có lối sống tích cực,
nghị lực vượt khó vươn lên,
tinh thần tương thân tương ái.
2. Ghi nhớ: Yêu cầu của bài nghị luận về một hiện tượng đời sống (SGK)
Theo em, khi làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống, học sinh cần hướng tới yêu cầu như thế nào? (về nội dung, diễn đạt)
3. Luyện tập
Bài tập 1, phần luyện tập, sgk trang 67
3. Luyện tập: 1 (S G K)
a. Phê phán hiện tượng lối sống ỉ lại, thụ động, lãng phí thời gian.
Hiện tượng diễn ra trong những năm đầu thế kỉ XX.
Trong văn bản trên, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc bàn về hiện tượng gì trong đời sống? Hiện tượng ấy diễn ra trong thời gian nào?
Tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào để bàn về hiện tượng nói trên? Nêu dẫn chứng và phân tích tác dụng của chúng.
b. Thao tác lập luận: So sánh, phân tích, bình luận, bác bỏ.
Nêu dẫn chứng cụ thể:
+ Từ đầu đến ‘‘ vừa học hỏi vừa lao động”: kết hợp thao tác phân tích và so sánh, làm rõ lối sống ỉ lại của thanh niên Việt Nam trong mối tương quan với thanh niên TQ.
+ Từ “Kiên trì.....thương nghiệp thế giới”: sử dụng thao tác phân tích và bình luận nhằm đánh giá cao mục đích, hành động và sự nỗ lực phấn đấu của thanh niên TQ.
+ Từ “Ở Đông Dương ...tuổi trẻ mà thôi”: thao tác phân tích và bác bỏ, nhằm phê phán lối sống ỉ lại, thụ động của thanh niên Việt Nam.
+ Từ “Hỡi Đông Dương... hồi sinh”: thao tác bình luận, thể hiện suy nghĩ, thái độ phê phán của tác giả đối với lối sống đó của thanh niên Việt Nam những năm đầu TK XX.
3. Luyện tập:
Bài tập 1- SGK
3. Luyện tập:
Bài tập 1- SGK
c. Nghệ thuật diễn đạt của văn bản:
Dùng từ, nêu dẫn chứng xác đáng, cụ thể, kết hợp nhuần nhuyễn các kiểu câu trần thuật, câu hỏi (“thế thì thanh niên của ta đang làm gì?”), câu cảm thán (trực tiếp bày tỏ nỗi lo âu chính đáng: “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất nếu đám thanh niên già cỗi củ Người không sớm hồi sinh”)
d. Rút ra bài học cho bản thân: Xác định lí tưởng, cách sống; mục đích, thái độ học tập đúng đắn.
Bài tập 2: Theo dõi hiện tượng về anh Tống Phước Phúc với nghĩa trang dành cho các đồng nhi và đưa ý kiến nghị luận của em.
Nghĩa trang đồng nhi và triệu triệu thiên thần nức nở.
Nằm nép mình bên sườn núi dốc 45 độ ở Hòn Thơm,Vĩnh Ngọc, Nha Trang, nghĩa trang Đồng Nhi, với hơn 5000 ngôi mộ nhỏ xíu, được xây dựng rất cẩn thận. Có dịp đi ngang qua đây, người Nha Trang thường bắt gặp hình ảnh một người đàn ông nhỏ thó, đen đúa, gương mặt tuy khắc khổ nhưng vẫn ánh lên nét nhân hậu đang lui cui chăm chút cho từng phần mộ, bàn tay nhẹ nhàng như ve vuốt từng đứa con yêu.
Anh Tống Phước Phúc và con trai trong nghĩa trang đồng nhi.
Chủ nhân của nghĩa trang rộng khoảng 6.000m2 này có cái tên trúc trắc rất khó đọc: Tống Phước Phúc. Là con út trong một gia đình có 6 anh chị em, cha thợ mộc, mẹ nội trợ, người đàn ông này mới chỉ học hết lớp 7.
37 tuổi mới lấy vợ. Chứng kiến lần chuyển dạ vật vã, đau đớn kéo dài của người phụ nữ lần đầu làm mẹ, lại tận mắt nhìn thấy những hài nhi xấu số bị chối bỏ, người đàn ông theo Công giáo đã thành tâm khấn nguyện, rằng nếu Chúa phù hộ cho mẹ tròn con vuông, anh nhất định sẽ phát tâm làm việc thiện.
