Tuần 34. Ôn tập phần Văn học

Chia sẻ bởi Hà Duy | Ngày 09/05/2019 | 47

Chia sẻ tài liệu: Tuần 34. Ôn tập phần Văn học thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG TRÌNH ÔN TẬP
PHẦN VĂN HỌC ViỆT NAM
NGỮ VĂN 12
NGỮ VĂN 12
PHẦN VĂN HỌC ViỆT NAM
VĂN XUÔI
TRƯỜNG THPT CAO BÁ QUÁT
KÌ II, 2013-2014
free
Music
HADUY08
NGỮ VĂN 12 - KII
Bài 1: VỢ CHỒNG A PHỦ (Tô Hoài)
1. Tô Hoài (1920), tên khai sinh là Nguyễn Sen
- Thời trẻ phải kiếm sống bằng nhiều nghề;
- Có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục tập quán ở nhiều vùng khác nhau của đất nước.
- Là một trong những nhà văn lớn của văn học VN.
2. Sáng tác:
- Nhiều thể loại: Truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, tự truyện, tiểu luận, …
3. HCST và xuất xứ “Vợ chồng Aphủ”:
- Tác phẩm Vợ chồng Aphủ(1952) là kết quả từ chuyến đi cùng bộ đội giải phóng Tây bắc. In trong tập Truyện Tây bắc.
- Được giải Nhất giải thưởng HVNVN 1954-1955.
- Tác phẩm gồm 2 phần, (Đoạn trích ở SGK là phần I)
I. Một số vấn đề chung
GỢI Ý ÔN TẬP
Sile1
II. Tóm tắt:
Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ - in trong tập Truyện Tây Bắc, 1953) :
Vợ chồng A phủ kể về đôi vợ chồng người H’ Mông ở vùng Tây Bắc. Mỵ là một cô gái xinh đẹp có tài thổi sáo. Trai bản nhiều người mê và Mỵ đã có người yêu . Dù cha Mị nợ thống lí Pá Tra một món tiền lớn, chưa trả nổi, hằng năm phải trả lãi cả một nương ngô nhưng Mị kiên quyết không lấy A Sử -con trai thống lý Pá Tra- để xoá nợ. Nhưng một đêm xuân, Mị bị A Sử lừa, bắt về trình ma nhà nó. Tiếng gọi là làm vợ A Sử nhưng Mị bị đối xử thậm tệ.
Ban đầu, Mị định tự tử nhưng vì thương cha đành cam chịu sống trong đau khổ, câm lặng “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”.
Ngày Tết lại về, Mị lén uống rượu một mình. Không khí vui nhộn, nhất là tiêng sáo gọi bạn tình đã giúp Mị nhớ lại những ngày trước, khơi dậy ở Mị khát vọng tình yêu hạnh phúc. Mị vào buồng, định thay váy áo đi chơi thì bị A Sử bắt trói đứng vào cột nhà, bằng cả thúng dây đay, cả tóc Mị. Trong cơn chập chờn mê tỉnh, Mị vẫn thả hồn theo các cuộc chơi. Đến lúc thích chí vùng bước đi mới biết toàn thân bị trói chặt, đau buốt.
A Phủ, một thanh niên mồ côi nhưng khoẻ mạnh, can trường, đã đánh A Sử, vì bất bình trước trò xấc xược của hắn ta. A Phủ bị làng bắt về xử tội và trở thành người ở trong nhà Pá Tra để trừ nợ.
Một mùa đông giá rét, rừng đói, hổ báo từng đàn ra phá nương, bắt bò ngựa . A Phủ vì mải mê bẫy nhím nên đã để hổ bắt mất một con bò. A Phủ bị thống lí Pá Tra bắt trói đứng vào một cây cột, suốt mấy ngày đêm- chờ khi nào A Sử bắn được hổ mới tha.
Đêm ấy, tuy Mị đã trở thành một con người đờ đẫn, vô cảm nhưng khi nhìn thấy hai dòng nước mắt của A Phủ lặng lẽ rơi trên hai hóm má xám đen vì kiệt sức, tuyệt vọng, Mị động lòng thương người cùng cảnh ngộ. Sau một hồi suy nghĩ, Mỵ đã cắt dây trói cho A Phủ. Rồi, Mị vụt chạy theo anh ta.
Cả hai băng rừng sang Phiềng Sa, trở thành vợ chồng. Quân Pháp tràn tới, dân làng hoang mang lo sợ. A Châu, cán bộ Đảng đã tìm đến xây dựng phong trào và kết nghĩa anh em với A Phủ. A Phủ đã trở thành tiểu đội trưởng du kích, cùng với Mị và đồng đội tích cực tham gia chống Pháp và tay sai bảo vệ quê hương .
NGỮ VĂN 12 - KII
GỢI Ý ÔN TẬP
Bài 1: VỢ CHỒNG A PHỦ (Tô Hoài)
Sile1
III. Gợi ý tìm hiểu ND:
a. Con người và số phận:
- Con gái lớn, trẻ đẹp, tài thổi sáo…
- Người con hiếu thảo…
-> như hứa hen một tương lai tươi sáng.
- Bố mẹ mắc nợ…(truyền kiếp)
- Mị bị bắt(cướp về) làm “con dâu gạt nợ”
- Bị đối xử tàn nhẫn-sống như đã chết…
+ “Làm thân trâu ngựa”; “quen khổ rồi…”
+ “…càng không nói, sống lầm lũi như…
+ “…buồng Mị nằm kín mít…”
-> Cuộc sống thống khổ, đen đũi như một công cụ lao động trong nhà thống Lý. Là nạn nhân của cường quyền hủ tục.
 Với cách giới thiệu nhân vật gây tò mò cho độc giả-tác giả đã cho người đọc thấy được số phận cay đắng, tủi nhục của người phụ nữ nông dân miền núi dưới sự thống trị của bọn thực dân-PK.
