Tuần 4. Đọc thêm: Đô-xtôi-ép-xki
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Mai Ly |
Ngày 09/05/2019 |
35
Chia sẻ tài liệu: Tuần 4. Đọc thêm: Đô-xtôi-ép-xki thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
KÍNH CHÀO CÔ VÀ CÁC BẠN !
BÀI THUYẾT TRÌNH
TỘI ÁC VÀ TRỪNG PHẠT
F.M. ĐÔXTÔIEPKI
NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH:
TÁC GIẢ
TÓM TẮT TÁC PHẨM
1.Các nhân vật chính
2. Cốt truyện
III. NỘI DUNG
1. Bối cảnh xã hội
2. Tội ác
3. Hình phạt
TỔNG KẾT
1. Nội dung
2. Nghệ thuật
I. TÁC GIẢ
F.M. Đôxtôiepxki (1821-1881), sinh ra ở Maxcơva ngày 11-11-1821, cha là bác sĩ quân y, mẹ là con gái một phú thương nhưng cũng chẳng giàu có gì lắm.
Ông là người yêu văn chương, nghệ thuật từ nhỏ như : Puskin, Gôgôn, Banzac, Huygo….
Tuổi thơ có nhiều biến động:
+ 16 tuổi mồ côi mẹ
+ 18 tuổi, bố bị đánh chết trong một cuộc đụng độ, xô xát với những nộng nô ở điền trang. Điều này đã có một tác động to lớn đến tư tưởng trong các sáng tác sau này của Đôxtôiepxki.
Ông đã từng sống cuộc sống túng thiếu, bữa đói, bữa no. Fêdor thực sự nếm trải cuộc đời dở sống, dở chết của đám dân nghèo thành thị, của những viên chức thân phận hèn kém.
1845, ông cho ra đời truyện vừa “Dân nghèo” với những nhân vật là những con người luôn phải sống trong cảnh đói nghèo, khốn cùng, chịu cái nhìn rẻ rúng, khinh bạc của xã hội. Tác phẩm này được các nhà lãnh tụ của Văn học Nga bấy giờ đánh giá cao.
Ngoài văn chương, ông còn tham gia vào hoạt động của nhóm Pêtrêsepxki, nhóm của những người theo học thuyết Phuriê. Sau đó, nhóm này bị Nga hoàng Nicôlai I đàn áp và giải ra pháp trường nhưng cuối cùng thì được ân giảm. Ông bị 4 năm tù khổ sai, tiếp đó là 5 năm cực hình của đời lính
1861, ông viết “bút kí nhà chết”, sau đó 5năm, ông cho ra đời một tác phẩm làm người đọc sửng sốt và kinh ngạc “ Tội ác và trừng phạt”.
Sau “Tội ác và trừng phạt”, ông viết hàng loạt các tác phẩm như : Con hạc, Thằng ngốc (1868), Vị thành niên, Lũ quỹ….
1880, ông bắt tay viết cuốn “Anh em nhà Caramadôp”, một cuốn sách có qui mô đồ sộ.
28-1-1881, ông mất vì căn bệnh ung thư phổi. Đông đảo người dân Nga đau xót đưa tiễn nhà văn về cõi an nghĩ vĩnh hằng.
II. NỘI DUNG
1. Bối cảnh xã hội:
- Nước Nga những năm 60 của thế kỉ XIX hiện lên trên nền thủ đô Petecbua với những con người dưới đáy xã hội.
- Đạo đức xã hội suy đồi: “trong 5 năm gần đây, số tội ác trong tầng lớp dưới tăng lên,… những vụ đốt nhà, cướp của diễn ra liên tiếp ở khắp nơi,…điều kì lạ hơn cả là các tầng lớp trên số tội ác cũng tăng lên như vậy”.
- Nhân vật chính là Raxkonikov, một sinh viên nghèo:
+Nơi trọ: “một cái chuồng nhỏ xíu…, trông thảm hại quá chừng. Nhà thấp đến nỗi người nào hơi cao một chút bước vào là đã thấy rờn rợn.”
+ Phải bỏ học vì túng quẫn, ăn mặc rách rưới, 2 ngày không có gì ăn, thiếu nợ tiền trọ, thất nghiệp…
+ Mẹ và em là Đunia lâm vào cảnh thiếu thốn, nàng phải làm gia sư để có tiền giúp đỡ mẹ và anh.
- Gia đình ông Marmêlađôp: chồng là một viên chức bị sa thải và bị nghiện rượu nặng, vợ bị ho lao, cô con gái Sonya phải bán thân nuôi cả gia đình.
> Hoàn cảnh xã hội đã bóp nghẹt sự sống, chà đạp nhân phẩm tạo nên những bi kịch cá nhân và bi kịch gia đình.
