Tuần 4. Bài ca ngất ngưởng

Chia sẻ bởi Đỗ Thị Vân Oanh | Ngày 10/05/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Tuần 4. Bài ca ngất ngưởng thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

BÀI CA NGẤT NGƯỞNG
Nguyễn Công Trứ
I. TÌM HIỂU CHUNG :
1. Tác giả : Nguyễn Công Trứ ( 1778 – 1858 )
- Biệt hiệu : Hi Văn, người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
- Là nhà nho tài tử trung thành với lí tưởng “trí quân trạch dân”.
- Cuộc đời phong phú, đầy thăng trầm, trải qua nhiều lần thăng giáng trong chốn quan trường.
- Sống bản lĩnh, phóng khoáng, tự tin, có nhiều đóng góp cho đất nước.
 Một bậc anh hùng trượng phu chân chính : Vừa hăng say nhập thế vừa thanh thản xuất thế, thản nhiên trước vinh – nhục, thành - bại.
2. Hoàn cảnh sáng tác – Thể loại :
- Hoàn cảnh sáng tác : Khi đã cáo quan về hưu.
- Thể loại : Hát nói.
Em hiểu gì về thể hát nói?
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN :
1. Cảm xúc chủ đạo :
- Ngất ngưởng :
Chỉ người ở tư thế không vững, lắc lư, nghiêng ngả
- Ngất ngưởng:
Một thái độ sống “lệch chuẩn”, một loại hình nhân cách khác thường trong xã hội phong kiến
Sống ngông nghênh, khinh đời ngạo thế,
đầy tự tin
BÀI CA NGẤT NGƯỞNG
Nguyễn Công Trứ
2. Ngất ngưởng trên đường hoạn lộ:
- Vũ trụ nội mạc phi phận sự:
Chữ Hán

Trang trọng

Bản lĩnh tự tôn, khẳng định lí tưởng trung quân, ý thức trách nhiệm của kẻ sĩ
- Ông Hi Văn:
Xưng danh



Tự khẳng định mình.
- “Khi thủ khoa....Thừa Thiên” :
Từ Hán Việt, điệp từ, liệt kê, ngắt nhịp
Khái quát những công tích đạt được
Tự đánh giá cao tài năng, bản lĩnh, nhân cách của mình, tự bằng lòng về mình
Nêu ấn tượng chung của em về
con người tác giả thể hiện qua bài thơ?
ĐỀN THỜ NGUYỄN CÔNG TRỨ Ở KIM SƠN
ĐIỆN THỜ NGUYỄN CÔNG TRỨ
Đem thân vào chốn quan trường, 28 năm làm quan, 26 chức vụ khác nhau, lúc làm quan văn, khi thì quan võ. Ba lần Nguyễn tiên sinh được cử đi chấm thi hương (cử nhân), có lần đảm chức Chánh chủ khảo trường thi Hà Nội. Bốn lần được phong làm tướng cầm quân, ra Bắc, vô Nam, oai phong lẫm liệt. Nhưng con người tài hoa và khí phách ấy với nhân cách ngay thẳng, bộc trực, dám làm, dám chịu bị những kẻ gian nịnh trong triều, ngoài nội ganh ghép, gièm pha, vu vạ, chịu nhiều phen điêu đứng. Chúng vu ông buôn lậu, mưu phản triều đình, vượt quyền vua, toàn là trọng tội. Nhiều lần ông bị giáng chức từ ba, bốn cấp, có khi cách tuột, cho đi làm lính thú. Nhiều phen ông bị án oan, có khi phải chịu án "trảm giam hậu" (tội chém, nhưng giam chờ lệnh)!
 Một bậc quân tử sống lạc quan, bản lĩnh, đầy tự tin, ý thức trách nhiệm với cuộc đời.
3. Ngất ngưởng khi cáo quan về hưu:
- Đô môn giải tổ chi niên:
Chữ Hán
Thời điểm từ quan về quê nhà


Bắt đầu một kiểu “ngất ngưởng” mới.
Kìa núi nọ phau phau mây trắng
Kìa núi nọ phau phau mây trắng
Tay kiếm cung….
mà nên dạng từ bi
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng
- Đạc ngựa – bò vàng
- Núi – phau phau mây trắng
- Tay kiếm cung - dạng từ bi
- Gót tiên đủng đỉnh

Nhịp thơ chậm, khoan thai

Hành động khác người, phóng túng,
ngông nghênh.
- Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng

Nụ cười vừa khoan dung, vừa như chấp nhận
Em có nhận xét gì về những hành động
của tác giả sau khi đã cáo quan về hưu


- Được - mất, khen – chê
- Dương dương, phơi phới
- Khi ca – tửu – cắc – tùng
- Không Phật – Tiên – vướng tục
Từ láy, điệp từ, liệt kê, khẩu ngữ
Hài hước, tự giễu cợt mình nhưng rất mực tự tin


Lối sống ung dung tự tại, thanh cao, nghệ sĩ
Bản lĩnh cứng cỏi của một con người có tài năng và phẩm chất thật sự.
THẢO LUẬN NHÓM: 5 phút
Phong cách sống, thái độ sống của tác giả
thể hiện trong đoạn thơ:
“Được mất dương dương người thái thượng
............................
Không Phật, không Tiên, không vướng tục”
- Nghĩa vua tôi – vẹn đạo sơ chung
- Ngất ngưởng như ông
Lời tự xưng
Tuyên ngôn về phong cách sống, thái độ sống
Tự hào
Con người đầy bản lĩnh : Vừa lạc quan nhập thế vừa thanh thản xuất thế.




 Lí tưởng sống của một bậc anh hùng trượng phu: Coi tất cả là một cuộc chơi và luôn hết mình trong cuộc chơi ấy → Một bậc tài tử phong lưu, không ngần ngại khẳng định cá tính của mình
Theo em, giữa lối sống “ngất ngưởng” với tâm niệm
“Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung”
có gì mâu thuẫn không?
III. Ý NGHĨA VĂN BẢN :
Con người Nguyễn Công Trứ thể hiện trong hình ảnh “ông ngất ngưởng”: từng làm nên sự nghiệp lớn, tâm hồn tự do phóng khoáng, bản lĩnh sống mạnh mẽ, ít nhiều có sự phá cách về quan niệm sống, vượt qua khuôn sáo khắt khe của lễ giáo phong kiến..
Theo em, quan niệm sống “ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ và lối sống “lập dị”, “chơi trội” của thanh niên ngày nay có gì khác biệt?
Em có đồng tình với lối sống “ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ?
ĐỐI THOẠI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thị Vân Oanh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)