1. Nhân vật Mị: (Tâm trạnghành động)
NGỮ VĂN 12 - KII
GỢI Ý ÔN TẬP
Bài 1: VỢ CHỒNG A PHỦ (Tô Hoài)
Sile1
III. Gợi ý tìm hiểu ND:
1. Nhân vật Mị: (Tâm trạnghành động)
b. Tâm hồn và tính cách:
* Sức sống tiềm tàng và khát vọng:
- Ban đầu: Cam chịu, nhẫn nhục và bất lực trước số phận (mục1a) -> có ý định tự tử.
- Khi mùa xuân đến(đêm tình mùa xuân):
+ Khung cảnh mùa xuân…Tiếng sáo gọi bạn đi chơi-Mị tha thiết bổi hổi và nhẫm hát theo;
+ Mị cũng uống rượu-uống ừng ực…->làm sống dậy quá khứ đẹp…
+ Mị muốn đi chơi: Thắp đèn, quấn tóc, lấy váy hoa, rút áo, nghe tiếng sáo…
+ Mị như không biết mình bị trói: vẫn nghe-thả hồn theo tiếng sáo…
=>Yêu đời, đầy niềm tin và khát vọng-đó là sức sống tiềm tàng và mãnh liệt.
*Sự phản kháng mạnh mẽ:
- Lúc đầu Mị dửng dưng vô cảm trước cảnh tượng Aphủ bị trói (là chuyện thường ở nhà thống Lí): “Cô thản nhiên thổi lửa hơ tay”;
- Khi “Mị lé trông sang…xám đen lại”: Mị đồng cảm, từ thương mình đến thương người
->căm tức bọn thống trị->sức sống trỗi dậy
->hành động cắt dây trói cho Aphủ và chạy theo cùng Aphủ.
=>Tình thương người và niềm khát khao tự do-sự sống mạnh mẽ đã giúp cho Mị giải thoát cho Aphủ và cũng chính là cứu mình-đó cũng chính là điều tất yếu ở Mị.
 Qua hành động và tâm lý nhân vật-thể hiện rõ sức sống tiềm tàng-Mị như trên hành trình đi tìm lại chính mình-tìm lại niềm vui sống yêu đời và khát vọng hạnh phúc.
NGỮ VĂN 12 - KII
GỢI Ý ÔN TẬP
Bài 1: VỢ CHỒNG A PHỦ (Tô Hoài)
Sile1
a. Hoàn cảnh và số phận:
- Mồ côi cha mẹ…
- Làm thuê làm mướn…
- Cuộc sống nghèo khổ (không lấy nỗi vợ)…
=> số phận éo le, cũng là nạn nhân của hủ tục lạc hậu và cường quyền PK miền núi.
b. Phẩm chất:
- Sức khỏe phi thường; gan dạ…
- Khát vọng tự do; yêu lao động…
=> Hình ảnh thanh niên miền núi-chất phác, có sức sống tiềm tàng mãnh liệt.
2. Nhân vật A Phủ:
- Khắc họa được tâm lý, tính cách nhân vật;
- Lối văn trần thuật, cách giới thiệu nhân vật bất ngờ tự nhiên mà ấn tượng;
- Ngôn ngữ sinh động; tác phẩm mang màu sắc miền núi.
III. Nghệ thuật:
NGỮ VĂN 12 - KII
GỢI Ý ÔN TẬP
Bài 1: VỢ CHỒNG A PHỦ (Tô Hoài)
Sile1
1- Giá trị hiện thực: Miêu tả chân thực số phận cơ cực của nhân dân miền núi; phơi bày bản chất của giai cấp thống trị.
2- Giá trị nhân đạo: Tình yêu thương đòng cảm với người lao động nghèo miền núi; Lên án, tố cáo giai cấp thống trị.
IV. Giá trị tác phẩm:
Tố cáo tội ác của bọn PK, thực dân; thể hiện số phận đau khổ của người dân lao động miền núi; phản ánh con đường giải phóng và ngợi ca vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng mãnh liệt của họ.
V. Ý nghĩa văn bản:
VI. Xem lại một số đề bài viết luyện tập (Ở tăng tiết)
NGỮ VĂN 12 - KII
GỢI Ý ÔN TẬP
Bài 1: VỢ CHỒNG A PHỦ (Tô Hoài)
Tham khảo thêm về Vợ chồng Aphu
Sile1
NGỮ VĂN 12 - KII
Bài 2: VỢ NHẶT (Kim Lân)
I. Một số vấn đề chung
1. Tác giả:
-Kim Lân(1920-2007), tên khai sinh là Ng Văn Tài;
-Quê: Từ Sơn-Bắc Ninh;
-Hoàn cảnh gia đình khó khăn-học hết tiểu học;
-Hoạt động văn nghệ p/vụ CM.
-Sở trường: Truyện ngắn, với đề tài quen thuộc: viết về nông thôn và người nông dân.
2. Phong cách stác: Chân thật, xúc động về hình ảnh, cảnh ngộ và tâm lí của người nông dân-làng quê VN nghèo khổ thiếu thốn mà vẫn yêu đời, chất phác…
3. Xuất xứ tác phẩm Vợ nhặt:
- In trong tập truyện Con chó xấu xí, 1962;
- Được viết dựa trên một phần cốt truyện cũ của tiểu thuyết Xóm ngụ cư.
GỢI Ý ÔN TẬP
Sile1
NGỮ VĂN 12 - KII
3. Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Vợ nhặt:
- Vợ nhặt hiểu theo nghĩa đen là nhặt được vợ. Nhan đề ấy tạo được ấn tượng, kích thích sự chú ý của người đọc vì cái giá của con người quá rẻ rúng.
- Qua nhan đề Vợ nhặt, Kim Lân đã phản ánh được tình cảnh thê thảm và thân phận tủi nhục của người nông dân nghèo trong một nạn đói khủng khiếp; sự đen tối bế tắc của xã hội Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám.