2. Tội ác: Raxkonikov
A. Tính cách:
- Có lòng nhân ái, trung thực, biết nghĩ tới người khác:
+ Hứa sẽ kết hôn với một cô gái xấu xí con mụ chủ nhà vì tội nghiệp cô ta.
+ Cứu hai đứa trẻ khỏi đám cháy.
+ Cứu cô gái 15 tuổi thoát khỏi sự lừa gạt.
- Có những ý tưởng lớn lao, táo bạo:
+ Căm uất về tình trạng bất công phi nghĩa.
+ Tìm tòi lối thoát bằng sức lực của cá nhân mình.
- Sống đơn độc, khép kín.
“ Chàng rất nghèo, kiêu ngạo đến khinh người và ít cởi mở”.
- Luôn suy tư nghiền ngẫm phân tích những ấn tượng, xúc cảm của bản thân mình.
“ …lúc nào trông chàng cũng nghiền ngẫm một chuyện gì thầm kín”.
-> Luận điểm trong bài báo “Bàn về tội ác”:
Chia ra 2 loại người: hạ đẳng (gồm những người bình thường), đó là những người có “bản tính bảo thủ, yên lành, sống trong sự phục tùng và vốn thích phục tùng”. Họ là chủ nhân của hiện tại, bảo tồn thế giới và làm cho thế giới tăng lên về số lượng. Loại người thứ hai là loại người chân chính. “Họ đều vượt qua pháp luật, họ đều là những kẻ phá hoại hay có khuynh hướng phá hoại, tuỳ theo khả năng…phần lớn những người này đều đòi hỏi phải huỷ vỏ cái hiện tại vì một cái gì tốt đẹp hơn”. Họ là chủ nhân của tương lai, thúc đẩy thế giới và dẫn nó đến mục đích.
Cho rằng: “Những người chỉ đạo, những người cầm cân nảy mực cho nhân loại, từ những nhân vật cổ xưa nhất cho đến loại Mohammet, Napoleon…đều là những kẻ tội phạm tất.
…Nếu để thực hiện tội ác của mình, họ phải giẫm lên trên một xác người, băng qua một con sông máu, thì theo tôi lương tâm họ cũng có quyền cho phép họ làm như thế”.
> Raxkonikov luôn băn khoăn, trăn trở không nguôi mình là hạng người nào. Khi tự thú với Sonya, chàng đã bộc lộ quan điểm đó của mình:
“Anh muốn làm một Napôlêông nên anh muốn giết người”
“Anh giết khong phải cần tiền…một động cơ khác đã thúc đẩy bàn tay anh, và biết cho thật nhanh, xem có là một con rận như mọi người khác, hay là một con người? Anh có thể vượt qua trở lực hay không?...anh là một con bọ run rẩy, hay là kẻ có quyền?”
Đó là một quan điểm lầm lạc mà ngày đêm Raxkonikov nung nấu. Chàng căm uất cái trật tự xã hội phi nghĩa, tàn bạo. Tư tưởng chàng rối rắm, phức tạp và đầy mâu thuẫn. Chàng muốn chống lại cái trật tự xã hội xấu xa ấy nhưng lại xa rời tách biệt với mọi người, khiến cho tâm lý chàng chao đảo và sai lầm trong cách nghĩ và hành động
B. Hành vi tội ác:
a) Trước khi giết người:
- Raxkonikov có ý định giết người từ rất lâu. Khi mà cuộc sống trở nên quẫn bách, nợ tiền trọ, không có gì ăn, nghèo nàn đến mức không có một bộ đồ ra hồn.
- Nạn nhân mà chàng sẽ xuống tay giết hại là mụ Ivanovna, chủ một hiệu cầm đồ giàu có. Chàng đã chuẩn bị rất kĩ lưỡng cho hành động giết người sắp tới của mình:
+ Đến nhà mụ để cầm đồ để trở thành khách quen của mụ. Đồng thời, chàng cũng xem xét mọi việc xung quanh nhà mụ, để hành vi giết người được trót lọt.
+ Chàng khâu một mảnh giẻ vào nách áo bên trái phía trong chiếc áo ngoài duy nhất của mình, khéo léo không cho bên ngoài thấy đường chỉ khâu.
+ Chuẩn bị gói cầm đồ (Chỉ là một miếng sắt buộc vào miếng gỗ mỏng như một hộp đựng thuốc lá bằng bạc), gói lại thật đẹp, kĩ và thật khó mở.
+ Chàng cố gắng che giấu thái độ của mình, chú ý tất cả mọi thứ để mọi người không chú ý.
“ Chàng đi dọc đường, im lặng và khoan thai, không hấp tấp để khỏi bị nghi ngờ”.
Thầm chửi mình vì cái mũ dạ có thể gây chú ý của mọi người.
