Tuần 35. Ôn tập Cuối Học kì II
Chia sẻ bởi Trần Thị Phương Anh |
Ngày 11/10/2018 |
34
Chia sẻ tài liệu: Tuần 35. Ôn tập Cuối Học kì II thuộc Tập đọc 4
Nội dung tài liệu:
Ôn tập cuối học kì II – Lớp 5.
I. Câu và các thành phần của câu:
1. Câu được cấu tạo bởi nhiều thành phần trong đó có các thành phần: Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ.
- Chủ ngữ và vị ngữ là hai thành phần chính của câu.
+ Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai ( cái gì? Con gì?,..)
+ Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Là gì? Làm gì? Như thế nào?
+ Trạng ngữ là bộ phận phụ của câu, trả lời cho câu hỏi:
Ở đâu?, Khi nào? ( bao giờ, mấy giờ)? Vì sao (nhờ đâu)? Để làm gì ( nhằm mục đích gì, vì cái gì)? Bằng cái gì( với cái gì?)
2. Các kiểu câu kể:
- Câu kể: Ai làm gì? - Nêu hành động của người, vật.
- Câu kể: Ai thế nào? – Miêu tả tính chất, trạng thái của người, sự vật, hiện tượng.
Câu kể: Ai là gì? - Giới thiệu hoặc nhận định về sự vật.
Bài tập:
Bài 1: Nối ô chữ ở cột A với ô chữ ở cột B để có được ý đúng.
A B
Bài 2: Tìm bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong mỗi câu sau:
a) Nơi đây, từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, trời nóng hầm hập.
b) Để trở thành kiện tướng bơi lội, chị ấy tập luyện rất chăm chỉ.
c) Anh ấy vượt qua mọi khó khăn, gian khổ bằng nghị lực phi thường.
d) Nhờ những lời động viên của mẹ, tôi đã biến những ước mơ thành hiện thực.
Câu đơn – câu ghép.
- Căn cứ vào cấu tạo câu, câu được chia thành 2 kiểu: Câu đơn và câu ghép.
1) Câu đơn: là câu do 1 cụm chủ - vị tạo thành: câu đơn có 3 loại:
- Ai là gì?
- Ai làm gì?
- Ai thế nào?
2) Câu ghép: là câu do nhiều vế câu( nhiều cụm chủ – vị) ghép lại. Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn ( có đủ chủ ngữ - vị ngữ) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những câu khác trong câu.
Có 2 cách nối các vế câu ghép:
a) Nối bằng từ ngữ có tác dụng nối:
- Các vế câu có quan hệ nguyên nhân – kết quả có thể được nối với nhau bằng : 1 QHT …hoặc 1 cặp QHT…
- Các vế câu có quan hệ điều kiện – kết quả có thể được nối với nhau bằng : 1 QHT …hoặc 1 cặp QHT…
- Các vế câu có quan hệ tương phản có thể được nối với nhau bằng : 1 QHT …hoặc 1 cặp QHT…
- Các vế câu có quan hệ tăng tiến có thể được nối với nhau bằng : 1 QHT …hoặc 1 cặp QHT…
- Các vế câu ghép còn có thể được nối với nhau bằng các cặp từ hô ứng: vừa …đã, chưa.. đã, vừa.. vừa, càng… càng, bao nhiêu… bấy nhiêu..
b) Nối trực tiếp giữa các vế câu có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
Liên kết câu trong trong đoạn văn, bài văn.
Trong bài văn, đoạn văn các câu phải liên kết chặt chẽ với nhau. Trước hết, phải kể đến 3 kiểu liên kết:
1) Để liên kết một câu với một câu đứng trước nó, ta có thể lặp lại trong câu ấy những từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước.
VD1: Vườn rau của trường mỗi luống do một lớp làm, cắm biển đề tên lớp để đánh dấu và chấm điểm thi đua. Mỗi luống trồng các loại rau khác nhau. Ong bướm bay rập rờn trên nền xanh của lá rau trông thật vui mắt.
