Tuần 34. Ôn tập phần Tiếng Việt
Chia sẻ bởi Đinh Cục Vàng |
Ngày 10/05/2019 |
59
Chia sẻ tài liệu: Tuần 34. Ôn tập phần Tiếng Việt thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Mục tiêu
Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức về tiếng Việt đã học từ đầu năm.
Có kỹ năng thực hành tiếng Việt ở những vấn đề được đề cập đến trong chương trình ngữ văn lớp 11.
Nội dung.
Ôn tập về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
Ôn tập về ngữ cảnh
Ôn tập về các thành phần nghĩa của câu
Ôn tập về đặc điểm loại hình của tiếng Việt
Ôn tập về phong cách ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ chính luận
1.Về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
Câu 1:
- Trong bài thơ “Thương vợ” Tú Xương đã sử dụng nhiều yếu tố chung và qui tắc chung của ngôn ngữ toàn dân như:
+ Các từ trong bài thơ đều thuộc ngôn ngữ chung
+ Các thành ngữ của ngôn ngữ chung: một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa.
+ Các quy tắc kết hợp từ ngữ
Phần cá nhân trong lời nói thể hiện ở:
+ Sự lựa chọn từ ngữ
+ Sự sắp xếp trật tự từ ngữ
Câu 2
2. Về ngữ cảnh
Câu 3:
Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu được sáng tác trong bối cảnh trân tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuéc đêm 14/12/1861. trong trận đó có nhiều nghĩa sĩ hi sinh. Các nghĩa sĩ giết tên quan hai Pháp và một số lính thuộc địa của chúng làm chủ đồn hai ngày rồi bị phản công, thất bại
- Vì thế trong bài văn tế có những chi tiết chịu sự chi phối của ngữ cảnh:
+ Gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ
+ Kẻ đâm ngang, người chém ngược,làm cho mã tà ma ní hồn kinh phách lạc; bọn hè trước, lũ ó sau trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ.
+ Đoái sông Cần Giuộc,cỏ cây mấy dặm sầu giăng; nhìn chợ Trường Bình già trẻ hai hàng luỵ nhỏ.
Câu hỏi 4:
Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội được nội dung, ý nghĩa của lời nói.
Câu 5
Trong lời bác Siêu, câu thứ hai có hai thành phần nghĩa
+ Nghĩa sự việc do các thành phần chính biểu hiện “ họ không phải đi gọi”
+ Nghĩa tình thái biểu hiện ở hai từ: Từ “đâu” thể hiện ý phân trần, bác bỏ ý nghĩ (mong muốn) của chị Tý rằng họ sẽ ở trong huyện ra; Từ “dễ” thể hiện sự phỏng đoán chưa chắc chắn về sự việc (tương đương với từ “có lẽ” )
3. Về các thành phần nghĩa của câu
- Ứng với sự việc mà câu đề cập
- Sự việc có thể là hành động, trạng thái, quá trình, tư thế, sự tồn tại, quan hệ…
- Do các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ, thành phần phụ khác của câu biểu hiện
- Thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá, thái độ của người nói đối với sự việc
- Có thể biểu hiện riêng nhờ các từ ngữ tình thái
- Thể hiện thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe
Câu 6:
4. Về đặc điểm loại hình của tiếng việt
Câu 7
Đơn vị ngữ pháp cơ sở là tiếng. Mỗi tiếng về ngữ âm là một âm tiết, còn về mặt sử dụng thì có thể là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ.
- Về mặt ngữ âm tiếng là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất, rất dễ nhận biết trong ngữ lưu, trong khi đọc,chúng được ngăn cách bởi những khoảng ngắt hơi ngắn, trên văn bản chúng có một khoảng cách nhất định
-Nhà/ máy/ của/ chúng/ tôi/ đã/ hoàn/ thành/ kế hoạch/ trước/hai/ tháng/.(Câu trên có 15 tiếng)
-Từ nhà máy do hai tiếng nhà và máy tạo nên. Từ chúng tôi do hai tiếng chúng và tôi tạo nên.
Về mặt ngữ nghĩa, tiếng là một yếu tố cấu tạo từ (hình tiết, hình vị) tức là một đơn vị ý nghĩa nhỏ nhất (trùng với hình vị)
Về mặt sử dụng tiếng có thể là một đơn từ (từ đơn được cấu tạo theo phương thức từ hoá hình vị: Tác đọng vào một hình vị để hình vị mang đầy đủ ngững đặc điểm về ý nghĩa và ngữ pháp của một từ mà không cần thêm bớt gì vào hình thức ngữ âm của nó
-Trăng đã lên. (ba tiếng, ba âm tiết, ba từ đơn
-Nó đánh tôi, nhưng tôi không đánh nó
2. Từ không biến đổi hình thái: Trong bẫt cứ tình huống nào, ngữ cảnh nào và đảm nhiệm bất cứ chức vụ ngữ pháp gì thì từ cũng bất biến về hình thái.
3. Ý nghĩa ngữ pháp được biểu hiện nhờ trật tự và hư từ: Do từ không biến đổi về hình thái nên vai trò của từ và hư từ là đặc biệt quan trọng. Nhiều trường hợp chỉ cần thay đổi trật tự từ hoặc bỏ quan hệ từ là ý nghĩa của câu đã thay đổi.
- Gà mẹ lang thang trong vườn. Gà của mẹ lang thang trong vườn
- Nam đi tìm Bắc và gặp Đông. Nam gặp Đông và đi tìm Bắc
Củng cố dăn dò
1.Cái riêng trong lời nói cá nhân được biểu hiện ở phương diện nào?
A.Giọng nói và vốn từ cá nhân.
B.việc vận dụng linh hoạt và sáng tạo các quy tắc chung, phương thức chung.
C. Sự chuyển đổi ,sáng tạo khi sử dụng những từ ngữ chung,quen thuộc.
D.việc tạo ra từ mới.
E.cả A,B,C,D.
2. Câu sau đây biểu hiện nghĩa sự việc nào?
“Người ngồi đấy, đầu đã điểm hoa râm,râu đã ngả màu”
(Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
A. Hành động
B. Trạng thái, tính chất, đặc điểm
C. Quá trình
D. Quan hệ
Bài tập về nhà.
Hoàn thành câu hỏi 8 (SGK- Tr 121) và ôn tập tốt, làm đề cương để kiểm tra học kỳ II
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đinh Cục Vàng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)