> Giết người có chủ đích và chuẩn bị rất công phu.
b) Giết người:
- Raxkonikov giả vờ bình tĩnh khi giật chuông nhà và cố gắng giấu thái độ khẩn trương của mình để bà Ivanovna không nghi ngờ.
- Thời điểm thuận lợi đã đến. Khi mụ ta đang hí hoáy mở gói đồ, chàng đã 3 lần giáng rìu thật mạnh vào đầu mụ.
“ Không thể bỏ lấy một giây nào nữa. Chàng rút hẳn rìu ra, cầm cả hai tay giơ cao lên, người như tê dại hẳn đi, và, hầu như không phải ra sức, như một cái máy, chàng bổ sống rìu xuống đầu mụ. Chàng dường như đã kiệt sức.”
- Chàng bình tĩnh kiểm tra mụ đã thật sự chết chưa và an tâm trở vào lấy tiền của.
“Chàng lùi lại một bước để cho mụ ngã và lập tức cúi sát mặt mụ. Mụ già đã chết.”
- Tình huống bất ngờ xảy ra làm Raxkonikov “ngừng tay và lịm đi”. Mụ Lizaveta – em mụ Ivanovna – trở về. Để không bị phát hiện, chàng đã xuống tay giết luôn người em bằng chính chiếc rìu khi nãy.
“ Raxkonikov cầm rìu lao tới…Lưỡi rìu giáng thẳng xuống sọ và bổ đứt phần phía trên trán, gần sát đến đỉnh đầu.”
c) Sau khi giết người:
- “ Raxkonikov hoàn toàn rối trí” nhưng vẫn còn đủ trí khôn để xoá sạch dấu vết.
- Chàng bị bao vây ở những người bên ngoài căn phòng. Nhưng với trí thông minh của một kẻ đang phạm tội, chàng đã thoát ra ngoài một cách dễ dàng mà không bị ai phát hiện.
> Raxkonikov đã giết người một cách lạnh lùng, bình thản. Thế nhưng, đi sâu vào nội tâm của nhân vật, ta phát hiện ra những mâu thuẫn giữa hai quyết định giết người hay không giết người.
Có lúc chàng cảm thấy “ chẳng qua mình tưởng tượng ra để tự tiêu khiển: chuyện đùa ấy mà.”. Chàng không muốn suy nghĩ đến việc đó nữa nhưng những suy nghĩ ấy cứ lởn vởn trong đầu chàng.
* Động cơ giết người của Raxkonikov:
- Vì muốn trở thành một Napôlêông hay một Hôhamet vĩ đại.
- Vì tiền để trang trải cuộc sống nghèo khó.
- Vì muốn vượt qua những trở lực của một con người bình thường để trở thành loại người phi thường.
- Vì muốn nổi loạn chống lại cuộc đời đầy bất công, không cam phận, phản kháng để khẳng định mình và cải tạo thế giới.
> Những động cơ của Raxkonikov không phải xấu xa, bỉ ổi nhưng đó là một tội ác khó lòng chấp nhận. Chàng không là một sát nhân máu lạnh. Nhưng giết người là một tội ác man rợ. Và Raxkonikov đã phải trả giá cho chính hành vi và những suy nghĩ hết sức lầm lạc của mình.
3. Sự Trừng phạt:
Hình phạt ở đây không chỉ là hình phạt toà án xét xử đối với một tội phạm (8 năm khổ sai ở Xibia). Mà đó chính là hình phạt của toà án lương tâm. Raxkonikov đã bị lưu đày trong dày vò suốt 9 tháng trước khi bị toà án xét xử. Đó là một hình phạt nặng nề, sâu sắc trong chiều sâu tâm lý của nhân vật.
- Sự trừng phạt đã đến với Raxkonikov ngay từ khi trong đầu chàng nảy sinh ý định giết người. Chàng kinh tởm ý nghĩ đó của mình. Khi quyết định sẽ giết mụ Ivanovna thì “ chàng bước vào buồng như một người vừa mới bị tuyên án tử hình”.
- Sau vụ giết người thứ hai (giết bà Lizaveta), Raxkonokov đã thấy “kinh hãi và ghê tởm trước việc mình vừa làm. Nỗi ghê tởm mỗi lúc một trỗi dậy và dâng lên dữ dội trong lòng chàng”. Và tiếp sau đó là suốt một chặng đường mà lương tâm của một anh sinh viên nghèo phạm phải sai lầm phải gánh chịu.
* Tinh thần Raxkonikov bị bấn loạn:
“ Phút đầu chàng ngỡ mình phát điên”
- Chàng xem xét thật kỹ tất cả quần áo và vội vàng cất giấu số của mà mình vừa cướp được.