Sau 2 ngày 2 đêm vật vã, vợ anh sinh hạ một bé trai nặng 2,4kg. Đứa con lớn lên từng ngày trước mắt nhắc anh thực hiện lời hứa. “Tôi tin xác loài người sống lại”, câu kinh thánh nhắc nhở một giáo lý, rằng tất cả trẻ thơ đều trong trắng, vô tội. Khi đã được tượng hình trong bụng mẹ, hài nhi đó đã có một linh hồn. Hành động nạo, phá thai đi ngược lại quy luật tự nhiên. Nhưng nếu được chôn cất tử tế, chí ít linh hồn các bé sẽ được siêu thoát.
Mua được đất, từ số tiền dành dụm ít ỏi, Phúc bắt đầu hành trình vào bệnh viện xin xác các bé xấu số về chôn. Lý do khá lạ lùng, nhưng trái tim nhân hậu của anh đã tìm được nhịp đập đồng cảm.
Đất chân núi phần nhiều là đá sỏi. Những ngày đầu đào bới, bàn tay tóe máu vì đất cứng là chuyện thường tình. Với thâm niên làm xây dựng nhiều năm, nơi yên nghỉ của các bé, dần thành hình mà chẳng cần bất cứ bản vẽ thiết kế nào.
Lo phần hậu sự tươm tất cho các cháu bé xấu số, Phúc còn nỗ lực cứu giúp những bà mẹ lầm lỡ, để những mầm sống trong họ được làm người. Là trụ cột kinh tế trong gia đình, công việc quản lý một công ty xây dựng rất vất vả, nhưng chỉ cần nghe thông tin có cô gái mang thai lớn vào viện giải quyết là anh xếp lại hết mọi việc để tới liền. Thuyết phục họ về nhà, chăm lo chu đáo cho tới lúc khai hoa nở nhụy là nỗ lực khiến anh hao tâm tổn sức rất nhiều. Với những “mẹ bầu”, theo cách gọi của anh Phúc, anh đều đưa ra lời cam kết. “Nếu có sinh có dưỡng thì càng tốt, nếu vì hoàn cảnh phải bỏ con lại, chú Phúc cũng nuôi luôn giùm. Khi nào có điều kiện quay về đây, chú sẽ trả lại con”.
Những sinh linh may mắn được chào đời trong gia đình anh Phúc
Anh Phúc luôn tin vào thế giới tâm linh. Anh tâm sự, “từ khi lo cho các cháu bé, tôi chưa ngửa tay xin tiền ai bao giờ. Người hảo tâm biết tới và gửi cho các cháu, tôi thay mặt đứng ra nhận, và lo cho chúng hết. Nếu có xin, tôi chỉ xin những sinh linh bé nhỏ ấy cho bố sức khoẻ để lo cho các em. Và tôi luôn được toại nguyện”.
“Người bố” của những đứa con thơ
Những cô gái đến rồi đi. Họ cần mẫn chăm chút cho lũ nhỏ đông đúc trong nhà anh Phúc, sinh con, rồi nói lời tạm biệt. Ông bố của vài chục đứa con cứ tất tả với việc chăm chút từng cháu bé, bế từng đứa vô bệnh viện khi ốm đau. Mà trẻ con thì chuyện bệnh tật xảy ra như cơm bữa.
Theo dõi “hiện tượng” anh
Tống Phước Phúc với nghĩa trang
dành cho các đồng nhi,
hãy đưa ra ý kiến nghị luận của em.
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”, đẹp sao khi cuộc đời vẫn còn những trái tim bằng vàng ròng như anh Phúc.
4.Hướng dẫn học sinh học bài
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Làm bài tập 2 (sgk/69) + BT nâng cao
- Chuẩn bị bài mới.
5. Bài tập nâng cao:
Phân biệt kiểu bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lý với Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Xin cảm ơn các thầy cô giáo
Cảm ơn tất cả các em học sinh.
Bài học kết thúc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Tiến Thanh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)