- Nhan đề hiện được giá trị hiện thực (Tố cáo tội ác của thực dân, phát xít) và giá trị nhân đạo (Ca ngợi phẩm chất của người lao động). Đồng thời nhan đề cũng góp phần thể hiện tình huống truyện vừa éo le vừa bất ngờ.
4. Tình huống truyện:
-Người đói chết-không khí của đám ma…
-Người sống cũng ngắc ngoải…
-Tiếng trống thúc thuế dồn dập…
-Tràng xấu xí, dân ngụ cư,…
 Tràng lại có vợ-Tình huống bất ngờ, éo le..
GỢI Ý ÔN TẬP
Bài 2: VỢ NHẶT (Kim Lân)
Sile1
NGỮ VĂN 12 - KII
II. Tóm tắt nội dung
Giữa lúc xóm ngụ cư xơ xác, tiêu điều trong nạn đói đầu năm 1945, vào một buổi chiều tà, Tràng- một người nông dân nghèo, luống tuổi, thô kệch, lại dở hơi- dẫn một người phụ nữ về nhà.
Vì đang lâm cảnh ngộ đói rách cùng đường nên chỉ qua vài lần gặp gỡ với một vài câu nói đùa, rồi cắm đầu ăn một chặp hết bốn bát bánh đúc do Tràng “chiêu đãi”, người phụ nữ này ưng thuận theo không anh về nhà
Mẹ Tràng (bà cụ Tứ) đón nhận người con dâu trong tâm trạng vừa buồn vừa mừng, vừa lo âu, vừa hi vọng nhưng không hề tỏ ra rẻ rúng người phụ nữ đã theo không con mình.
Đêm tân hôn của họ diễn ra trong không khí chết chóc, tủi sầu từ xóm ngụ cư vọng tới
Sáng hôm sau, một buổi sáng mùa hạ, nắng chói lói. Bà cụ Tứ và cô dâu mới xăm xắn dọn dẹp, quét tước trong ngoài. Trước cảnh ấy, Tràng cảm thấy mình gắn bó và có trách nhiệm với cái nhà của mình và thấy mình nên người, trông người vợ đúng là một người phụ nữ hiền hậu đúng mực, không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như lần đầu gặp nhau. Bà cụ Tứ hồ hởi đãi hai con vài bát cháo loãng và một nồi chè cám.
Qua lời kể của người vợ, Tràng dần dần hiểu được Việt Minh và trong óc Tràng hiện lên hình ảnh đám người đói kéo nhau đi phá kho thóc Nhật, phía trước là một lá cờ đỏ bay phất phới.
GỢI Ý ÔN TẬP
Bài 2: VỢ NHẶT (Kim Lân)
Sile1
NGỮ VĂN 12 - KII
III. Gợi ý tìm hiểu ND
1. Nhân vật Tràng:
a. Hoàn cảnh:
- Hai mẹ con, sống ở xóm ngụ cư;
- Lao động nghèo, làm thuê,…
- Người xấu xí, thô kệch,…
b. Phẩm chất:
- Vui tính, cởi mở: Chơi đùa với tụi nhỏ trong xóm;
Tốt bụng: Giữa lúc đói khát anh vẫn sẵn lòng mời trầu, đãi bánh người xa lạ…
- Tâm trạng khi có vợ: Lúc đầu Chợn…; sau bằng lòng-chặc kệ…
- Khát khao, có ý thức xây dựng hạnh phúc:
+ “Nói đùa chứ ……cùng về”-> ẩn chứa niềm khát khao hạnh phúc;
+ “Nhà cửa, sân vườn……gọn gàng”
+ “Cái ang nước…, … hót sạch
- Luôn(nghĩ đến) hướng đến tương lai
=> Người lao động nghèo khổ, nhưng vẫn vui vẻ và có khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc. Đồng thời Tràng cảm thấy yêu thương và gắn bó-có trách nhiệm với gia đình. Vẫn hướng đến sự đổi thay cho dù đó vẫn còn trong ý nghĩ.
GỢI Ý ÔN TẬP
Bài 2: VỢ NHẶT (Kim Lân)
Sile1
NGỮ VĂN 12 - KII
2. Nhân vật “người vợ nhặt”
Hoàn cảnh: Không nhà cửa, gđình, Làm thuê làm mướn, đói khát,…;
b. Số phận: Không tên, Ngoại hình xấu xí;
Tội nghiệp, nhỏ nhoi, đáng thương; là nạn nhân của XH lúc bấy giờ.
c. Phẩm chất:
- Trước khi làm vợ: Đanh đá, đáo để; mất sĩ diện…(do XH đưa đẩy…);
- Khi là vợ: E thẹn, dịu dàng đúng mực; Đảm đang, chăm chỉ; Có khát vọng sống, khát khát vọng hạnh phúc gia đình,…
=> Góp phần tô đậm hiện thực nạn đói và đặc biệt là giá trị nhân đạo của tác phẩm(dù trong hoàn cảnh nào, người phụ nữ vẫn khát khao một mái ấm gia đình hạnh phúc).
GỢI Ý ÔN TẬP
Bài 2: VỢ NHẶT (Kim Lân)
Sile1
NGỮ VĂN 12 - KII
3. Nhân vật bà cụ Tứ
Một bà mẹ nghèo khổ già nua, ốm yếu, lưng còng vì tuổi tác…
Tâm trạng:
+ Ngạc nhiên: không rõ cô gái ấy là ai mà……….?
+ Vui buồn lẫn lộn: Vui(con mình có vợ…)-Buồn (không lễ cưới, đám tiệc…);
+ Lo lắng: Lo cho cuộc sống của tụi nó không biết có nuôi nỗi nhau qua tao đoạn (đói khổ, chết chóc…) này không?...
+ Hi vọng: Suy nghĩ-(luôn tìm cách) hướng đến cuộc sống tốt đẹp ngày mai.
=> Là một người mẹ có tấm lòng nhân hậu, bao dung, đầy hi sinh, tiêu biểu của người mẹ nghèo VN.