“ Dù sao cũng không ai ngờ vực những mảnh gì nầy; hình như thế, hình như thế đấy!”- chàng đứng ở giữa phòng nhắc đi nhắc lại, và với một sức chú ý căng thẳng đến nỗi nhức cả mắt,…”
Và tự trong đáy lòng chàng đang thốt lên: “Sao, chẳng nhẽ hình phạt đã bắt đầu, giờ hành hình đã điểm?”
- Chàng lo lắng, băn khoăn, lo sợ người ta sẽ phát hiện ra hành vi tội ác của mình.
+ Khi đến sở cảnh sát lần đầu tiên sau khi giết người vì một trát mời, Raxkonikov đã cầu Chúa “sao cho chóng xong đi”.
+ Gặp ai, chàng cũng nghĩ mọi người đang ngờ vực mình một điều gì đó, và cố gắng bình thản để che giấu tinh thần đang bị dao động, chao đảo của mình.
+ Nỗi ám ảnh cứ đeo đẳng mãi Raxkonikov, chàng sốt, mê sảng và mơ những ác mộng.
+ Trước tội ác của mình, chàng luôn day dứt, vật vã và đau đớn khi “từng phút từng giờ chàng có quên một điều gì lẽ ra không được quên mới phải”. Và những lúc ấy, “chàng rên rỉ, lồng lộn điên cuồng lên hay rơi vào một tâm trạng khiếp sợ ghê gớm, không sao chịu nổi,”
+ Lúc nào chàng cũng nghĩ rằng mọi người đang bàn tán về mình, về câu chuyện giết người khủng khiếp ấy. Chàng cảm giác dường như lúc nào cũng có kẻ luôn theo dõi, rình rập chàng.
- Số tiền cướp được, Raxkonikov không hề đụng đến mà đem giấu dưới tảng đá, nằm ở góc sân, cạnh hàng rào ở một nơi vắng vẻ để tránh sự điều tra của cảnh sát.
- Raxkonikov bị mất hết tinh thần, chàng thường đi một cách bất định và không chủ ý như một kẻ lang thang.
- Anh sống đơn độc, xa lạ với mọi người kể cả mẹ và em.
- Đôi khi , chàng muốn bỏ đi thật xa, muốn nhảy sông tự tử để trốn trán tội ác của mình nhưng chàng đã không làm như thế
“ Nhưng đó có phài là lối thoát không?...Nhưng kết kiễu như thế thì thật là thảm hại!”
“ Nỗi hãi hùng như một tảng băng trùm lấy tâm hồn chàng, khiến chàng đau buốt, co quắp lại…”
- Có lúc chàng muốn đi tự thú để lương tâm thoát ra cơn dằn vặt đang ngày đêm dày xe trong lòng chàng.
“Ta sẽ vào, sẽ quỳ xuống và khai hết từ đầu chí cuối”
“Dường như chàng muốn bấu víu bất cứ cái gì; chàng mỉm cười lạnh lùng khi nghĩ như vậy, bởi vì chàng đã nhất quyết đến sở cảnh sát và biết chắc rằng chỉ lát nửa, tất cả đều sẽ chấm dứt”.
- Càng ngày, sự dằn vặt của lương tâm khiến Raxkonikov dường như mất đi cả trí khôn. Chàng chán nản những lời bàn bạc về cái chết của hai chị em nhà Ivanovna. Chàng mệt mỏi khi phải căng những dây thần kinh mệt mỏi của mình để tìm ra những mánh khoé, những bẫy ngầm trong lời nói của cảnh sát, đặc biệt là phải ra sức đối phó với Petrovich, một tên cảnh sát đầy mưu mẹo với những lý thuyết tội phạm của hắn.
- Raxkonikov đã tự thú trước tiên với Sonya: “chàng đã đến tìm ở nàng một con người khi chàng thấy cần một con người”.> Tự thú không vì luật pháp, tự thú vì sức mạnh của tính yêu thương.
Chàng tự lên án bản thân mình
“ Sonya, tâm hồn anh độc ác lắm…Còn anh là một thằng tồi…một kẻ hèn hạ!”
Sau 9 tháng chạy trốn và đánh lừa pháp luật, Raxkonikov đã làm theo lời khuyên của Sonya và Petrovich ra đầu thú.
Chàng có lúc tự hào về bản thân vì đã đánh lừa được tất cả, thế nhưng anh không thể đánh lừa được chính lương tâm của mình. Trong 9 tháng ấy, Raxkonikov đau đớn nhận ra nmình không thể vượt qua những trở lực của bản thân.
III. TỔNG KẾT
1. NỘI DUNG
Tác phẩm thể hiện sự phê phán của tác giả về tội ác giết người ghê rợn của nhân vật. Qua đó, khẳng định: sự chế định của pháp luật không bằng sự trừng phạt của lương tâm con người.
