Tuần 4. Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thi Kim Oanh | Ngày 10/05/2019 | 217

Chia sẻ tài liệu: Tuần 4. Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca) thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:


Bài ca ngắn đi trên bãi cát
( Cao Bá Quát)
Tiết 15- Đọc văn
I/ Tìm hiểu chung
1.Tác giả Cao Bá Quát (1809 – 1855):
- Là một nhà thơ có tài năng và bản lĩnh, hy sinh trong cuộc khởi nghĩa chống lại chế độ phong kiến nhà Nguyễn.
- Phần lớn sáng tác của Cao Bá Quát là thơ chữ Hán. Ông để lại cho đời 1400 bài thơ , hơn hai chục bài văn xuôi và một số bài phú Nôm và hát nói.
-Nội dung thơ Cao Bá Quát phê phán mạnh mẽ sự bảo thủ, lạc hậu của chế độ phong kiến nhà Nguyễn. Đồng thời thơ ông còn thể hiện tư tưởng đổi mới và phản ánh nhu cầu đổi mới của xhViệt Nam giữa thế kỷ XIX.
2.Hoàn cảnh sáng tác- thể loại và bố cục bài thơ :
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ :
+ Cao Bá Qúat đậu cử nhân năm 1831 tại trường thi Hà Nội. Sau đó nhiều lần ông vào kinh đô Huế để thi Hội nhưng không đỗ.
+ Bài thơ được hình thành và ra đời từ những lần nhà thơ đi thi Hội qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng như Qủang Bình, Qủang Trị.
-Thể loại của bài thơ :
+ Viết bằng chữ Hán, chứa nhiều biểu tượng mang ý nghĩa triết lý sâu sắc .
+ Thể ca có nét phóng túng, khoáng đạt trong cách biểu đạt ngôn từ, hình tượng.
-Bố cục :
Có thể chia làm 3 phần :
+ Đọan 1: 4câu đầu –Tâm trạng của người đi đường.
+Đoạn 2 : 6 câu tiếp - thực tế cuộc đời và tâm trạng của nhà thơ.
+Đoạn 3 : Còn lại - Đường cùng của kẻ sĩ và tâm trạng bi phẫn của nhà thơ.
II/ Đọc hiểu văn bản
1. Đọc và tái hiện hình tượng :
- Đọc diễn cảm toàn bài ( cả phần phiên âm, dịch nghĩa- dịch thơ và các chú thích ). Chú ý đọc chậm, đặc biệt là phần dịch nghĩa.
- Tái hiện hình tượng :
* Từ văn bản bài thơ, em thấy bài thơ xây dựng được những hình tượng văn học nào?
=> 2 hình tượng : Bãi cát dài và khách bộ hành.

2. Phân tích văn bản :
a. Hình tượng “bãi cát dài”:
* Hãy tìm những chi tiết trong bản dịch thơ miêu tả bãi cát ?
-Trực tiếp miêu tả bãi cát : câu 1,11;17.
-Gián tiếp miêu tả bãi cát : 2; 15;16.
* Hình ảnh bãi cát được miêu tả trong bài thơ có đặc điểm gì?
*Từ đặc điểm ấy cho biết điều gì về con đường mà khách phải đi qua?
*Cảm nhận của em nếu phải vượt qua một chặng đường như vậy?
- Hình ảnh bãi cát được miêu tả trong bài có đặc điểm :
+ Dài.
+ Nối tiếp nhau như vô tận.
 Đây là con đường khó đi. Phải vượt qua những con đường như vậy, bất cứ ai cũng cảm thấy gian nan, mệt mỏi và thậm chí chán nản.

* Không chỉ miêu tả bãi cát dài mà nhà thơ còn khắc hoạ việc đi trên cát như thế nào? Nó có khác gì với đi trên đường đất bình thường ?

- Việc đi trên cát được khắc hoạ :
+ “Đi một bước như lùi một bước”.
+ Đi trên cát khó hơn, mệt mỏi hơn, dùng sức nhiều hơn đi trên đường đất bình thường.
* Từ hình ảnh bãi cát trong bài thơ, nhà thơ muốn ẩn dụ điều gì ?
- Hình ảnh bãi cát dài là ẩn dụ cho cuộc đời mênh mông, rộng lớn, đầy khó khăn, gian khổ.
-Đường đi trên cát phải chăng là hình ảnh của con “đường đời” không bằng phẳng mà lại lắm chông gai.
=> đây chính là dụng ý nghệ thuật của nhà thơ để gửi gắm các ý nghĩa về triết lý nhân sinh .
* Trước Cao Bá Quát, đã xuất hiện nhiều hình ảnh bãi cát trong thơ ca. Ví dụ:
- Trong “Chinh phụ ngâm” có câu :
Ôm yên gối trống đã chồn
Nằm vùng cát trắng, ngủ cồn rêu xanh.
 Vùng cát trắng diễn tả sự gian khổ của người chinh phu.
=Trong “Truyện Kiều” cũng có câu ;
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia .
 Cát vàng diễn tả nỗi buồn và tâm trạng cô đơn của nàng Kiều.