III. Nghệ thuật:
-Cách kể chuyện tự nhiên, lôi cuốn, hấp dẫn.
-Nghệ thuật tạo tình huống đầy tính sáng tạo.
-Dựng cảnh chân thật, gây ấn tượng: cảnh chết đói, cảnh bữa cơm ngày đói,…
-Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế nhưng bộc lộ tự nhiên, chân thật.
-Ngôn ngữ bình dị, tự nhiên
GỢI Ý ÔN TẬP
Bài 2: VỢ NHẶT (Kim Lân)
Sile1
NGỮ VĂN 12 - KII
Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945 và khẳng định: ngay trên bờ vực của cái chết, con người vẫn hướng về sự sống, tin tưởng ở tương lai, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu, đùm bọc lẫn nhau
IV. Ý nghĩa văn bản
Tóm lại: Ba nhân vật có niềm khát khao sống và hạnh phúc, niềm tin, hy vọng vào tương lai tươi sáng ở cả những thời khắc khó khăn nhất, ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết. Qua các nhân vật, nhà văn muốn thể hiện tư tưởng: “dù kề bên cái đói, cái chết, người ta vẫn khát khao hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hy vọng ở tương lai”.
V. Bài tập:
Giá trị hiện thực, Giá trị nhân đạo của TP là đâu?
2. Xem lại tất cả những đề luyện tập đã học ở các tiết tăng tiết
GỢI Ý ÔN TẬP
Bài 2: VỢ NHẶT (Kim Lân)
Tham khảo thêm về Vợ nhặt. Nhấn chuột đây
Sile1
NGỮ VĂN 12 - KII
Bài 3: RỪNG XÀ NU (Nguyễn Trung Thành)
GỢI Ý ÔN TẬP
I. Một số vấn đề chung
1. Về tác giả :
-Tên: Nguyễn Trung Thành(1932)
- Bút danh: Nguyên Ngọc, tên khai sinh Ng Văn Báu
- Quê: Thăng Bình-Quảng Nam
- Những nét chính về Cđời và hoạt động: Sgk
Nhà văn gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên, có vốn hiểu biết về đất nước – con người Tây Nguyên rất phong phú.
- Đặc điểm sáng tác : Đậm tính sử thi -phản ánh những nhân vật anh hùng tiêu biểu cho cộng đồng, những vấn đề lớn của cộng đồng
2. Về TP (Xuất xứ):Truyện ngắn Rừng xà nu được viết năm 1965; đăng trên tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung bộ (số 2 – 1965), sau đó được in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc.
3. HCRĐ: Mùa hè năm 1965, đế quốc Mỹ đổ quân ào ạt đánh phá miền Nam. Quân và dân ta bắt đầu cuộc chiến đấu mới vô cùng gay go và ác liệt. Nguyễn Trung Thành viết Rừng xà nu như một biểu tượng cho tinh thần bất khuất, kiên cường của đồng bào Tây Nguyên, của dân tộc Việt Nam.
Sile1
NGỮ VĂN 12 - KII
GỢI Ý ÔN TẬP
4. Ý nghĩa nhan đề: Tựa đề Rừng xà nu là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của nhà văn. RXN với sức sống mãnh liệt, bất chấp bom đạn tàn phá mỗi ngày là một hình ảnh mang tính biểu tượng cho con người Tây Nguyên anh hùng, cụ thể là dân làng Xô Man với những người con ưu tú: cụ Mết, Tnú, Dít, Heng...
- Rừng xà nu là hình ảnh gắn bó máu thịt của tác giả với những kỷ niệm sâu sắc trong cuộc đời chiến đấu và viết văn tại chiến trường Tây Nguyên.
- Bức tranh thiên nhiên rừng xà nu bạt ngàn vừa tạo không khí Tây Nguyên vừa đậm chất sử thi.
II. Tóm tắt ND
Truyện kể về cuộc đời đau thương, bất hạnh và sự vùng dậy của Tnú, của dân làng Xô man trong những năm chống Mỹ. Tnú được cách mạng dạy chữ, giác ngộ. Tnú trở thành người lãnh đạo dân làng đứng lên chiến đấu. Bọn giặc kéo đến đàn áp khủng bố, bắt Mai- vợ Tnú và đứa con vừa một tháng tuổi của anh với âm mưu bắt người lãnh đạo là Tnú. Chứng kiến cảnh vợ con bị đánh đập dã man, Tnú đã nhảy xổ vào cứu nhưng không được. Anh bị giặc bắt, chúng dùng nhựa xà nu tẩm mười đầu ngón tay của anh và đốt. Căm thù tột độ cả làng Xô man dưới sự lãnh đạo của cụ Mết đã đứng lên giải cứu Tnú và tiêu diệt lũ ác ôn. Tnú tham gia lực lượng, ba năm sau anh về thăm làng. Đêm đó, dân làng tập hợp ở nhà ưng và nghe cụ Mết kể về cuộc đời Tnú. Sáng mai anh lại phải trở về đơn vị.
Sile1
NGỮ VĂN 12 - KII
GỢI Ý ÔN TẬP
III. Tìm hiểu ND
1. Hình tượng cây xà nu- Rừng xà nu
Hình tượng cây xà nu mở đầu và khép lại , xuyên suốt toàn bộ tác phẩm vừa mang ý nghĩa hiện thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng.
- Ý nghĩa tả thực: Viết về cây xà nu-một loại cây tiêu biểu của rừng núi Tây Nguyên và gần gủi với dân làng Xôman .
- Ý nghĩa tượng trưng: biểu tượng cho con người và núi rừng Tây Nguyên (Những đau thương mất mát, những đặc tính tốt đẹp của cây rừng xà nu … là hiện thân cho sự đau thương và cũng vẻ đẹp, sự khát khao và sự bất diệt của đồng bào Tây Nguyên ).
2. Hình tượng nhân vật Tnú
a. Hoàn cảnh:
- Mồ côi cha mẹ, cuộc sống nghèo khó
- Được dân làng Xôman nuôi dưỡng.