2. NGHỆ THUẬT
Miêu tả sâu sắc nội tâm phức tạp của nhân vật.
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN
ĐÃ LẮNG NGHE!
BÀI THUYẾT TRÌNH
TỘI ÁC VÀ TRỪNG PHẠT
F.M. ĐÔXTÔIEPKI
NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH:
TÁC GIẢ
TÓM TẮT TÁC PHẨM
1.Các nhân vật chính
2. Cốt truyện
III. NỘI DUNG
1. Bối cảnh xã hội
2. Tội ác
3. Hình phạt
TỔNG KẾT
1. Nội dung
2. Nghệ thuật
I. TÁC GIẢ
F.M. Đôxtôiepxki (1821-1881), sinh ra ở Maxcơva ngày 11-11-1821, cha là bác sĩ quân y, mẹ là con gái một phú thương nhưng cũng chẳng giàu có gì lắm.
Ông là người yêu văn chương, nghệ thuật từ nhỏ như : Puskin, Gôgôn, Banzac, Huygo….
Tuổi thơ có nhiều biến động:
+ 16 tuổi mồ côi mẹ
+ 18 tuổi, bố bị đánh chết trong một cuộc đụng độ, xô xát với những nộng nô ở điền trang. Điều này đã có một tác động to lớn đến tư tưởng trong các sáng tác sau này của Đôxtôiepxki.
Ông đã từng sống cuộc sống túng thiếu, bữa đói, bữa no. Fêdor thực sự nếm trải cuộc đời dở sống, dở chết của đám dân nghèo thành thị, của những viên chức thân phận hèn kém.
1845, ông cho ra đời truyện vừa “Dân nghèo” với những nhân vật là những con người luôn phải sống trong cảnh đói nghèo, khốn cùng, chịu cái nhìn rẻ rúng, khinh bạc của xã hội. Tác phẩm này được các nhà lãnh tụ của Văn học Nga bấy giờ đánh giá cao.
Ngoài văn chương, ông còn tham gia vào hoạt động của nhóm Pêtrêsepxki, nhóm của những người theo học thuyết Phuriê. Sau đó, nhóm này bị Nga hoàng Nicôlai I đàn áp và giải ra pháp trường nhưng cuối cùng thì được ân giảm. Ông bị 4 năm tù khổ sai, tiếp đó là 5 năm cực hình của đời lính
1861, ông viết “bút kí nhà chết”, sau đó 5năm, ông cho ra đời một tác phẩm làm người đọc sửng sốt và kinh ngạc “ Tội ác và trừng phạt”.
Sau “Tội ác và trừng phạt”, ông viết hàng loạt các tác phẩm như : Con hạc, Thằng ngốc (1868), Vị thành niên, Lũ quỹ….
1880, ông bắt tay viết cuốn “Anh em nhà Caramadôp”, một cuốn sách có qui mô đồ sộ.
28-1-1881, ông mất vì căn bệnh ung thư phổi. Đông đảo người dân Nga đau xót đưa tiễn nhà văn về cõi an nghĩ vĩnh hằng.
II. NỘI DUNG
1. Bối cảnh xã hội:
- Nước Nga những năm 60 của thế kỉ XIX hiện lên trên nền thủ đô Petecbua với những con người dưới đáy xã hội.
- Đạo đức xã hội suy đồi: “trong 5 năm gần đây, số tội ác trong tầng lớp dưới tăng lên,… những vụ đốt nhà, cướp của diễn ra liên tiếp ở khắp nơi,…điều kì lạ hơn cả là các tầng lớp trên số tội ác cũng tăng lên như vậy”.
- Nhân vật chính là Raxkonikov, một sinh viên nghèo:
+Nơi trọ: “một cái chuồng nhỏ xíu…, trông thảm hại quá chừng. Nhà thấp đến nỗi người nào hơi cao một chút bước vào là đã thấy rờn rợn.”
+ Phải bỏ học vì túng quẫn, ăn mặc rách rưới, 2 ngày không có gì ăn, thiếu nợ tiền trọ, thất nghiệp…
+ Mẹ và em là Đunia lâm vào cảnh thiếu thốn, nàng phải làm gia sư để có tiền giúp đỡ mẹ và anh.
- Gia đình ông Marmêlađôp: chồng là một viên chức bị sa thải và bị nghiện rượu nặng, vợ bị ho lao, cô con gái Sonya phải bán thân nuôi cả gia đình.
> Hoàn cảnh xã hội đã bóp nghẹt sự sống, chà đạp nhân phẩm tạo nên những bi kịch cá nhân và bi kịch gia đình.
2. Tội ác: Raxkonikov
A. Tính cách:
- Có lòng nhân ái, trung thực, biết nghĩ tới người khác:
+ Hứa sẽ kết hôn với một cô gái xấu xí con mụ chủ nhà vì tội nghiệp cô ta.
