Tuần 35. Ôn tập Cuối Học kì II

Chia sẻ bởi Võ Thị Minh Tuyết | Ngày 12/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: Tuần 35. Ôn tập Cuối Học kì II thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

NỘI DUNG ÔN TẬP
CUỐI HỌC KÌ II
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TP.TAM KÌ
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN QUỐC TOẢN
MÔN TIẾNG VIỆT 5
Giáo viên thực hiện : Võ Thị Minh Tuyết
NỘI DUNG ÔN TẬP
CUỐI HỌC KÌ II
MÔN TIẾNG VIỆT 5
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN QUỐC TOẢN
1.Trong bài Tập đọc Một vụ đắm tàu (STV5/T2), quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma-ri-ô nói lên điều gì về cậu ?
A. Ma-ri-ô là một con người nhân ái.
B. Ma-ri-ô là một người dũng cảm.
C. Ma-ri-ô dám chấp nhận hi sinh nhường sự sống cho bạn.
D. Ma-ri-ô có tâm hồn cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hi sinh bản thân vì bạn.
2. Câu nào sau đây thể hiện sự ngạc nhiên, vui mừng khi được mẹ tặng một món quà mà em ao ước từ lâu ?
A. Món quà này con thích lắm !
B. Món quà này con ao ước từ lâu rồi đấy mẹ ạ !
C. ÔI ! Món quà này mới đẹp làm sao !
3. Huân chương cao quý nhất của nước ta là.......................
A. Huân chương Lao động B. Huân chương Sao vàng
C. Huân chương Quân công D. Huân chương Khángchiến
4. Nhân vật chị Út trong bài Tập đọc Công việc đầu tiên (SGKTV5 / T2) là hình ảnh thời trẻ của ai ?
A. Võ Thị Sáu B. Nguyễn Thị Định
C. Chị Út Tịch D. Nguyễn Thị Minh Khai
5. Dòng nào dưới đây viết đúng quy tắc viết hoa ?
A. Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục
B. Huy chương Vàng
C. Huy chương Anh hùng lực lượng vũ trang
D. Huân chương Độc lập hạng ba
6. Câu nào sau đây có dấu phẩy dùng để ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ ?
A. Chú sơn ca, họa mi đang thi nhau hót véo von.
B. Trời đổ mưa, lá cây rạp mình xuống mặt đất.
C. Ở lớp, em luôn là học sinh giỏi.
D. Các bạn lớp 5A, lớp 5B đang tích cực trồng cây.
7. Em hiểu câu “ Trai thanh, gái lịch” có nghĩa là gì ?
A. Trai thanh nhã, gái lịch sự.
B. Trai gái thanh nhã, lịch sự.
C. Trai gái đều là người đẹp.
D. Trai gái đều là người đẹp và giỏi giang.
8. Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống : truyền thụ, truyền ngôi, truyền cảm, truyền thống, truyền tụng
A. Cô giáo.................................kiến thức cho học sinh.
B. Nhân dân.............................công đức của các bậc anh hùng.
C. Vua ...................................... .cho hoàng tử.
D.Bài thơ có sức.............................mạnh mẽ.
E. Dân tộc Việt Nam có............................yêu nước thương nòi.
9. Từ nào đồng nghĩa với từ “thông minh’ :
A. Chăm chỉ B. Sáng dạ D. Cần cù
10. Hai câu sau : “ Thành phố mình đẹp quá ! Đẹp quá đi !”
là loại câu gì ?
A. Câu kể B. Câu khiến
C. Câu cảm D. Câu hỏi