Bài 3: RỪNG XÀ NU (Nguyễn Trung Thành)
Sile1
NGỮ VĂN 12 - KII
GỢI Ý ÔN TẬP
b. Phẩm chất
- Dũng cảm, gan dạ ,mưu trí, bất khuất.
- Tính kỉ luật cao, trung thành với cách mạng:
- Giàu lòng yêu thương:
- Căm thù giặc
Như vậy Tnú có nỗi đau rất lớn cả về thể xác lẫn tinh thần -> căm thù giặc
-> phẩm chất của người anh hùng.
->Chân lí “Chúng nó đã cầm súng , mình phải cầm giáo”
Tóm lại : Cuộc đời bi tráng và con đường đến với CM của Tnú điển hình cho con đường đến với CM của dân tộc Tay Nguyên; và góp phần làm rõ thêm chân lí thời đại: “Phải dùng lực lượng CM để tiêu diệt bạo lực phản CM; đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để giải phóng”
3. Mối quan hệ giữa Tnu và Rừng xà nu:
Hình tượng rừng xà nu và Tnú có mối quan hệ khắng khít, bổ sung cho nhau: Rừng xà nu chỉ giữ được màu xanh bất diệt khi có những con người biết hy sinh như Tnú; sự hy sinh của những con người như Tnú góp phần làm cho những cánh rừng mãi mãi xanh tươi
Bài 3: RỪNG XÀ NU (Nguyễn Trung Thành)
Sile1
4. Những nhân vật khác: Cụ Mết, Dít, Heng (xem lại tiết học phụ đạo)
NGỮ VĂN 12 - KII
GỢI Ý ÔN TẬP
IV. Nghệ thuật:
- Không khí đậm chất Tây Nguyên;
- Xây dựng được những nhân vật có nét cá tính sống động;
- Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn;
- Cách miêu tả đan xen giữa hiện tại và quá khứ;
- Khắc họa thành công hình tượng cây xà nu.
Ngợi ca tinh thần bất khuất, sức mạnh quật khởi của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói riêng, đất nước, con người Việt Nam nói chung trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và khẳng định chân lí của thời đại: để giữ gìn sự sống của đất nước và nhân dân, không có cách nào khác là phải cùng nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù.
V. Ý nghĩa văn bản
VI. Chủ đề TP:
Phẩm đã tái hiện lại thời kì lịch sử đen tối ở Tây Nguyên, nỗi đau của cá nhân và mất mát lớn lao của buôn làng đã khiến Tnú và buôn làng đồng khởi.
VII. Lưu ý: Ghi nhớ các đề bài viết ở tiết tăng tiết đã học!
Bài 3: RỪNG XÀ NU (Nguyễn Trung Thành)
Tham khảo thêm về Rừng xà nu. Bấm ngay
Sile1
NGỮ VĂN 12 - KII
GỢI Ý ÔN TẬP
Bài 4 : NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH (Nguyễn Thi)
I. Một số vấn đề chung
1. Tác giả:
- Nguyễn Thi (1928- 1968), bút danh khác là Nguyễn Ngọc Tấn.
- Tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Ca,
- Quê: Hải Hậu - Nam Định.
- Gắn bó sâu sắc với nhân dân Nam Bộ, là nhà văn của nhân dân Nam Bộ thời kỳ chống Mỹ
2. Phong cách-Nghệ thuật sáng tác:
- Nhân vật thường là người nông dân Nam Bộ với những nét tính cách tiêu biểu; phân tích tâm lí sắc sảo;
- Văn Nguyễn Thi giàu chất hiện thực nhưng cũng vừa đằm thắm trữ tình; ngôn ngữ phong phú, góc cạnh,…
3. HCRĐ "Những đứa con trong gia đình".
- Truyện ngắn xuất sắc - ra đời trong thời kỳ ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ
Sile1
NGỮ VĂN 12 - KII
GỢI Ý ÔN TẬP
II. Tóm tắt ND
Chuyện kể về một gia đình nông dân nam bộ có hai chị em Chiến và Việt - những đứa con trong gia đình chịu nhiều mất mát, đau thương: cha bị Pháp chặt đầu hồi chín năm, mẹ vừa bị đại bác Mĩ bắn chết. Khi hai chị em Chiến – Việt trưởng thành, cả hai đều giành nhau tòng quân. Nhờ sự đồng tình của chú Năm, cả hai đều được nhập ngũ và ra trận.
Trong trận đánh ác liệt tại một khu rừng cao su, Việt diệt được một xe bọc thép Mĩ và sáu tên Mĩ lẻ nhưng anh cũng bị thương nặng, lạc đồng đội, một mình nằm lại chiến trường khi còn ngổn ngang dấu vết của đạn bom và chết chóc. Việt ngất đi, tỉnh lại nhiều lần. Mỗi lần tỉnh lại, Việt hồi tưởng về gia đình, về những người thân yêu như mẹ, Chú Năm, chị Chiến…
(Đoạn trích) Lần tỉnh dậy thứ tư của Việt trong đêm thứ hai. Tuy mắt không nhìn thấy gì, tay chân đau buốt, tê cứng nhưng Việt vẫn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và cố gắng từng tí một lê về phía có tiếng súng của quân ta vì phía đó “là sự sống”. (còn tiếp…)
Bài 4 : NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH (Nguyễn Thi)
Sile1
NGỮ VĂN 12 - KII
GỢI Ý ÔN TẬP
(tóm tắt tiếp theo) Việt hồi tưởng lại những sự việc xảy ra từ sau ngày má mất. Cả hai chị em đều háo hức tòng quân, nhưng Chị Chiến nhất định giành đi trước vì cho rằng Việt chưa đủ 18 tuổi. Đến đêm mít tin, Việt nhanh nhảu ghi tên mình trước. Chị Chiến chậm chân và “bật mí” chuyện Việt chưa đầy 18 tuổi. Nhờ chú Năm đứng ra xin giúp, Việt mới được tòng quân. Đêm hôm ấy, chị Chiến bàn bạc với Việt về mọi việc trong nhà. Việt răm rắp chấp nhận mọi sự sắp đặt của chị Chiến, vì Việt thấy chị Chiến nói giống má quá chừng.