*So sánh với các câu thơ trên,em có nhận xét gì về cách miêu tả hình ảnh bãi cát trong bài thơ của Cao Bá Quát ?
- Hình tượng bãi cát dài trong bài “Sa hành đoản ca” là một sáng tạo riêng, mới mẻ, độc đáo, bắt nguồn từ chính cuộc sống hiện thực của Cao Bá Quát .
b.Hình tượng “khách”:
*Theo em, nhân vật “khách” ở trong bài thơ là ai?
- Là người đang đi trên con đường cát.
- Là một kẻ sĩ đang đi tìm chân lý giữa cuộc đời mờ mịt.
* Người đi đường đã nói điều gì qua đoạn thơ : “Xưa nay, phương danh lợi
Tất tả trên đường đời
Đầu gió hơi men thơm quán rượu
Người say vô số, tỉnh bao người” ?
 Cuộc đời đầy bọn danh lợi chen chúc,chỉ biết tranh nhau mưu sinh và hưởng thụ một cách say sưa .

*Cách nói của người đi đường nhằm mục đích gì?
+ Làm rõ sự đối lập giữa mình với đông đảo kẻ chạy theo danh lợi.
+ Khẳng định rõ mình không thể hoà trộn với kẻ chạy theo danh lợi, cho dù phải cô độc.
 Khinh thường phường danh lợi.
* Từ đó, nhân vật “khách” trong bài thơ có tâm trạng gì? Vì sao nhân vật lại có tâm trạng ấy?
-Tâm trạng của nhân vật “khách” ngao ngán, mệt mỏi, vì :
+ Đường đi dài, lại khó khăn.
+ Mặt trời lặn mà vẫn phải tất tả đi.
+ Chán ngán cảnh mưu cầu danh lợi tầm thường.
* Tại sao nhà thơ lại tỏ ra chán nản, miễn cưỡng ,không hào hứng khi phải lên kinh đô ứng thi?

-Nhà thơ chán nản và miễn cưỡng đi thi bởi:
+ Nhận thấy được sự xuống cấp của học thuật, khoa cử của triều đại nhà Nguyễn.
+ Phê phán, bất hợp tác với triều đình nhà Nguyễn.
*Trước tình cảnh ấy, người đi đường đã bộc lộ suy nghĩ gì?
-Tác giả đặt ra câu hỏi : Đi tiếp hay dừng lại
“Bãi cát dài,bãi cát dài ơi !
Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt.
 Tâm trạng đầy mâu thuẫn: học để thi; nhưng thi đỗ làm quan lại như phường danh lợi; thế thì học thi để làm gì?


-Suy nghĩ của nhà thơ thể hiện mâu thuẫn:
+ Khát vọng sống cao đẹp>+ Xông pha trên con đường tìm lý tưởng >< với thái độ và động cơ cầu an hưởng lạc.
Hãy nghe ta hát khúc đường cùng
Phía Bắc núi Bắc, núi muôn trùng
Phía nam núi Nam, sóng dào dạt
Anh đứng làm chi trên bãi cát
 Tiếp tục đi hay dừng lại đều khó khăn.Người đi đành đứng chôn chân trên bãi cát.
=>Người đi đường cảm thấy mình thật cô độc và bế tắc không tìm thấy lối thoát trên đường đời
*Tóm lại, mượn hình tượng bãi cát và việc đi trên cát, Cao Bá quát muốn thể hiện tâm trạng và thái độ gì?Tầm tư tưởng của tác giả qua tâm trạng ấy?
-Tâm trạng và thái độ của nhà thơ :
+Chán ghét đối với con đường mưu cầu danh lợi tầm thường.
+Phê phán học thuật, khoa cử và chính sự của nhà Nguyễn.
Tầm tư tưởng của tác giả : Nhận thấy rõ tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, con đường công danh theo lối cũ, sự bảo thủ, trì trệ của xã hội đương thời. Từ đó nhà thơ khát khao một sự đổi mới tích cực hơn.
@/ Những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ
-Hình tượng thơ độc đáo, thể hiện sự sáng tạo ( bãi cát dài…)
-Hình ảnh thơ vừa mang ý nghĩa tả thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.
-Thể thơ cổ thể, tự do về kết cấu, vần , điệu; cấu trúc câu dài ngắn khác nhau; cách ngắt nhịp của mỗi câu tạo nên nhịp điệu của bài ca.
-Âm điệu bi tráng bởi nó vừa buồn nhưng cũng có những phản kháng âm thầm…
III/ Ghi nhớ ( sgk).
VI/ Luyện tập :
1. Qua học tác phẩm này, em cần rút ra bài học bản thân như thế nào?
( Không nên theo đuổi công danh, sự nghiệp một cách tầm thường bằng cách đánh đổi nhân cách của bản thân ; cần phấn đấu để tạo dựng công danh - sự nghiệp một cách nỗ lực và chính đáng).
2. Điểm cần trân trọng và học tập ở Cao Bá Quát là gì?
( Có khát vọng vương tới giá trị mới, tiến bộ, không ngại đấu tranh với cái bảo thủ, trì trệ)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thi Kim Oanh
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)