2) Khi các câu trong đoạn văn cùng nói về một người, một vật, một việc, ta có thể dùng đại từ hoặc những từ đồng nghĩa thay thế cho những từ ngữ đã dùng ở câu đứng trước nó để tạo mối liên hệ giữa các câu và tránh lặp từ nhiều lần.
VD2: Nét - len kh
oảng gần 40 tuổi, người gốc Ca- na – đa. Anh xuất thân từ một gia đình gốc rễ lâu đời ở thành phố Quê – bếch, thuộc dòng dõi những thủy thủ can trường. Vẻ bề ngoài của anh làm mọi người chú ý, đặc biệt là đôi mắt cương nghị, ánh lên vẻ rắn rỏi, từng trải.
3: Để thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong bài, ta có thể liên kết các câu ấy bằng quan hệ từ hoặc một số từ ngữ có tác dụng nối: vì vậy, nhưng, tuy nhiên, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, thậm chí, trái lại, đồng thời…
VD3: Chẳng mấy ai nghĩ rằng mình nên người là nhờ tiếng hát ru của mẹ. Và, cũng chẳng mấy ai nhớ câu ru nào mẹ đã ru mình. Nhưng tiếng ru “ ầu ơi…” bên nhà láng giêng khiến ai cũng mang máng nhớ một tình quê nơi chôn rau cắt rốn cùng lời ru dịu dàng của mẹ tràn ngập mái ấm thuở ấu thơ.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
BIÊN BẢN HỌP LỚP 5A.
1.Thời gian, địa điểm:
Thời gian:
Địa điểm:
2. Thành viên tham dự: các chữ cái và dấu câu.
3. Chủ tọa, thư kí.
Chủ tọa: Bác chữ A.
Thư kí: Chữ C
4: nội dung cuộc họp.
Bác chữ A phát biểu: Mục đích cuộc họp là tìm cách giúp đỡ Hoàng vì bạn…
Anh Dấu chấm phân tích nguyên nhân: Do khi viết, Hoàng không để ý….
Bác chữ A đề nghị: Anh Dấu chấm có trách nhiệm yêu cầu Hoàng ..
Tất cả các chữ cái và dấu câu tán thành ý kiến.
Cuộc họp kết thúc lúc ngày..
Người lập biên bản Chủ tọa
C A
Chữ C Chữ A
I. Câu và các thành phần của câu:
1. Câu được cấu tạo bởi nhiều thành phần trong đó có các thành phần: Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ.
- Chủ ngữ và vị ngữ là hai thành phần chính của câu.
+ Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai ( cái gì? Con gì?,..)
+ Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Là gì? Làm gì? Như thế nào?
+ Trạng ngữ là bộ phận phụ của câu, trả lời cho câu hỏi:
Ở đâu?, Khi nào? ( bao giờ, mấy giờ)? Vì sao (nhờ đâu)? Để làm gì ( nhằm mục đích gì, vì cái gì)? Bằng cái gì( với cái gì?)
2. Các kiểu câu kể:
- Câu kể: Ai làm gì? - Nêu hành động của người, vật.
- Câu kể: Ai thế nào? – Miêu tả tính chất, trạng thái của người, sự vật, hiện tượng.
Câu kể: Ai là gì? - Giới thiệu hoặc nhận định về sự vật.
Bài tập:
Bài 1: Nối ô chữ ở cột A với ô chữ ở cột B để có được ý đúng.
A B
Bài 2: Tìm bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong mỗi câu sau:
a) Nơi đây, từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, trời nóng hầm hập.
b) Để trở thành kiện tướng bơi lội, chị ấy tập luyện rất chăm chỉ.
c) Anh ấy vượt qua mọi khó khăn, gian khổ bằng nghị lực phi thường.
d) Nhờ những lời động viên của mẹ, tôi đã biến những ước mơ thành hiện thực.
Câu đơn – câu ghép.
- Căn cứ vào cấu tạo câu, câu được chia thành 2 kiểu: Câu đơn và câu ghép.
1) Câu đơn: là câu do 1 cụm chủ - vị tạo thành: câu đơn có 3 loại:
- Ai là gì?
- Ai làm gì?
- Ai thế nào?