Sáng hôm sau, hai chị em khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm. Việt cảm thấy lòng mình “thương chị lạ”.
Sau ba ngày đêm, đơn vị đã tìm thấy Việt. Anh được đưa về điều trị tại một bệnh viện dã chiến; sức khoẻ hồi phục dần. Anh Tánh giục Việt viết thư cho chị kể lại chiến công của mình. Việt rất nhớ chị, muốn viết thư nhưng không biết viết như thế nào vì Việt cảm thấy chiến công của mình chưa thấm gì so với thành tích của đơn vị và mong ước của má.
Bài 4 : NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH (Nguyễn Thi)
Sile1
NGỮ VĂN 12 - KII
GỢI Ý ÔN TẬP
III. Tìm hiểu ND:
1. Nhân vật Việt
- Xuất thân:Trong gđ nông dân nam bộ, có tryền thống yêu nước,…
- Tính tình hồn nhiên, trẻ con
+ Luôn giữ trong mình cái ná thun, cho tới khi đã vào bộ đội
+ Bị thương rất nặng tới lần 2 "trong bóng đêm vắng lặng và lạnh lẽo", Việt không sợ chết mà lại sợ ma và bóng đêm.
+ Yêu chị nhưng hay tranh giành với chị.
+ Rất yêu quý đồng đội nhưng không nói thật là mình có chị, sợ mất chị, phải giấu chị.
- Có tình thương yêu gia đình sâu đậm:
+ Tình cảm chi em, đối với linh hồn má, với chú Năm.
+ Hình ảnh cha mẹ thân yêu luôn chập chờn trong hồi ức khi bị thương.
- Tính chất anh hùng, tinh thần chiến đấu dũng cảm:
+ Luôn ý thức phải sống và chiến đấu để trả thù nhà, đền nợ nước xứng đáng với truyền thống gia đình.
+ Can đảm chịu đựng khi bị thương.
+ Luôn sẵn sàng chiến đấu dù đang bị kiệt sức.
Một con sóng vươn xa nhất-là “khúc sông” trong “dòng sông truyền thống gđình”, người tiêu biểu cho tinh thần chiến đấu, sẵn sàng hi sinh cho quê hương ĐN.
Bài 4 : NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH (Nguyễn Thi)
Sile1
Việt
NGỮ VĂN 12 - KII
GỢI Ý ÔN TẬP
1. Nhân vật Chiến:
a. Xuất thân:
b. Con người
+ Giống mẹ:Lời nói,vóc dáng…;
+ Đức tính: gan góc, đảm đang
c. Phẩm chất
Tính cách vừa trẻ con:
+ tranh công bắt ếch; tranh đi tòng quân; tranh công bắt tàu giặc…
- Vừa người lớn- ý thức là chị:
+ thương em; lo cho em, nhường nhịn em, lo công việc gđ,…
- Giàu tình thương yêu,
- Tinh thần chiến đấu căm thù giặc
 Vừa hồn nhiên, vô tư ở tuổi mới lớn;
Vừa biết kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dân tộc-tinh thần chiến đấu.
Tóm lại: Mỗi con người trong gia đình là một khúc sông trong “dòng sông truyền thống”. Mỗi khúc sông có một đặc điểm riêng nhưng họ luôn hướng về và phát huy hơn truyền thống gia đình-dtộc; Chiến Việt là thế hệ nối tiếp(Chú Năm , má…)
Bài 4 : NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH (Nguyễn Thi)
Sile1
NGỮ VĂN 12 - KII
GỢI Ý ÔN TẬP
- Truyện kể theo dòng nội tâm nhân vật (khi liền mạch, khi gián đoạn);
- Ngôn ngữ mang đậm chất Nam Bộ;
- Phát huy tối đa ngôn ngữ độc thoại nội tâm.
 Tài năng Nguyễn Thi trong nghệ thuật kể chuyện
IV. Nghệ thuật
V. Ý nghĩa văn bản
Qua câu chuyện về những con người trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung với quê hương, với cách mạng, nhà văn khẳng định: sự hòa quyện giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người VN trong cuộc kh/chiến chống Mĩ cứu nước.
VI. Lưu ý: Ghi nhớ các đề bài viết luyện tập ở các tiết tăng tiết đã học!
Bài 4 : NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH (Nguyễn Thi)
Tham khảo thêm về Những đứa con trong ga đình. Vào đây
Sile1
NGỮ VĂN 12 - KII
GỢI Ý ÔN TẬP
Bài 5: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA (Nguyễn Minh Châu)
I. Một số vấn đề chung
1. Tác giả:
Nguyễn Minh Châu (1930-1989);
-Quê: huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. 
-Hoạt động: Đầu năm 1950, ông gia nhập quân đội. Từ năm 1952 đến 1958 ông công tác và chiến đấu tại sư đoàn 320. Năm 1962 ông về Phòng văn nghệ quân đội, sau chuyển sang tạp chí văn nghệ quân đội.
-Năm 2000, ông được tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật
2. P/cách sáng tác:
-Trước 1975 là ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn;
-Đầu thập kỉ 80(Tk XX) chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh.
(Thuộc trong số những “người mở đường tinh anh và tài năng”(Nguyên Ngọc) nhất của văn học VN thời hiện đại)
3.Tác phẩm CTNX:
Tiêu biểu cho xu hướng chung của VH VN thời kì đổi mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người trong c/sống đời thường
Sile1
NGỮ VĂN 12 - KII
GỢI Ý ÔN TẬP
Nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa” là một ẩn dụ về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật.
