Tuần 4. Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca)

Chia sẻ bởi dương dương | Ngày 10/05/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Tuần 4. Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca) thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

SA HÀNH ĐOẢN CA
( BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT)
CAO BÁ QUÁT
HẰNG NGA- THPT HOÀI ĐỨC B
I- TÁC GiẢ
Cao Bá Quát tự là Chu Thần
( 1809- 1855), ngưòi làng Phú Thị, huyện Gia Lâm tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc quận Long Biên – Hà Nội
Ông là nhà thơ có tài năng và bản lĩnh, thơ văn ông phê phán mạnh mẽ chế độ Phong Kiến nhà Nguyễn bảo thủ lạc hậu.
Ông là người tài năng ,viết đẹp nổi tiếng trong giới trí thức Bắc Hà và được tôn nư bậc thánh “ Thần Siêu thánh Quát”
Ông là người có hoài bão lớn. Năm 1853 ông đã từng cùng nhân dân Mĩ Lương , Sơn Tây nổi dậy chống lại triều đình nhà Nguyễn. Năm 1855 trong một trận đánh ông đã hi sinh.
Ông để lại 1400 bài thơ, hơn 20 bài văn xuôi, một số bài phú Nôm và hát nói.
II- TÁC PHẨM
1- Hoàn cảnh sáng tác
Câu hỏi 1: Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
Có ý kiến cho rằng Cao Bá Quát sáng tác bài thơ này trong những lần vào kinh đô Huế thi Hội phải đi qua những trảng cát mênh mông của Quảng Bình, Quảng Trị, từ đó hình thầnh cấu tứ của bài thơ này.
Có người lại cho rằng ông làm bài thơ trong thời gian tập sự ở Bộ Lễ triều đình Huế
Dù làm ở thời điểm nào thì bài thơ vẫn thể hiện những tư tưởng bế tắc của kẻ sĩ chưa tìm được lối thoát trên đường đời.
2- Đọc văn bản
長沙復長沙,
一步一回卻。
日入行未已,
客子淚交落。
君不學仙家美睡翁,
登山涉水怨何窮。
古來名利人,
奔走路途中。
風前酒店有美酒,
醒者常少醉者同。
長沙長沙奈渠何,
坦路茫茫畏路多。
聽我一倡窮途歌。
北山之北山萬疊,
南山之南波萬級,
君胡為乎沙上立
沙 行 短 歌 – Sa hành đoản ca ( Bài ca ngắn đi trên bãi cát)
Trường sa phục trường sa
Nhất bộ nhất hồi khước
Nhật nhập hành vị dĩ
Khách tử lệ giao lạc
Quân bất học tiên da mĩ thuỵ ông
Đăng sơn thiệp thuỷ oán hà cùng
Cổ lai danh lợi nhân
Bôn tẩu lộ đồ trung
Phong tiền tửu điếm hữu mĩ tửu
Tỉnh giả thường thiểu tuý dã đồng
Trường sa,trường sa nại cừ hà
Thản lộ mang mang uý lộ đa
Thính ngã nhất xướng cùng đồ ca
Bắc sơn chi bắc sơn vạn điệp
Nam sơn chi nam ba vạn cấp
Quân hồ vi hồ sa thư ợng lập
Bãi cát dài lại bãi cát dài
Đi một bước như lùi một bước
Mặt trời đã lặn chưa dừng được
Lữ khách trên đường nước mắt rơi
Không học được tiên ông phép ngủ
Trèo non,lội suối,giận khôn vơi
Xưa nay,phường danh lợi
Tất tả trên đường đời
Đầu gió hơi men thơm quán rượu
Người say vô số tỉnh bao người?
Bãi cát dài,bãi cát dài ơi
Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt
Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít
Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”
Phía bắc núi bắc,núi muôn trùng
Phía nam núi nam,sóng dào dạt
Anh đứng làm chi trên bãi cát.
3- Nội dung và nghệ thuật của bài thơ

Câu hỏi 2: Sau khi đọc xong bài thơ em có những ấn tượng gì?
Một con đường trên cát
Một người đi đường gặp nhiều gian nan
Bài thơ có âm điệu bi tráng
a- Hình ảnh con đường trên cát

“ Bãi cát dài, lại bãi cát dài
Đi một bước như lùi một bước
Mặt trời lặn và vẫn còn đi
Khách trên đường nước mắt lã chã rơi”
Câu hỏi 3: Theo em 4 câu thơ trên thể hiện điều gì?
4 câu thơ trên cho ta thấy:
- Một sa mạc cát mênh mông, vô tận
- Một người đi đường ( Một bước lại như lùi)
-Đi đến lúc mặt trời lặn vẫn chưa thôi
- Vừa đi vừa tuôn lệ

a- Hình ảnh con đường trên cát

Hình ảnh bãi cát là biểu tượng cho đường đời. Con đường hành đạo của kẻ sĩ. Con đường ấy vô tận nên xa xôi mờ mịt. Người đi đường rất vất vả, thậm chí phải rơi lệ trên con đường ấy. Cái đích công danh càng gần, thì càng xa cái đích của lẽ sống thanh cao, trong sạch “Đi một bước như lùi một bước”.
b- Hình ảnh người đi đường
“ Không học được tiên ông phép ngủ
Trèo non , lội suối giận khôn vơi
Xưa nay phường danh lợi
Tất tả trên đường đời
Đầu xóm hơi men thơm quán rượu
Kẻ say vô khối tỉnh bao người?
Bãi cát dài bãi cát dài ơi!
Tính sao đây đường bằng mờ mịt
Đường ghê sợ còn nhiều đâu ít?”
Câu hỏi 4: Những câu trên là lời của ai? Nói những điều gì?