2) Câu ghép: là câu do nhiều vế câu( nhiều cụm chủ – vị) ghép lại. Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn ( có đủ chủ ngữ - vị ngữ) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những câu khác trong câu.
Có 2 cách nối các vế câu ghép:
a) Nối bằng từ ngữ có tác dụng nối:
- Các vế câu có quan hệ nguyên nhân – kết quả có thể được nối với nhau bằng : 1 QHT …hoặc 1 cặp QHT…
- Các vế câu có quan hệ điều kiện – kết quả có thể được nối với nhau bằng : 1 QHT …hoặc 1 cặp QHT…
- Các vế câu có quan hệ tương phản có thể được nối với nhau bằng : 1 QHT …hoặc 1 cặp QHT…
- Các vế câu có quan hệ tăng tiến có thể được nối với nhau bằng : 1 QHT …hoặc 1 cặp QHT…
- Các vế câu ghép còn có thể được nối với nhau bằng các cặp từ hô ứng: vừa …đã, chưa.. đã, vừa.. vừa, càng… càng, bao nhiêu… bấy nhiêu..
b) Nối trực tiếp giữa các vế câu có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
Liên kết câu trong trong đoạn văn, bài văn.
Trong bài văn, đoạn văn các câu phải liên kết chặt chẽ với nhau. Trước hết, phải kể đến 3 kiểu liên kết:
1) Để liên kết một câu với một câu đứng trước nó, ta có thể lặp lại trong câu ấy những từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước.
VD1: Vườn rau của trường mỗi luống do một lớp làm, cắm biển đề tên lớp để đánh dấu và chấm điểm thi đua. Mỗi luống trồng các loại rau khác nhau. Ong bướm bay rập rờn trên nền xanh của lá rau trông thật vui mắt.
2) Khi các câu trong đoạn văn cùng nói về một người, một vật, một việc, ta có thể dùng đại từ hoặc những từ đồng nghĩa thay thế cho những từ ngữ đã dùng ở câu đứng trước nó để tạo mối liên hệ giữa các câu và tránh lặp từ nhiều lần.
VD2: Nét - len kh
oảng gần 40 tuổi, người gốc Ca- na – đa. Anh xuất thân từ một gia đình gốc rễ lâu đời ở thành phố Quê – bếch, thuộc dòng dõi những thủy thủ can trường. Vẻ bề ngoài của anh làm mọi người chú ý, đặc biệt là đôi mắt cương nghị, ánh lên vẻ rắn rỏi, từng trải.
3: Để thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong bài, ta có thể liên kết các câu ấy bằng quan hệ từ hoặc một số từ ngữ có tác dụng nối: vì vậy, nhưng, tuy nhiên, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, thậm chí, trái lại, đồng thời…
VD3: Chẳng mấy ai nghĩ rằng mình nên người là nhờ tiếng hát ru của mẹ. Và, cũng chẳng mấy ai nhớ câu ru nào mẹ đã ru mình. Nhưng tiếng ru “ ầu ơi…” bên nhà láng giêng khiến ai cũng mang máng nhớ một tình quê nơi chôn rau cắt rốn cùng lời ru dịu dàng của mẹ tràn ngập mái ấm thuở ấu thơ.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
BIÊN BẢN HỌP LỚP 5A.
1.Thời gian, địa điểm:
Thời gian:
Địa điểm:
2. Thành viên tham dự: các chữ cái và dấu câu.
3. Chủ tọa, thư kí.
Chủ tọa: Bác chữ A.
Thư kí: Chữ C
4: nội dung cuộc họp.
Bác chữ A phát biểu: Mục đích cuộc họp là tìm cách giúp đỡ Hoàng vì bạn…
Anh Dấu chấm phân tích nguyên nhân: Do khi viết, Hoàng không để ý….
Bác chữ A đề nghị: Anh Dấu chấm có trách nhiệm yêu cầu Hoàng ..
Tất cả các chữ cái và dấu câu tán thành ý kiến.
Cuộc họp kết thúc lúc ngày..
Người lập biên bản Chủ tọa
C A
Chữ C Chữ A
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Phương Anh
Dung lượng: 106,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)