Đó là chiếc thuyền có thật trong cuộc đời, là không gian sinh sống của gia đình người đàn bà làng chài. Ở đó, ngoài vợ chồng họ còn cả một đàn con. Cuộc sống khó khăn, đói kém … làm con người thay đổi tâm tính. (Trước đây, anh là một người hiền lành nhưng do cuộc sống cùng quẫn làm cho người chồng trở lên cục cằn thô lỗ, biến vợ thành đối tượng của những trận đòn. Những cảnh tượng đó, thân phận đó nếu nhìn từ xa sẽ không phát hiện được.
- Đó là sự cô độc của con thuyền nghệ thuật trên đại dương cuộc sống, đơn độc của con người trong cuộc đời. Chính sự thiếu gần gũi, chia sẻ ấy là nguyên nhân sự bế tắc và lầm lạc. Ngoài xa trong sương sớm – Chiếc thuyền là một vẻ đẹp toàn mĩ, là biểu tượng của sự toàn bích mà chiêm ngưỡng nó, anh thấy tâm hồn mình trong ngần. Nhưng khi chiếc thuyền đâm thẳng vào bờ, chứng kiến cảnh đánh đập vợ của người đàn ông kia, anh nhận ra rằng cái đẹp “ngoài xa” cũng ẩn chứa nhiều ngang trái và nghịch lí. Nếu không lại gần anh chẳng thể phát hiện ra. Xa và gần, bên ngoài và sâu thẳm … đó cũng là cách nhìn, tiếp cận nghệ thuật chân chính, là mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời.
4. Ý nghĩa nhan đề
Bài 5: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA (Nguyễn Minh Châu)
Sile1
NGỮ VĂN 12 - KII
GỢI Ý ÔN TẬP
II. Tóm tắt ND
(C1). Theo yêu cầu của trưởng phòng, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đến một vùng ven biển miền Trung (cũng là nơi anh từng chiến đấu) để chụp một tấm ảnh cho cuốn lịch năm sau. Sau nhiều ngày “phục kích”, người nghệ sĩ đã phát hiện và chụp được “một cảnh đắt trời cho” – đó là cảnh một chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong biển sớm mờ sương. Phùng rất lấy làm đắc ý.
Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, anh đã ngạc nhiên đến sững sờ khi chứng kiến từ chính chiếc thuyền đó cảnh người chồng vũ phu đánh đập vợ một cách dã man, đứa con vì muốn bảo vệ mẹ đã đánh trả lại cha mình. Phùng hết sức ngạc nhiên và bức xúc.
Những ngày sau, cảnh tượng đó lại tiếp diễn và lần này người nghệ sĩ đã ra tay can thiệp . . . Theo lời mời của chánh án Đẩu (một người đồng đội cũ của Phùng) người đàn bà hàng chài đã đến toà án huyện. Tại đây, người đàn bà ấy đã từ chối sự giúp đỡ của Đẩu và Phùng, nhất quyết không bỏ lão chồng vũ phu. Chị đã kể câu chuyện về cuộc đời mình và đó cũng là lí do giải thích cho sự từ chối trên. Rời vùng biển với khá nhiều ảnh, người nghệ sĩ đã có một tấm được chọn vào bộ lịch “tĩnh vật hoàn toàn” về “thuyền và biển” năm ấy. Tuy nhiên, mỗi lần đứng trước tấm ảnh, người nghệ sĩ đều thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai và nếu nhìn lâu hơn bao giờ anh cũng thấy hình ảnh người đàn bà nghèo khổ, lam lũ bước ra từ tấm ảnh.
Bài 5: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA (Nguyễn Minh Châu)
Sile1
NGỮ VĂN 12 - KII
GỢI Ý ÔN TẬP
(C2): Theo các ý:
- Phùng là một nghệ sĩ, anh đến ven biển miền Trung - nơi anh đã từng chiến đấu để chụp ảnh lịch. Sau nhiều ngày anh đã chụp được một “ cảnh đắt trời cho”: cảnh một chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong biển sớm mờ sương.
- Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, anh hết sức ngạc nhiên: Từ chính trong chiếc thuyền, một gã đàn ông vũ phu đã đánh đập người vợ hết sức dã man, đứa con trai xông vào đánh lại bố.
- Đẩu, bạn chiến đấu của Phùng, nay là Chánh án tòa án huyện và Phùng khuyên người đàn bà bỏ người chồng vũ phu độc ác đó.
- Nhưng bất ngờ, người phụ nữ đã từ chối lời khuyên cùng giải pháp của Đẩu và Phùng, nhất quyết không bỏ lão chồng vũ phu.
Nhận thức mới bừng sáng trong Đẩu và Phùng sau câu chuyện.
Cách nhìn bức ảnh “ chiếc thuyền ngoài xa” của Phùng sau chuyến công tác.
Bài 5: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA (Nguyễn Minh Châu)
Sile1
NGỮ VĂN 12 - KII
GỢI Ý ÔN TẬP
III. Tìm hiểu ND
1. Hai phát hiện hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh:
a - Một “Cảnh đắt trời cho” (khi nhìn từ xa)
- Cảnh “chiếc thuyền lưới vó ẩn hiện trong biển sớm mờ sương có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào” cảnh đẹp diệu kì-hiếm có mà người nghệ sĩ “chộp”được.
- Cảm nhận của người nghệ sĩ về cảnh ấy:
+“như một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”
+ “một vẻ đẹp đơn giản và toàn bích”
- Cảm xúc của người nghệ sĩ trước cảnh ấy:
+ “bối rối”;
+ “trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”
+ “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”
 Khung cảnh đã chứa đựng “chân lí của sự hoàn thiện”-làm dấy lên trong người nghệ sĩ(Phùng) những cảm xúc thẫm mĩ-khiến tâm hồn như được gột rửa, thanh lọc.
