Tuần 4. Bài ca ngất ngưởng
Chia sẻ bởi Nguyễn thị Hường |
Ngày 10/05/2019 |
28
Chia sẻ tài liệu: Tuần 4. Bài ca ngất ngưởng thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Bài ca Ngất ngưởng
( Nguyễn Công Trứ )
Tiết 13- ½ 14- Đọc văn
I/ Tìm hiểu chung
1. Tác giả Nguyễn Công Trứ (1778-1858)
- Là người học giỏi, giàu chí khí, tài hoa, văn võ toàn tài nhưng lại nhiều thăng trầm trên đường công danh.
-Là một người giàu lòng yêu nước, thương dân, dám chống lại triều đình phong kiến mục nát.
- Thơ văn : có trên 50 bài thơ, trên 60 bài ca trù và một số bài phú viết bằng chữ Nôm.
2. Hoàn cảnh sáng tác - thể loại và bố cục bài thơ :
- Hoàn cảnh sáng tác : bài thơ được nhà thơ sáng tác sau năm 1848 khi nhà thơ đã cáo quan về hưu.
- Thể loại : Hát nói - một thể thơ tự do, phóng khoáng.
- Bố cục : 2 phần
+ Quãng đời làm quan ( 6 câu đầu)
+ Qũang đời về hưu ( 13 câu sau)
II/ Đọc hiểu văn bản
1. Đọc và giải nghĩa từ khó :
- Gịong đọc mạnh mẽ, tự hào ( 6 câu đầu và 7 câu cuối); đùa vui, như thách thức ( 6 câu giữa ).
- Tìm hiểu nghĩa một số từ khó phần chú thích .
2. Tìm hiểu văn bản :
* Trừ nhan đề, bao nhiêu lần tác giả nhắc đến từ “ngất ngưởng” trong bài thơ?
( 4 lần trong các câu thơ: 4;8;12 và câu cuối)
* Theo em, “ngất ngưởng” diễn tả tư thế nào của con người, sự vật?
- Diễn tả con người hay sự vật có chiều cao hơn so với con người …trong tư thế ngả nghiệng, chực đổ nhưng không đổ
Đây là trạng thái gây cảm giác rất khó chịu cho mọi người xung quanh , như trêu chọc – trêu ngươi …
* Nếu hiểu “ngất ngưởng” là một thái độ sống thì em hiểu thái độ “ngất ngưởng” là thế nào?
+ Là khác người, xem mình cao hơn người khác.
+ Là thoải mái, tự do, phóng túng, không theo một khuôn khổ nào .
+ Trêu ngươi, chọc tức người khác.
=> @/ Cảm hứng chủ đạo của bài thơ:
Thái độ sống tự do, phóng khoáng, vượt lên trên những trói buộc của cuộc sống đời thường ở nhà thơ.
*Mỗi từ Ngất ngưởng gắn liền với quãng đời nào của nhà thơ và thể hiện ở các đoạn thơ nào trong bài?
- “Ngất ngưởng” (1) gắn với quãng đời chốn quan trường.
-”Ngất ngưởng” (2) và (3) gắn với quãng đời về hưu.
- “Ngất ngưởng” (4 )gắn với quãng đời trở lại làm quan
a/ “Ngất ngưởng “ở quãng đời làm quan:
- Tự đề cao vai trò của mình trong cõi trời đất : Không có việc gì là không phải phận sự của ta.
- Liệt kê những việc mình đã làm, những địa vị đã giữ khi ở chốn quan trường:
+ Giỏi văn chương (thủ khoa)
+Có tài dùng binh ( thao lược)
+ Gĩư nhiều danh vị xã hội hơn người…
=> Tự hào về mình là một người tài năng lỗi lạc, danh vị vẻ vang, văn võ toàn tài.
Đây cũng là lời tự thuật chân thành của nhà thơ và là thái độ sống ngạo nghễ của một người có khả năng xuất chúng.