Đây là lời nói của người đi đường- một kẻ sĩ đi tìm chân lí giữa cuộc đời mờ mịt
Người đi đường nói : Cuộc đời đầy bọn hám danh lợi chen chúc, tất tả mưu sinh, hưởng lợi. Cái bả danh lợi như hương rượu ngon cuốn hút không biết bao người:
“ Xưa nay phường danh lợi,
Tất tả trên đường đời,
Đầu xóm hơi men thơm quán rượu,
Người say vô số tỉnh bao người?”
Người đi đường một mình đi trên bãi cát
-> đơn độc




-> Người đi đường > ->Người đi đường không thể hoà trộn với phường danh lợi, mặc dù mình đơn độc.
->Người đi đường tỏ rõ thái độ khinh thường phường danh lợi.
->Mục đích, lí tưởng hướng tới của người đi đường có thể là vô ích trong một xã hội rối ren. Ông là kẻ cô đơn không có người đồng hành. Sự thật ấy làm người đi đường cay đắng



Tác giả đặt ra câu hỏi: Đi tiếp hay dừng lại:
“ Bãi cát dài, bãi cát dài ơi
Tính sao đây đường bằng mờ mịt”
Lẽ dĩ nhiên con người ấy không dừng lại. Ông tự bach:
“ Không học được tiên ông phép ngủ
Trèo non, lội suối, giận khôn nguôi

Người đi đường- kẻ sĩ ấy hiểu rằng phải học . Nhưng đỗ đạt và ra làm quan thì như bao phường danh lợi khác. Thế thì học để làm gì? Biết sống ra sao? Suy nghĩ ấy đầy mâu thuẫn. Đó cũng chính là mâu thuẫn tư tưởng hết sức sâu sắc:
+Khát vọng sống cao đẹp >< hiện thực đen tối mờ mịt
+ Xông pha trên con đường tìm lí tưởng >< cầu an hưởng lạc.
->Mâu thuẫn đó đã tạo nên những khó khăn trên con đường tìm lí tưởng. Con người - kẻ sĩ của thời đại ấy biết tính sao đây?
c-Sự bế tắc của người đi đường

“ Hãy nghe ta hát khúc đường cùng
Phía Bắc núi bắc, núi vô cùng
Phía Nam núi Nam, sóng dào dạt
Anh đứng làm chi trên bãi cát?”

Câu hỏi 5: Những câu thơ trên bộc lộ tâm sự gì?
c-Sự bế tắc của người đi đường

Nhìn về phía bắc núi non trùng điệp. Quay về phía Nam, núi ở sau lưng, sông chắn trước mặt. Đường cùng mất rồi. Tiếp tục đi hay dừng lại đều khó khăn. Người đi đưòng đành đứng chôn chân trên bãi cát.
Người đi đường không chỉ nhận ra mình cô độc trên đường đời mà là đi trên con đường cùng -> Sự bế tắc không tìm thấy lối thoát trên đường đời của kẻ sĩ
*Tóm lại, mượn hình tượng bãi cát và việc đi trên cát, Cao Bá quát muốn thể hiện tâm trạng và thái độ gì?Tầm tư tưởng của tác giả qua tâm trạng ấy?
-Tâm trạng và thái độ của nhà thơ :
+Chán ghét đối với con đường mưu cầu danh lợi tầm thường.
+Phê phán học thuật, khoa cử và chính sự của nhà Nguyễn.
Tầm tư tưởng của tác giả : Nhận thấy rõ tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, con đường công danh theo lối cũ, sự bảo thủ, trì trệ của xã hội đương thời. Từ đó nhà thơ khát khao một sự đổi mới tích cực hơn.
III- KẾT LUẬN
Nội dung: Bài thơ tạo được tứ hay, ý lớn khi dựng lên biểu tượng của con đường trên cát và hình ảnh người đi đường. Đó là kẻ sĩ đang đi trên con đường đời đi tìm lí tưởng.
Nghệ thuật: Người đi đường không đơn nhất mà được xưng bằng : Khách, Ta , Anh...->tạo cho nhân vật trữ tình nhiều tâm trạng khác nhau.
Âm điệu thơ bi tráng, bởi nó vừa buồn nhưng vừa chứa sự phản kháng âm thầm đối với trật tự đời sống đương thời -> cảnh báo một sự thay đổi tất yếu trong tương lai.
IV- Củng cố


Sau khi đọc xong bài thơ em thử tưởng tượng hình ảnh Cao Bá Quát khi ông còn sống?
CẢM ƠN SỰ CHÚ Ý LẮNG NGHE CỦA CÁC EM
KÍNH CHÚC CÁC CÔ GIÁO DỰ GiỜ SỨC KHOẺ VÀ HẠNH PHÚC
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: dương dương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)