Tóm lại, trong trường hợp này cái đẹp đã có tác dụng thanh lọc tâm hồn con người-cái đẹp chính là đạo đức ( là chiêm nghiệm của người nghệ sĩ)
Bài 5: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA (Nguyễn Minh Châu)
Sile1
NGỮ VĂN 12 - KII
GỢI Ý ÔN TẬP
b. Một cảnh tượng phi thẫm mĩ, phi nhân tính:
- Phi thẫm mĩ:
+ Một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi, cam chịu.
+ Một gã đàn ông thô kệch, dữ dằn,
- Phi nhân tính:
+ Cảnh gã chồng đánh vợ thô bạo;
+ Cảnh đứa con vì thương mẹ nên đánh cha..
- Thái độ người nghệ sĩ: kinh ngạc, không tin vào mắt mình
+ “như trong câu chuyện cổ tích đầy quái đản”
+ “không thể chịu được, không thể chịu được”
Tạo ra cảm xúc ngỡ ngàng, bất bình trước hiện thực
* Thông điệp của T/giả qua hai phát hiện:
- Cuộc đời vốn chứa đựng nhiều điều phức tạp, đầy mâu thuẫn và nghịch lý;
- Không thể đánh giá con người, c/sống một cách đơn giản mà phải đi sâu phát hiện bản chất bên trong-có cái nhìn đa chiều;
- Nghệ thuật chân chính luôn gắn với c/đời, vì c/đời.
Bài 5: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA (Nguyễn Minh Châu)
Sile1
Sile1
NGỮ VĂN 12 - KII
GỢI Ý ÔN TẬP
2. Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện:
a. Cuộc đời và số phận: Cực khổ, éo le, đầy cay nghiệt và bất hạnh;…
b. Thái độ sống: Cam chịu, nhẫn nhục;
c. Ở tòa án:
- Cử chỉ: e dè, sợ sệt (ban đầu);
- Lí luận sắc sảo và sâu sắc (sau đó-khi kể về cđời mình)
+ Không chịu bỏ chồng, vì:
. Chỗ dựa khi phong ba;
. Cùng làm ăn nuôi nấng con cái;
. Cũng có lúc hạnh phúc và hòa thuận…
-> rất sâu sắc và thấu hiểu lẻ đời -> sự cam chịu không phải là nông nỗi và vô lí, mà chính là sự hi sinh và lòng vị tha…-> Phẩm chất- một vẻ đẹp khuất lấp
- Phản ứng của Đẩu, Phùng (sau khi nghe câu chuyện…):
+ làm Đẩu vở lẻ ra một điều gì…
+ câu chuyện giúp Phùng hiểu về con người (đàn bà), cđời…
-> Từ không hiểu đến hiểu ra…
Thông điệp của T/g: Cuộc đời vốn không đơn giản, phải đánh giá sự vật hiện tượng, con người, cuộc sống trong các mối quan hệ đa chiều; Phải sống, thâm nhập rồi hãy kết luận.
Bài 5: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA (Nguyễn Minh Châu)
NGỮ VĂN 12 - KII
GỢI Ý ÔN TẬP
- Tác phẩm hoàn chỉnh, nhưng có ý nghĩa chiêm nghiệm;
- “màu hồng hồng của ánh sương mai ”: là chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của c/đời, là biểu tượng của nghệ thuật’;
- “người đàn bà bước ra từ tấm ảnh”: hiện thân của những khốn khổ lam lũ – là sự thật cuộc đời.
=> Ý nghĩa: nghệ thuật chân chính không thể tách rời, thoát li c/sống. Nghệ thuật chính là c/đời và vì c/đời.
3. Tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy” :
4. Các nhân vật khác: Đẩu, Phùng (Xem thêm các tiết – bài tập phụ đạo)
a. Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng:
- Vốn là nghệ sĩ, chiến sĩ, nhạy cảm với cái đẹp và ghét áp bức bất công.
- Chưa hiểu hết những phức tạp của cuộc đời, của con người: “không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được”, vỡ lẽ nhiều điều, hiểu hơn về con người, cuộc đời.
=> Thời đại mới đòi hỏi người nghệ sĩ cần có cái nhìn mới đa chiều về cuộc sống, con người.
b. Chánh án Đẩu:
- Máy móc, định kiến.
- Thay đổi cái nhìn, hiểu hơn về con người, cuộc đời “Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu”.
Bài 5: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA (Nguyễn Minh Châu)
Sile1
NGỮ VĂN 12 - KII
- Tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về cuộc sống;
- Cách kể chuyện gần gũi, thuyết phục;
Ngôn ngữ sinh động …
- Lời văn giản dị mà sâu sắc, đa nghĩa.
IV. Nghệ thuật
- Thể hiện những chiêm nghiệm của tác giả về nghệ thuật và cuộc đời: nghệ thuật chân chhính phải gắn với cđời, vì cuộc đời;
- Người nghệ sĩ phải nhìn c/sống một cách đa chiều, toàn diện và sâu sắc;
- TP báo động về nạn bạo lực gia đình và hậu quả của nó.
 TP đặt ra nhiều vấn đề mang tính thời sự và có giá trị mọi thời, mọi người.
V. Ý nghĩa và chủ đề tư tưởng của TP
Thể hiện những chiệm nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật và cuộc đời: nghệ thuật chân chính phải luôn luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời; người nghệ sĩ cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách toàn diện, sâu sắc. tác phẩm cũng rung lên hồi chuông báo động về tình trạng bạo lực gia đình và hậu quả khôn lường của nó.
VI. Ý nghĩa văn bản:
GỢI Ý ÔN TẬP
Bài 5: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA (Nguyễn Minh Châu)
Tham khảo thêm về Chiếc thuyền ngoài xa. Xin mời
Sile1
NGỮ VĂN 12 - KII
GỢI Ý ÔN TẬP
NGỮ VĂN 12 - KII
GỢI Ý ÔN TẬP NHANH
NGỮ VĂN 12 - KII
GỢI Ý ÔN TẬP NHANH
NGỮ VĂN 12 - KII
GỢI Ý ÔN TẬP NHANH
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hà Duy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)