Tuần 4. Bài ca về trái đất

Chia sẻ bởi hoàng lan | Ngày 12/10/2018 | 48

Chia sẻ tài liệu: Tuần 4. Bài ca về trái đất thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

Kính chào quý thầy cô
� về tham dự chuyên đề
PHÒNG GIÁO DỤC ĐƠN DƯƠNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC CHÂU SƠN
TẬP ĐỌC LỚP 2
Năm học: 2013 - 2014
CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TẬP ĐỌC LỚP 2 BƯỚC ĐẦU LÀM QUEN VỚI TRƯỜNG HỌC MỚI ( VNEN )
A.MỤC TIÊU MÔN TIẾNG VIỆT 2:
Môn Tiếng Việt 2 yêu cầu hình thành và phát triển HS kĩ năng sử dụng Tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết ) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn các thao tác tư duy.Cung cấp cho HS một số kiến thức sơ giãn về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giãn về xã hội, tự nhiên, con người, về văn hóa, văn họccủa Việt Nam và nước ngoài.Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình mới mục tiêu giáo dục, nội dung chương trình, cách thức dạy học và kiểm tra đánh giá HS.Để đạt được mục đích đó,đọc là một kĩ năng rất quan trọng hàng đầu của con người, không biết đọc con người không thể tiếp thu nền văn hóa nhân loại, không thể sống một cuộc sống bình thường. Nhờ có đọc con người có thể tự học,học nữa, học mãi, học suốt đời. Chính vì vậy tập đọc ở các lớp đầu cấp rất quan trọng nên khối chúng tôi chọn chuyên đề Rèn môn tập đọc cho các em nhằm nâng cao chất lượng học tập.
CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TẬP ĐỌC LỚP 2 BƯỚC ĐẦU LÀM QUEN VỚI TRƯỜNG HỌC MỚI ( VNEN )
I.Mục đích yêu cầu phân môn tập đọc lớp 2:
1.Phát triển các kĩ năng đọc,nghe và nói cho HS cụ thể là:
a. Đọc thành tiếng:
Phát âm đúng.
Ngắt nghỉ hơi hợp lý
Tốc độ đọc vừa phải ( không ê a hay ngắt ngứ) đạt yêu cầu theo từng giai đoạn như sau:






b. Đọc thầm và hiểu nội dung:
-Biết đọc không thành tiếng, không mấp máy môi.
-Hiểu được nghĩa của các từ ngữ trong văn cảnh( bài đọc)
- Nắm được nội dung của câu, đoạn hoặc bài đọc.
Giai đoạn
Tốc độ
Giữa HKI
Cuối HKI
Giữa HKII
Cuối HKII
Khoảng 35 tiếng / 1phút
Khoảng 40 tiếng / 1phút
Khoảng 45 tiếng / 1phút
Khoảng 50 tiếng / 1phút
CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TẬP ĐỌC LỚP 2 BƯỚC ĐẦU LÀM QUEN VỚI TRƯỜNG HỌC MỚI ( VNEN )
c. Nghe:
- Nghe và nắm được cách đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn và bài.
- Nghe hiểu các câu hỏi và yêu cầu của thầy cô.
-Nghe hiểu và có khả năngnhận xét ý kiến của bạn.
d. Nói:
- Biết cách trao đổi với các bạn trong nhóm học tập về bài đọc.
- Biết cách trả lời các câu hỏi của bài đọc.
2.Trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của học sinh về cuộc sống cụ thể là:
- Làm giàu và tích cực hóa vốn từ, vốn diễn đạt.
-Bồi dưỡng vốn ban học ban đầu, mở rộng hiểu biếtvề cuộc sống, hình thành một số kĩ năng phục vụ cho đời sống và việc học tập của bản thân( như khai lý lịch đơn giản, đọc thời khóa biểu, tra và lập mục lục sách…)
Phát triển một số thao tác tư duy cơ bản ( phân tích, tổng hợp, phán đoán…..)
3. Bồi dưỡng tư tưởng tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng; tình yêu cái đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử đúng mực trong cuốc sống; hứng thú đọc sách và yêu Tiếng Việt cụ thể:
- Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, kính trọng biết ơn và trách nhiệm với ông bà, cha mẹ, thầy cô; yêu trường lớp; đoàn kết giúp đỡ bạn bè; vị tha, nhân hậu.
- Xây dựng ý thức và năng lực thực hiện những phép xã giao tối thiểu.
-Từ những mẩu chuyện bài văn, bài thơ hấp dẫn trong SGK, hình thành lòng ham muốn đọc sách, khả năng cảm thụ văn bản văn học, cảm thụ vẻ đẹp của Tiếng Việt và tình yêu Tiếng Việt.
II. Nội dung dạy học:
1.Số lượng bài, thời lượng học:
Trung bình mỗi tuần, HS được học 2 bài tập đọc, trong đó có 1 bài học trong 2 tiết, một bài còn lại học trong một tiết. Như vậy cả năm HS học 62 bài tập đọc với 93 tiết.
CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TẬP ĐỌC LỚP 2 BƯỚC ĐẦU LÀM QUEN VỚI TRƯỜNG HỌC MỚI ( VNEN )
2. Các loại bài tập đọc:
a. Xét theo thể loại văn bản:
-Văn bản văn học: văn xuôi và thơ. Trung bình, trong mỗi chủ điểm (2 tuần), HS được học một truyện vui ( học kì I ) hoặc một truyện ngụ ngôn ( học kì II )Những câu chuyện này vừa để giải trí vừa có tác dụng rèn luyện tư duy và phong cách sống vui tươi , lạc quan cho các em
- Văn bản khác: Văn bản khoa học, báo chí, hành chính ( tự thuật, Thời khóa biểu, Thời gian biểu, mục lục sách…..) Thông quanhững văn bản này,SGK cung cấp cho các em một số kiến thức và kĩ năng cần thiết trong đời sống, bứoc đầu xác lập mối liên hệ giữa học với hành, giữa nhà trường và xã hội.
b. Xét theo thời lượng dạy học:
Có 31 bài tập đọc được dạy trong 2 tiết và 31 bài tập đọc được dạy trong 1 tiết. Những bài dạy trong 2 tiết đều là truyện kể đóng vai trò chính trong mỗi chủ điểm. Sau khi học các bài tập đọc này, HS còn có một tiết để kể lại nôi dungtruyện hoặc phân vai dựng lại câu chuyện theo kiểu hoạt cảnh và viết chính tả một đoạn trích hay tóm tắt nội dung truyện.
CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TẬP ĐỌC LỚP 2 BƯỚC ĐẦU LÀM QUEN VỚI TRƯỜNG HỌC MỚI( VNEN )
III. Biện pháp dạy học:
1.Đọc mẫu: Đọc mẫu của GV bao gồm:
Đọc mẫu toàn bài: thường nhằm giới thiệu, gây cảm xúc, tạo hứng thú học đọc cho HS.
Đọc câu , đoạn: nhằm hướng dẫn gợi ý hoặc tạo tình huống để học sinh nhận xét, giải thích nội dung bài đọc.
Đọc từ, cụm từ: nhằm sửa phát âm sai và cách đọc đúng cho HS.
2.Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa của từ trong bài, tìm hiểu nội dung bài đọc:
* Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa của từ trong bài:
a.Những từ ngữ cần tìm hiểu nghĩa:
-Từ khó đối với học sinh được chú giải ở sau bài đọc.
-Từ phổ thông mà học sinh chưa quen
-Từ ngữ đóng vai trò quan trọng để giúp người đọc dễ hiểu nội dung bài. Đối với những từ còn lại, nếu có học sinh nào chưa hiểu, GV giải thích riêng cho HS đó hoặc tạo điều kiện để học khác giải thích giúp, không nhất thiết phải đưa ra giảng chung cho cả lớp.
b.Cách hướng dẫn tìm hiểu nghĩa của từ ngữ:
GV có thể giải nghĩa,nêu ví dụ cho HS hiểu hoặc gợi ý cho HS làm những bài tập nhỏ để tự nắm nghĩa của từ ngữ bằng một số biện pháp sau:
CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TẬP ĐỌC LỚP 2 BƯỚC ĐẦU LÀM QUEN VỚI TRƯỜNG HỌC MỚI ( VNEN )
-Đặt câu với từ ngữ cần giải nghĩa
-Tìm những từ đồng nghĩa với từ ngữ cần giải nghĩa.
-Tìm những từ trái nghĩa với từ ngữ cần giải nghĩa.
-Miêu tả sự vật, đặc điểm được biểu thị ở từ ngữ cần giải nghĩa. Ngoài ra, cũng có thể giúp học sinh nắm nghĩa của từ bằng đồ dùng dạy học( hiện vật, tranh vẽ, mô hình…..) Điều cần chú ý là dù giải nghĩa từ theo cách nào cũng chỉ nên giới hạn trong phạm vi cụ thể ở bài đọc, không mở rộng ra những nghĩ khác nhất là những nghĩa xa lạ với HS lớp 2.
* Hướng dẫn tìm hiểu nôi dung bài:
a.Phạm vi nội dung cần tìm hiểu
-Nhân vật ( số lượng, tên, đặc điểm…), tình tiết của câu chuyện; nghĩ đen và những nghĩa bóng dễ nhận ra của các câu văn, câu thơ.
-Ý nghĩa của câu chuyện, của bài văn, bài thơ.
b.Cách tìm hiểu nội dung bài đọc:
Tìm hiểu nội dung bài đọc thể hiện ở những câu hỏi đặt sau mỗi bài. Dựa vào hệ thống câu hỏi đó GV tổ chức sao cho mỗi HS đều được làm việcđể tự mình nắm được nội dung bài. Để giúp HS hiểu bài GV cần hỏi những câu hỏi phụ, những yêu cầu , những lời giảng bổ sung. Sau khi HS nêu ý kiến, GV sơ kết nhấn mạnh ý chính. Trong quá trình tìm hiểu bài GV cần chú ý rèn cho Hs cách trả lời câu hỏi, diễn đạt ý bằng câu văn gọn rõ.
CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TẬP ĐỌC LỚP 2 BƯỚC ĐẦU LÀM QUEN VỚI TRƯỜNG HỌC MỚI ( VNEN )
3.Hướng dẫn đọc và học thuộc lòng:
a.Luyện đọc thành tiếng:
-Luyện đọc thành tiếng bao gồm các hình thức: Từng HS đọc cá nhân(CN), một nhóm (cả bàn, cả tổ ), thỉnh thoảng rèn đọc đồng thanh (ĐT), một nhóm HS đọc theo phân vai. Nhất là phương pháp giáp dục của chúng ta giúp cho HS tích cực hơn trong học tập dần dần cả tỉnh chúng ta sẽ hướng dẫn các em theo chương trình VNEN, tổ khối chúng tôi cũng mạnh dạn đưa vào vài hình thức học theo chương trình VNEN. Vì thế trong việc luyện đọc cho HS , GV cần biết nghe HS đọc để có cách hướng dẫn thích hợp với từng emvà cần khuyến khích HS trong lớp trao đổi, nhận xét về chỗ được, chỗ chưa được của bạnnhằm giúp HS rút kinh nghiệm để đọc tốt hơn…..
b.Luyện đọc thầm: Dựa vào SGK, GV giao nhiệm vụ cụ thể cho HS nhằm định hướng việc đọc hiểu ( Đọc câu, đoạn hay khổ thơ nào? Đọc để biết, hiểu , nhớ điều gì?....) Có đoạn văn (thơ) cần cho HS đọc thầm 2,3 lượt với thời gian nhanh dần và thực hiện nhiệm vụ. Yêu cầu từ dễ đên khó, nhằm trau dồi kĩ năng đọc hiểu. Cần khắc phục trình trạng học sinh đọc thầm một cách hình thức. GV không nắm được kết quả đọc hiểu của HS để xử lý trong quá trình dạy học.
c.Luyện học thuộc lòng:
Ở những bài dạy có yêu cầu HTL, GV cần chú ý HS luyện đọc kĩ hơn( bước đầu diễn cảm); có thể ghi bảng một số từ làm “ điểm tựa”
Để HS tự nhớ và đọc thuộc toàn bộ; hoặc tổ chức cuộc thi hay trò chơi luyện HTL một cách nhẹ nhàng, gây hứng thú cho HS.
CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TẬP ĐỌC LỚP 2 BƯỚC ĐẦU LÀM QUEN VỚI TRƯỜNG HỌC MỚI ( VNEN )
4.Ghi bảng:
Nội dung ghi bảng càn phải ngắn gọn, xúc tích đảm bảo tính khoa học và tính sư phạm. Hình thức trình bày bảng mang tính thẩm mĩ, có tác dụng giáo dục học sinh.Việc ghi bảngcần được kết hợp nhẹ nhàng với tiến trình dạy học nhằm đem lại hiệu quả trực quan tốt nhất.
Ngoài các biện pháp thông thường trên để từng bước cập nhật chương trình dạy học theo mô hình mới VNEN khối chúng tôi cũng từng bước thực dạy học theo mô hình trên cũng không thiếu phần:
5.Phối hợp giáo dục tay ba:
Sau khi đi sâu tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của từng em học sinh. Chúng tôi thấy trình độ và cũng như sự hiểu biết của phụ huynh cũng còn hạn chế nên việc giúp các em học cũng khó khăn. Vì thế chúng tôi sau khi họp phụ huynh, chúng tôi thông qua kết quả việc đọc của các em cho PH nghe và phổ biến một số yêu cầu giúp các em học tốt môn tập đọc.
Ví dụ: PH chỉ cần chịu khó ra ít thời gian ở nhà yêu cầu các em đọc một bài tập đọc ít nhất là 10 lần, sau đó có thể cho các em đọc cho mẹ nghe truyện tranh, truyện thiếu niên sau dần đọc báo cho cả nhà nghe…

CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TẬP ĐỌC LỚP 2 BƯỚC ĐẦU LÀM QUEN VỚI TRƯỜNG HỌC MỚI( VNEN )
Cứ như thế chúng tôi luôn kết hợp phương pháp giáo dục tay ba: gia đình, nhà trường và xã hội để nâng cao chất lượng học tập cho các em. Trong quá trình dạy trên lớp chúng tôi luôn quan tâm giúp đỡ các em như tranh thủ giờ ra chơi giúp các em rèn đọc bằng cách cùng đọc truyện cho nhau nghe…
Còn phía chúng tôi luôn tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề, đầu tư nghiên cứu tài liệu dạy học và các tài liệu tham khảo khác. Nghiên cứu thiết kế bài dạy một cách cụ thể, có khoa học. Tìm hiểu nội dung bài dạy trước khi lên lớp.
Cụ thể như thế qua dự giờ vài tiết trường bạn dạy theo chương trình VNEN,bồi dưỡng chuyên môn hè và qua học hỏi trên mạng. Khối chúng tôi cũng dựa vào đó để hình thành xây dựng vài tiết học theo chương trình VNEN. Chúng tôi nhận thấy có một số ưu điểm như sau:
Theo quan sát thực tế của chúng tôi tại một giờ học của học sinh, do đã quen với cách học mới nên trong suốt quá trình học không khí lớp học khá sôi nổi; việc trao đổi giữa học sinh và giáo viên tỏ ra đơn giản và thường xuyên; các em học sinh được chia thành các nhóm nhỏ để cùng học, khi có gì khó không thể giải đáp được, học sinh sẽ yêu cầu sự trợ giúp từ giáo viên bằng cách sử dụng thẻ cứu trợ.

CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TẬP ĐỌC LỚP 2 BƯỚC ĐẦU LÀM QUEN VỚI TRƯỜNG HỌC MỚI ( VNEN )
Sự phân công công việc trong một nhóm rất rõ ràng, mỗi người một nhiệm vụ, những học sinh yếu cũng được tham gia và bình đẳng như các bạn khác trong nhóm. Điểm khác biệt lớn nhất là trước kia để đánh giá được mức độ hiểu bài của học sinh sau mỗi tiết học cô giáo cũng chỉ có thể kiểm tra một vài học sinh; nhưng ở mô hình này, tất cả các học sinh đều được các bạn khác trong nhóm kiểm tra nên không xảy ra tình trạng “giấu dốt”. Nhiều em học sinh của trường cũng đánh giá là mô hình này rất thú vị, dễ học và dễ hiểu.
Là người tham gia triển khai thí điểm mô hình mới, tôi thấy: “Chương trình VNEN rất hay. Đầu tiên là học sinh được chủ động, sáng tạo trong việc học của mình. Các em được hoạt động theo nhóm rất vui vẻ. Giáo viên chỉ tổ chức hướng dẫn các em thực hiện các nội dung của bài học. Với cách thức hoạt động như vậy nên vai trò của GV trong lớp học chỉ là định hướng và theo dõi hoạt động nhóm của HS. Khi phát hiện có nhóm cần sự trợ giúp thì lúc đó GV mới tham gia hướng dẫn. Nói một cách khác là GV gần như là giao lớp học cho chính các em HS tự quản. Cả giáo viên, học sinh và phụ huynh đều sử dụng chung một loại sách giáo khoa nên thuận tiện trong việc trao đổi và kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh. Khi áp dụng phương pháp này, giáo viên là người vất vả nhất. Để một giờ học thành công thì giáo viên phải luôn nhạy bén, ví dụ như việc tìm ra các nhóm trưởng có học lực tốt nhất nhóm, chia các nhóm sao cho đồng đều về học lực, quan sát việc học và thường xuyên kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức của các em để kịp thời hỗ trợ, không phải lúc nào cũng để cho học sinh tự học”.
CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TẬP ĐỌC LỚP 2 BƯỚC ĐẦU LÀM QUEN VỚI TRƯỜNG HỌC MỚI ( VNEN )
V.TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH VNEN 
QUI TRÌNH 5 BƯỚC DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH VNEN
Bước 1. Tạo hứng thú cho HS: 
* Yêu cầu cần đạt:
- Kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của HS về chủ đề sẽ học; HS cảm thấy vấn đề nêu lên rất gần gũi với họ.
- Không khí lớp học vui, tò mò, chờ đợi, thích thú.
* Cách làm: Đặt câu hỏi; Câu đố vui; Kể chuyện; Đặt một tình huống; Tổ chức trò chơi; Hoặc sử dụng các hình thức khác.
Bước 2. Tổ chức cho HS trải nghiệm 
* Yêu cầu cần đạt:
- Huy động vốn hiểu biết, kinh nghiệm có sẵn của HS để chuẩn bị học bài mới.
- HS trải qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng những nội dung kiến thức, những thao tác, kỹ năng để làm nảy sinh kiến thức mới.
* Cách làm: Tổ chức các hình thức trải nghiệm thú vị, gần gũi với HS.
CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TẬP ĐỌC LỚP 2 BƯỚC ĐẦU LÀM QUEN VỚI TRƯỜNG HỌC MỚI ( VNEN )
Bước 3. Phân tích - Khám phá - Rút ra kiến thức mới
* Yêu cầu cần đạt:
- HS rút ra được kiến thức, cảm nhận được bài văn
* Cách làm: - Dùng các câu hỏi gợi mở, câu hỏi phân tích, đánh giá để giúp HS thực hiện tiến trình phân tích và rút ra bài học. 
- Sử dụng các hình thức thảo luận cặp đôi, thảo luận theo nhóm, hoặc các hình thức sáng tạo khác nhằm kích thích trí tò mò, sự ham thích tìm tòi, khám phá phát hiện của HS..... 
- Nên soạn những câu hỏi thích hợp giúp HS đi vào tiến trình phân tích thuận lợi và hiệu quả. 
Các hoạt động trên có thể thực hiện với toàn lớp, nhóm nhỏ, hoặc cá nhân từng HS.
luyện đọc thêm hay giờ ra chơi đọc báo cho nhau nghe….


CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TẬP ĐỌC LỚP 2 BƯỚC ĐẦU LÀM QUEN VỚI TRƯỜNG HỌC MỚI ( VNEN )
Bước 4. Thực hành - Củng cố bài học 
* Yêu cầu cần đạt:
- HS đọc trôi chảy, lưu loát và diễn cảm một bài văn hay bài thơ.
- Tự tin về bản thân mình.
Cách làm:
- Thông qua các việc đã làm giúp học sinh trả lời được các câu hỏi trong bài qua hình thức chọn đáp án a,b,c,d
Tiếp tục hướng dẫn các em đọc nhất là những em đọc yếu,GV tiếp tục quan sát và phát hiện những khó khăn của HS, giúp các em luyện đọc một cách tốt nhất.
Có thể giao nhiệm vụ theo nhóm, theo cặp đôi, theo bàn, theo tổ HS về nhà luyện đọc thêm hay giờ ra chơi đọc báo cho nhau nghe….
Bước 5. Ứng dụng
* Yêu cầu cần đạt:
HS củng cố, nắm vững các nội dung kiến thức trong bài đã học.
HS biết vận dụng kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới, đặc biệt trong những tình huống gắn với thực tế đời sống hàng ngày. 
Cảm thấy tự tin khi lĩnh hội và vận dụng kiến thức mới .  

CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TẬP ĐỌC LỚP 2 BƯỚC ĐẦU LÀM QUEN VỚI TRƯỜNG HỌC MỚI( VNEN )
* Cách làm:
- Mỗi HS thực hiện mô hình VNEN đến trường luôn ý thức được mình phải bắt đầu và kết thúc hoạt động học tập như thế nào, không cần chờ đến sự nhắc nhở của GV. 
- Trong tài liệu hướng dẫn học, ở mỗi bài học, các hoạt động học tập đều được chỉ dẫn cụ thể và chi tiết. 
- Trong mỗi phòng học của VNEN đều treo 10 bước học tập
Tiến trình10 bước học tập
1. Chúng em làm việc nhóm ( nhóm trưởng lấy tài liệu và đồ dùng)
2. Em đọc tên bài học và viết vào vở
3. Em đọc mục tiêu bài học.
4. Em thực hiện hoạt động cơ bản ( nhớ xem làm việc cá nhân hay theo nhóm theo lôgô trong tài liệu).
5. Kết thúc HĐ cơ bản, em tự đánh giá rồi báo cáo những việc đã làm được với thầy, cô giáo để thầy, cô xác nhận
6. Em thực hiện hoạt động thực hành( Làm việc cá nhân rồi chia sẻ với bạn kề bên, với cả nhóm)
7. Chúng em đánh giá cùng thầy, cô giáo
8. Em thực hiện Hoạt động ứng dụng ( với sự giúp đỡ của gia đình, người lớn )
9. Kết thúc bài, em viết vào Bảng đánh giá.
10. Em đã học xong bài mới em phải ôn lại phần nào?


CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TẬP ĐỌC LỚP 2 BƯỚC ĐẦU LÀM QUEN VỚI TRƯỜNG HỌC MỚI ( VNEN )
V.TỔ CHỨC VÀ ĐÁNH GIÁ TIẾT HỌC THEO MÔ HÌNH DẠY HỌC VNEN
*Nhóm học tập:
- Nhóm học tập có vai trò cùng nhau học tập, làm việc cá nhân – nhóm đôi – cả nhóm theo sự điều khiển của nhóm trưởng.
Việc phân nhóm: mỗi nhóm từ 4 – 8 HS ( tùy theo đặc điểm, tình hình của lớp)
Mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư ký ( luân phiên nhau trong quá trình học tập)
ĐÁNH GIÁ CỦA TIẾT HỌC:
Mục đích: Coi trọng đánh giá QTHT
Nguyên tắc: Theo chuẩn kiến thức kĩ năng, thông tư 32.
Đổi mới: 
- Tăng cường Đánh giá cả Quá trình học tập, 
- ĐG trong lớp (HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá HS)
- ĐG ngoài lớp (CMHS và cộng đồng đánh giá kết quả giáo dục HS)
- Chú trọng đánh giá năng lực.
+ Bảng đánh giá tiến độ học tập của HS theo nhóm.
- Đánh giá Định kì: bài kiểm tra, bài thi 


CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TẬP ĐỌC LỚP 2 BƯỚC ĐẦU LÀM QUEN VỚI TRƯỜNG HỌC MỚI ( VNEN )
b. Đối với HS
- Bảng tự đánh
- Báo cáo kết quả học tập với GV sau mỗi hoạt động
- Bảng đánh giá nhóm: Mỗi bài, mỗi ngày, mỗi tuần nhóm tự đánh giá, giới thiệu cá nhân có nhiều cố gắng trong học tập, hợp tác trong hoạt động nhóm.
c. Đối với CMHS, cộng đồng
- Hoạt động thực tế ngoài lớp học
- Việc thực hiện hoạt động ứng dụng với sự giúp đỡ của gia đình, cộng đồng (hoặc các hoạt động tham quan, ngoại khóa...)
**Ngoài ra còn nhiều hình thức đánh giá:
* Học sinh tự đánh giá: Đây là một khâu quan trọng và diễn ra thường xuyên trong quá trình học tập của học sinh.
+ Mỗi HS tự đánh giá, đánh giá trong nhóm, trong nhóm đôi quá trình học tập của mình.
+ Đánh giá thông qua sự tham gia vào hoạt động học, thời gian hoàn thành, thứ tự hoàn thành công việc trong tập thể nhóm, kết quả học tập.
+ Đánh giá sự tiến bộ về Kiến thức, Kĩ năng, Khả năng tự học, Khả năng giao tiếp, hợp tác, Khả năng độc lập, sáng tạo.

CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TẬP ĐỌC LỚP 2 BƯỚC ĐẦU LÀM QUEN VỚI TRƯỜNG HỌC MỚI( VNEN )
* Giáo viên đánh giá học sinh: Giáo viên đánh giá học sinh thông qua:
- Quan sát các hoạt động của học sinh trong suốt quá trình học để thu thập thông tin, làm minh chứng cho quá trình đánh giá, về:
+ Sự tích cực, sẵn sàng học tập, sự hợp tác,… của mỗi học sinh.
+ Năng lực học tập: Nhận thức, sự linh hoạt, tính độc lập, sáng tạo.
+ Năng lực xã hội: Giao tiếp, hợp tác, thích ứng...
- Thực hiện các bài kiểm tra: Vấn đáp, viết; Hoạt động thực tiễn, Câu lạc bộ, Chuyên đề,...
Đánh giá thường xuyên, toàn diện, cụ thể là quan trọng nhất.
Công cụ đánh giá: Quá trình tự đánh giá của học sinh, giáo viên đánh giá học sinh thông qua công cụ đánh giá:









CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TẬP ĐỌC LỚP 2 BƯỚC ĐẦU LÀM QUEN VỚI TRƯỜNG HỌC MỚI ( VNEN )
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ ( HS )
Họ và tên:…………………………… Lớp:………
Bài:………………………………………….






Bài tập
Hoạt động
cơ bản
Hoạt động
ứng dụng
Hoạt động
thực hành
Ghi chú
Hoàn thành
Hoàn thành
Hoàn thành
Không hoàn thành
Không hoàn thành
Không hoàn thành
1
2
3
CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TẬP ĐỌC LỚP 2 BƯỚC ĐẦU LÀM QUEN VỚI TRƯỜNG HỌC MỚI( VNEN )
BẢNG ĐO TIẾN ĐỘ NHÓM ( HS TỰ ĐG )







1
2
3
HS
HĐỘNG
HĐCƠBẢN
Thứ tự học sinh hoàn thành trong nhóm
HS 1
HS 2
HS 3
HS 4
HĐỨNG DỤNG
HĐTHỰC HÀNH
1
3
2
1
2
3
CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TẬP ĐỌC LỚP 2 BƯỚC ĐẦU LÀM QUEN VỚI TRƯỜNG HỌC MỚI ( VNEN )
BẢNG ĐO TIẾN ĐỘ NHÓM – Môn:……..- Bài:……..







1
2
3…
NHÓM
HĐỘNG
HĐCƠBẢN
Thứ tự học sinh hoàn thành trong lớp
NHÓM 1
NHÓM 2
NHÓM 3
NHÓM 4
HĐỨNG DỤNG
HĐTHỰC HÀNH
1
3…
2
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Trên đây là một số phiếu tự đánh giá, tùy lớp và tùy từng bài GV có thiết kế cách khác hơn phù hợp với bài dạy.
VI. KẾT LUẬN:
Là GV luôn tham khảo tài liệu và phải cập nhật được cái mới, cái hay để lựa chọn phương pháp đầu tư thích hợp vào từng giờ dạy để phù hợp với từng đối tượng HS.Gây hứng thú học tập cho HS bằng kĩ năng giao tiếp để HS lĩnh hội kiến thức một cách chủ động và sáng tạo. Phải tôn trọnh nhân cách ủa HS.
Mặt khác GV phải luôn kết hợp biện pháp giáo dục, luôn tranh thủ vận động và phối hợp với PH.
Trên đây là một số việc làm mà khối chúng tôi cũng mạnh dạn đưa ra, không phải là “ Cầm đèn đi trước ô tô” mà chúng tôi muốn học hỏi. Xin quý đồng nghiệp xây dựng và góp ý để chúng tôi rút ra được nhiều kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập của HS. Xin chân thành cám ơn.

BGH Châu Sơn ngày 30 – 9 – 2013
Khối 2
CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TẬP ĐỌC LỚP 2 BƯỚC ĐẦU LÀM QUEN VỚI TRƯỜNG HỌC MỚI ( VNEN )
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: hoàng lan
Dung lượng: 1,62MB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)