+ Cứu hai đứa trẻ khỏi đám cháy.
+ Cứu cô gái 15 tuổi thoát khỏi sự lừa gạt.
- Có những ý tưởng lớn lao, táo bạo:
+ Căm uất về tình trạng bất công phi nghĩa.
+ Tìm tòi lối thoát bằng sức lực của cá nhân mình.
- Sống đơn độc, khép kín.
“ Chàng rất nghèo, kiêu ngạo đến khinh người và ít cởi mở”.
- Luôn suy tư nghiền ngẫm phân tích những ấn tượng, xúc cảm của bản thân mình.
“ …lúc nào trông chàng cũng nghiền ngẫm một chuyện gì thầm kín”.
-> Luận điểm trong bài báo “Bàn về tội ác”:
Chia ra 2 loại người: hạ đẳng (gồm những người bình thường), đó là những người có “bản tính bảo thủ, yên lành, sống trong sự phục tùng và vốn thích phục tùng”. Họ là chủ nhân của hiện tại, bảo tồn thế giới và làm cho thế giới tăng lên về số lượng. Loại người thứ hai là loại người chân chính. “Họ đều vượt qua pháp luật, họ đều là những kẻ phá hoại hay có khuynh hướng phá hoại, tuỳ theo khả năng…phần lớn những người này đều đòi hỏi phải huỷ vỏ cái hiện tại vì một cái gì tốt đẹp hơn”. Họ là chủ nhân của tương lai, thúc đẩy thế giới và dẫn nó đến mục đích.
Cho rằng: “Những người chỉ đạo, những người cầm cân nảy mực cho nhân loại, từ những nhân vật cổ xưa nhất cho đến loại Mohammet, Napoleon…đều là những kẻ tội phạm tất.
…Nếu để thực hiện tội ác của mình, họ phải giẫm lên trên một xác người, băng qua một con sông máu, thì theo tôi lương tâm họ cũng có quyền cho phép họ làm như thế”.
> Raxkonikov luôn băn khoăn, trăn trở không nguôi mình là hạng người nào. Khi tự thú với Sonya, chàng đã bộc lộ quan điểm đó của mình:
“Anh muốn làm một Napôlêông nên anh muốn giết người”
“Anh giết khong phải cần tiền…một động cơ khác đã thúc đẩy bàn tay anh, và biết cho thật nhanh, xem có là một con rận như mọi người khác, hay là một con người? Anh có thể vượt qua trở lực hay không?...anh là một con bọ run rẩy, hay là kẻ có quyền?”
Đó là một quan điểm lầm lạc mà ngày đêm Raxkonikov nung nấu. Chàng căm uất cái trật tự xã hội phi nghĩa, tàn bạo. Tư tưởng chàng rối rắm, phức tạp và đầy mâu thuẫn. Chàng muốn chống lại cái trật tự xã hội xấu xa ấy nhưng lại xa rời tách biệt với mọi người, khiến cho tâm lý chàng chao đảo và sai lầm trong cách nghĩ và hành động
B. Hành vi tội ác:
a) Trước khi giết người:
- Raxkonikov có ý định giết người từ rất lâu. Khi mà cuộc sống trở nên quẫn bách, nợ tiền trọ, không có gì ăn, nghèo nàn đến mức không có một bộ đồ ra hồn.
- Nạn nhân mà chàng sẽ xuống tay giết hại là mụ Ivanovna, chủ một hiệu cầm đồ giàu có. Chàng đã chuẩn bị rất kĩ lưỡng cho hành động giết người sắp tới của mình:
+ Đến nhà mụ để cầm đồ để trở thành khách quen của mụ. Đồng thời, chàng cũng xem xét mọi việc xung quanh nhà mụ, để hành vi giết người được trót lọt.
+ Chàng khâu một mảnh giẻ vào nách áo bên trái phía trong chiếc áo ngoài duy nhất của mình, khéo léo không cho bên ngoài thấy đường chỉ khâu.
+ Chuẩn bị gói cầm đồ (Chỉ là một miếng sắt buộc vào miếng gỗ mỏng như một hộp đựng thuốc lá bằng bạc), gói lại thật đẹp, kĩ và thật khó mở.
+ Chàng cố gắng che giấu thái độ của mình, chú ý tất cả mọi thứ để mọi người không chú ý.
“ Chàng đi dọc đường, im lặng và khoan thai, không hấp tấp để khỏi bị nghi ngờ”.
Thầm chửi mình vì cái mũ dạ có thể gây chú ý của mọi người.
> Giết người có chủ đích và chuẩn bị rất công phu.
b) Giết người:
- Raxkonikov giả vờ bình tĩnh khi giật chuông nhà và cố gắng giấu thái độ khẩn trương của mình để bà Ivanovna không nghi ngờ.