11. Trong các câu ghép sau, câu nào chỉ quan hệ điều kiện (giả thiết)- kết quả :
A. Vì Lan chăm học nên bạn đạt điểm cao trong kì kiểm tra này.
B. Hễ bạn Nam phát biểu ý kiến thì cả lớp lại trầm trồ khen ngợi.
C. Tuy gia đình khó khăn nhưng bạn Lan rất chăm chỉ học tập.
12. Ghi dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau ( Nhớ viết hoa chữ đầu câu) :
Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến bầu trời ngày thêm xanh nắng vàng ngày càng rực rỡ vườn cây lại đâm chồi nảy lộc rồi vườn cây ra hoa hoa bưởi nồng nàn hoa nhãn ngọt hoa cau thoảng qua.
Nguyễn Kiên
13.Nội dung câu chuyện Út Vịnh trong bài Tập đọc (SGK Tiếng việt 5 / tập 2) là gì ?
A. Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt.
B. Ca ngợi sự dũng cảm của Út Vịnh.
C. Ca ngợi tấm lòng hiếu thảo của Út Vịnh.
D. Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh.
14. Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì ?
Mẹ bảo em :”Dạo này con ngoan thế !”
A. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
B. Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
C. Cả hai ý trên.
15. Em hiểu nghĩa của từ “trẻ em” như thế nào ?
A.Trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi. B.Trẻ từ sơ sinh đến 11 tuổi.
C. Người dưới 16 tuổi. D. Người dưới 18 tuổi.
16. Dòng nào sau đây đồng nghĩa với từ “trẻ em” ?
A. Trẻ con, trẻ thơ, tuổi trẻ, nhi đồng , thanh niên.
B. Trẻ con, trẻ thơ, nhi đồng, thiếu nhi, con nít, ranh con, nhóc con.
C. Nhóc con, con, nít, nhãi con, tuổi thơ, tuổi trẻ.
D Trẻ thơ, con nít, nhi đồng, nhãi con, ranh con..
17. Trong bài Tập đọc Lớp học trên đường , Rê-mi học chữ bằng phương tiện nào ?
A. Bằng giấy bút B. Bằng những miếng gỗ nhỏ
C. Bằng những thanh tre nhỏ D. Bằng mặt đất và sàn nhà
18. Hãy chọn câu có dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
A. An là một “cây văn nghệ” trong lớp.
B. Mẹ thường dặn dò em :” Khi tham gia giao thông, con nhớ đội mũ bảo hiểm !”
C.Mỗi khi về thăm ngoại, bà thường xoa đầu tôi âu yếm :” Cháu của bà dạo này lớn quá !”
19. Từ đồng nghĩa với từ bổn phận là :
A. Nghĩa vụ B. Trách nhiệm
C. Nhiệm vụ D. Tất cả các từ trên
20. Em hãy đọc lại Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trẻ em có quyền được học tập nằm trong điều luật thứ mấy ?
A. Điều 16 B. Điều 16
C. Điểu 17 D. Điểu 18
21. Những câu văn nào sau đây có tên địa lí viết hoa sai qui tắc ?
A. Quê em ở Quảng Nam.
B. Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh đẹp ở nước ta.
C. Khí hậu Sa pa thật tuyệt vời !
D. Cô giáo dẫn cả lớp đi tham quan Địa đạo Kì Anh .
22. Dấu phẩy trong câu “ Mặt trời dâng chầm chậm, lơ lửng như một quả bóng bay mềm mại.” có tác dụng gì ?
A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
C. Ngăn cách các vế trong câu ghép.
23. Ghi lại 3 câu có hình ảnh so sánh đẹp về trẻ em ?
Ví dụ : Trẻ em như búp trên cành.
24. Trong các câu sau , câu nào là câu ghép ?
A. Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh mùa đông.
B. Ánh trăng đọng lại trong không gian tĩnh mịch và thời gian chừng như không trôi đi nữa.
C. Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn.
25. Gạch chân dưới các từ ngữ được sử dụng để liên kết các câu trong đoạn văn sau ?
a) Bỗng có tiếng động cơ. Rồi máy cày xuất hiện.
Nó bò lổm ngổm xuống bãi soi.
b) Thế là mùa xuân mong ước đã đến ! Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ thơm nức........Ngoài kia, rặng râm bụt cũng sắp có nụ .
26. Em hãy tìm những từ ngữ chỉ phẩm chất tốt đẹp của
người phụ nữ Việt Nam. Chọn ra 2 từ và đặt câu .
27. a) Xác định từ loại của các từ được gạch chân trong
khổ thơ sau :
Tuổi thơ chở đầy cổ tích
Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
Đưa con đi cùng đất nước
Chòng chành nhịp võng ca dao.
(Trong lời mẹ hát
của Trương Nam Huy)
b) Trong khổ thơ trên có bao nhiêu từ láy ?
Đó là những từ nào ?
28. Viết câu ghép theo yêu cầu sau, mỗi loại 2 câu :
a) Các vế câu được nối bằng những từ có tác dụng nối.
b) Các vế câu nối trực tiếp ( không dùng từ nối).
29. Hãy biến đổi câu kể sau thành :
a.Câu hỏi b. Câu cảm c. Câu khiến
Lan đi học.
30. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau :
A. Ngoài bờ ruộng, tiếng nước chảy róc rách.
B. Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím.
C. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm được một tán lá tròn vương cao lên trời xanh.
31. Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì trong câu văn sau :
Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi bé xíu.
32. Từ mưa trong câu sau thuộc từ loại gì ?
Trời đang mưa rất to.
A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ.
33. Từ nào sau đây không cùng nhóm với các từ còn lại :
Đánh đập, đạp đổ, đấm đá, đủng đỉnh, phố phường, thung lũng, tươi tốt,
34. Hai câu “ Lũ trẻ ngồi im nghe các cụ già kể chuyện. Hôm sau, chúng rủ nhau ra cồn cát cao tìm những bông hoa tím.” liên kết với nhau bằng cách nào ?
A. Bằng cách thay thế từ ngữ. Đó là từ.........., thay cho từ............
B. Bằng cách lặp từ ngữ. Đó là từ.......................
C. Bằng cả hai cách trên.
35. Trong khổ thơ sau, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu !
Bầm ơi – Tố Hữu

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thị Minh Tuyết
Dung lượng: 2,22MB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)