* Nhận xét về nghệ thuật biểu đạt của nhà thơ ? Qua đó , nhận thấy điều gì trong ý thức của nhà thơ?
- Sử dụng nhiều tứ Hán Việt mang màu sắc trang trọng.
- Cách dùng nghệ thuật liệt kê và phép điệp …có tác dụng khoe tài, vừa nhấn mạnh các chức danh mà thơ đã trải qua.
-Gịong điệu có phần tự cao , khinh đời ( tự phong mình là “ông”)
Thể hiện một ý thức rõ nét và trang trọng về tài năng và địa vị của bản thân .
b/Ngất ngưởng ở chốn quê nhà:
* Cách sống:
Nhà thơ sống theo ý chí và sở thích cá nhân:
+Cưỡi bò,bò đeo đạc ngựa.
+Đi chùa có “gót tiên” đi theo.
+Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng…
Cách sống giễu đời , tận hưởng thú phiêu diêu trần tục.
*Thái độ và quan niệm sống :
-Không màng đến chuyện khen – chê ; được mất của thế gian :
+Được -mất vẫn vui như người thái thượng.
+Khen – chê mặc như gió thổi bỏ ngoài tai
-Không thoát tục,nhập tục và cũng không “vướng tục” .
- Tự sánh mình với các bậc danh tướng đời Hán, đời Tống ở Trung Quốc.
-Khẳng định lòng trung thành với vua…
=> Nhà thơ ý thức về bản lĩnh và phẩm chất giá trị của bản thân. Đó chính là cái “tôi” ngất ngưởng đáng trân trọng của tác giả.
c/ Ngất ngưởng ở chốn triều chung( câu cuối)
-* Ở câu thơ cuối của bài thơ, Nguyễn Công Trứ đã khẳng định điều gì về cái tôi ngất ngưởng của mình ở chốn triều chung? Dụng ý của nhà thơ khi khẳng định như vậy?
-Nhà thơ khẳng định mình là một đại thần ngất ngưởng trong triều không ai bằng.
-Dụng ý của nhà thơ : muốn nêu bật sự khác biệt thái độ và quan niệm sống của mìnhvới tập đoàn phong kiến đương thời
Đó là một cái “Tôi” riêng đứng bên ngoài đám quan lại nhợt nhạt.
- Bài ca ngất ngưởng là một bài hát nói viết theo lối tự thuật, có hình thức tự do (đặc biệt là tự do về vần, nhịp).
- Sự kết hợp hài hoà giữa một hệ thống từ ngữ Hán Việt với số lượng lớn từ ngữ Nôm…góp phần thể hiện một phong cách sống đẹp, có bản lĩnh:
+Hết lòng vì vua, vì nước, bất chấp mọi được - mất, khen – chê.
+Ý thức rõ về giá trị bản thân : tài năng, địa vị , phẩm chất.
III/ Tổng kết :
* Củng cố - liên hệ :
1. Nếu ngất ngưởng là một phong cách sống thì phong cách sống ấy là thế nào ? Đó có phải là cách sống lập dị giống như một số người hiện đại hôm nay?
2. Muốn thể hiện phong cách sống tích cực như Nguyễn Công Trứ, bản thân mỗi người cần có những phẩm chất –năng lực gì và phải làm gì để có những phẩm chất, năng lực ấy?
* Luyện tập : Từ ngất ngưởng trong “Bài ca ngất ngưởng” được hiểu là :
A/Một người với thân hình cao vượt hẳn xung quanh nhưng trong tư thế ngả nghiênh, chông chênh, không vững chắc.
B/ Một thái độ khoe tài, tự tôn, có tình làm những điều khác thường trái với thế tục, với lễ giáo phong kiến.
C/Một phong cách sống có bản lĩnh, có cá tính, trung thực, thẳng thắn, ý thức rất rõ về bản thân của nhà thơ.
D/Một quan điểm sống, triết lý sống cao đẹp của Nguyễn Công Trứ :”Mình vì mọi người, mọi người vì mình”.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn thị Hường
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)