- Thời điểm thuận lợi đã đến. Khi mụ ta đang hí hoáy mở gói đồ, chàng đã 3 lần giáng rìu thật mạnh vào đầu mụ.
“ Không thể bỏ lấy một giây nào nữa. Chàng rút hẳn rìu ra, cầm cả hai tay giơ cao lên, người như tê dại hẳn đi, và, hầu như không phải ra sức, như một cái máy, chàng bổ sống rìu xuống đầu mụ. Chàng dường như đã kiệt sức.”
- Chàng bình tĩnh kiểm tra mụ đã thật sự chết chưa và an tâm trở vào lấy tiền của.
“Chàng lùi lại một bước để cho mụ ngã và lập tức cúi sát mặt mụ. Mụ già đã chết.”
- Tình huống bất ngờ xảy ra làm Raxkonikov “ngừng tay và lịm đi”. Mụ Lizaveta – em mụ Ivanovna – trở về. Để không bị phát hiện, chàng đã xuống tay giết luôn người em bằng chính chiếc rìu khi nãy.
“ Raxkonikov cầm rìu lao tới…Lưỡi rìu giáng thẳng xuống sọ và bổ đứt phần phía trên trán, gần sát đến đỉnh đầu.”
c) Sau khi giết người:
- “ Raxkonikov hoàn toàn rối trí” nhưng vẫn còn đủ trí khôn để xoá sạch dấu vết.
- Chàng bị bao vây ở những người bên ngoài căn phòng. Nhưng với trí thông minh của một kẻ đang phạm tội, chàng đã thoát ra ngoài một cách dễ dàng mà không bị ai phát hiện.
> Raxkonikov đã giết người một cách lạnh lùng, bình thản. Thế nhưng, đi sâu vào nội tâm của nhân vật, ta phát hiện ra những mâu thuẫn giữa hai quyết định giết người hay không giết người.
Có lúc chàng cảm thấy “ chẳng qua mình tưởng tượng ra để tự tiêu khiển: chuyện đùa ấy mà.”. Chàng không muốn suy nghĩ đến việc đó nữa nhưng những suy nghĩ ấy cứ lởn vởn trong đầu chàng.
* Động cơ giết người của Raxkonikov:
- Vì muốn trở thành một Napôlêông hay một Hôhamet vĩ đại.
- Vì tiền để trang trải cuộc sống nghèo khó.
- Vì muốn vượt qua những trở lực của một con người bình thường để trở thành loại người phi thường.
- Vì muốn nổi loạn chống lại cuộc đời đầy bất công, không cam phận, phản kháng để khẳng định mình và cải tạo thế giới.
> Những động cơ của Raxkonikov không phải xấu xa, bỉ ổi nhưng đó là một tội ác khó lòng chấp nhận. Chàng không là một sát nhân máu lạnh. Nhưng giết người là một tội ác man rợ. Và Raxkonikov đã phải trả giá cho chính hành vi và những suy nghĩ hết sức lầm lạc của mình.
3. Sự Trừng phạt:
Hình phạt ở đây không chỉ là hình phạt toà án xét xử đối với một tội phạm (8 năm khổ sai ở Xibia). Mà đó chính là hình phạt của toà án lương tâm. Raxkonikov đã bị lưu đày trong dày vò suốt 9 tháng trước khi bị toà án xét xử. Đó là một hình phạt nặng nề, sâu sắc trong chiều sâu tâm lý của nhân vật.
- Sự trừng phạt đã đến với Raxkonikov ngay từ khi trong đầu chàng nảy sinh ý định giết người. Chàng kinh tởm ý nghĩ đó của mình. Khi quyết định sẽ giết mụ Ivanovna thì “ chàng bước vào buồng như một người vừa mới bị tuyên án tử hình”.
- Sau vụ giết người thứ hai (giết bà Lizaveta), Raxkonokov đã thấy “kinh hãi và ghê tởm trước việc mình vừa làm. Nỗi ghê tởm mỗi lúc một trỗi dậy và dâng lên dữ dội trong lòng chàng”. Và tiếp sau đó là suốt một chặng đường mà lương tâm của một anh sinh viên nghèo phạm phải sai lầm phải gánh chịu.
* Tinh thần Raxkonikov bị bấn loạn:
“ Phút đầu chàng ngỡ mình phát điên”
- Chàng xem xét thật kỹ tất cả quần áo và vội vàng cất giấu số của mà mình vừa cướp được.
“ Dù sao cũng không ai ngờ vực những mảnh gì nầy; hình như thế, hình như thế đấy!”- chàng đứng ở giữa phòng nhắc đi nhắc lại, và với một sức chú ý căng thẳng đến nỗi nhức cả mắt,…”
Và tự trong đáy lòng chàng đang thốt lên: “Sao, chẳng nhẽ hình phạt đã bắt đầu, giờ hành hình đã điểm?”
- Chàng lo lắng, băn khoăn, lo sợ người ta sẽ phát hiện ra hành vi tội ác của mình.
+ Khi đến sở cảnh sát lần đầu tiên sau khi giết người vì một trát mời, Raxkonikov đã cầu Chúa “sao cho chóng xong đi”.
+ Gặp ai, chàng cũng nghĩ mọi người đang ngờ vực mình một điều gì đó, và cố gắng bình thản để che giấu tinh thần đang bị dao động, chao đảo của mình.
+ Nỗi ám ảnh cứ đeo đẳng mãi Raxkonikov, chàng sốt, mê sảng và mơ những ác mộng.
+ Trước tội ác của mình, chàng luôn day dứt, vật vã và đau đớn khi “từng phút từng giờ chàng có quên một điều gì lẽ ra không được quên mới phải”. Và những lúc ấy, “chàng rên rỉ, lồng lộn điên cuồng lên hay rơi vào một tâm trạng khiếp sợ ghê gớm, không sao chịu nổi,”
+ Lúc nào chàng cũng nghĩ rằng mọi người đang bàn tán về mình, về câu chuyện giết người khủng khiếp ấy. Chàng cảm giác dường như lúc nào cũng có kẻ luôn theo dõi, rình rập chàng.
- Số tiền cướp được, Raxkonikov không hề đụng đến mà đem giấu dưới tảng đá, nằm ở góc sân, cạnh hàng rào ở một nơi vắng vẻ để tránh sự điều tra của cảnh sát.
- Raxkonikov bị mất hết tinh thần, chàng thường đi một cách bất định và không chủ ý như một kẻ lang thang.
- Anh sống đơn độc, xa lạ với mọi người kể cả mẹ và em.
- Đôi khi , chàng muốn bỏ đi thật xa, muốn nhảy sông tự tử để trốn trán tội ác của mình nhưng chàng đã không làm như thế
“ Nhưng đó có phài là lối thoát không?...Nhưng kết kiễu như thế thì thật là thảm hại!”
“ Nỗi hãi hùng như một tảng băng trùm lấy tâm hồn chàng, khiến chàng đau buốt, co quắp lại…”
- Có lúc chàng muốn đi tự thú để lương tâm thoát ra cơn dằn vặt đang ngày đêm dày xe trong lòng chàng.
“Ta sẽ vào, sẽ quỳ xuống và khai hết từ đầu chí cuối”
“Dường như chàng muốn bấu víu bất cứ cái gì; chàng mỉm cười lạnh lùng khi nghĩ như vậy, bởi vì chàng đã nhất quyết đến sở cảnh sát và biết chắc rằng chỉ lát nửa, tất cả đều sẽ chấm dứt”.
- Càng ngày, sự dằn vặt của lương tâm khiến Raxkonikov dường như mất đi cả trí khôn. Chàng chán nản những lời bàn bạc về cái chết của hai chị em nhà Ivanovna. Chàng mệt mỏi khi phải căng những dây thần kinh mệt mỏi của mình để tìm ra những mánh khoé, những bẫy ngầm trong lời nói của cảnh sát, đặc biệt là phải ra sức đối phó với Petrovich, một tên cảnh sát đầy mưu mẹo với những lý thuyết tội phạm của hắn.
- Raxkonikov đã tự thú trước tiên với Sonya: “chàng đã đến tìm ở nàng một con người khi chàng thấy cần một con người”.> Tự thú không vì luật pháp, tự thú vì sức mạnh của tính yêu thương.
Chàng tự lên án bản thân mình
“ Sonya, tâm hồn anh độc ác lắm…Còn anh là một thằng tồi…một kẻ hèn hạ!”
Sau 9 tháng chạy trốn và đánh lừa pháp luật, Raxkonikov đã làm theo lời khuyên của Sonya và Petrovich ra đầu thú.
Chàng có lúc tự hào về bản thân vì đã đánh lừa được tất cả, thế nhưng anh không thể đánh lừa được chính lương tâm của mình. Trong 9 tháng ấy, Raxkonikov đau đớn nhận ra nmình không thể vượt qua những trở lực của bản thân.
III. TỔNG KẾT
1. NỘI DUNG
Tác phẩm thể hiện sự phê phán của tác giả về tội ác giết người ghê rợn của nhân vật. Qua đó, khẳng định: sự chế định của pháp luật không bằng sự trừng phạt của lương tâm con người.
2. NGHỆ THUẬT
Miêu tả sâu sắc nội tâm phức tạp của nhân vật.
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN
ĐÃ LẮNG NGHE!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Mai Ly
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)