Tuần 33. Tóm tắt văn bản nghị luận

Chia sẻ bởi Mai Thi Doanh | Ngày 10/05/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Tuần 33. Tóm tắt văn bản nghị luận thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Tập thể lớp 11a1
Nhiệt liệt chào mừng
Các Thầy giáo, Cô giáo
Tiết 113 : Làm Văn
TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA (Trích)
____ Hoài Thanh ____
Tiếng mẹ đẻ - nguồn
giải phóng
các dân tộc
bị áp bức
Nguyễn An Ninh
BA CỐNG HIẾN VĨ ĐẠI CỦA CÁC MÁC
ĂNG-GHEN VÀ CÁC MÁC
Tiết 113: Làm Văn
TÓM TẮT
VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
Tiết 108: TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
1. Khái niệm
Tóm tắt là gì?
- Tóm tắt là viết hoặc kể lại một cách ngắn gọn, khách quan những nội dung chính của văn bản.
- Tóm tắt văn bản nghị luận là trình bày ngắn gọn nội dung của văn bản gốc, theo một mục đích đã địnhtrước

Thế nào là tóm tắt văn bản nghị luận?


Tiết 108: TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
1. Khái niệm
2. Mục đích,yêu cầu của tóm tắt văn bản nghị luận
Nêu mục đích,yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận?
Mục đích:
- Giúp người tóm tắt có những hiểu biết khái quát, chính xác, sâu sắc về văn bản gốc(Hiểu được bản chất của vấn đề)
Tích lũy được những tư liệu và kiến thức cần thiết.
Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu, tiếp nhận và tóm lược văn bản.
Học tập được cách tư duy và diễn đạt trong văn nghị luận

Phục vụ cho học tập và suy nghĩ trong thực tế.
2. Mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận
a. Mục đích
b. Yêu cầu
- Văn bản tóm tắt phải phản ánh trung thành tư tưởng,luận điểm văn bản gốc
Diễn đạt ngắn gọn, súc tích, trong sáng, mạch lạc.
3.Cách tóm tắt văn bản nghị luận.
a.Ngữ liệu: Về luân lý xã hội ở nước ta ( PCT)
CH1: Vấn đề nghị luận: luân lí xã hội

CH2:Mục đích:
Tác giả Phan Châu Trinh thể hiện dũng khí của người yêu nước đề cao tư tưởng đoàn thể vì sự tiến bộ,vạch trần thực trạng đen tối của xã hội, hướng về một ngày mai tươi sángcủa đất nước.
Em hãy cho biết vấn đề
nghị luận trong văn bản trên
là gì ?
Em hãy cho biết
mục đích bài viết của
Phan Châu Trinh ?
Luân lí xã hội
Ở Việt Nam chưa có luân lí xã hội.
Nguyên nhân của thực trạng trên là do sự suy đồi từ Vua đến quan, học trò và chính nhân dân
VN muốn tự do,độc lập phải có đoàn thể, phải truyền bá tư tưởng CNXH
Để đạt được mục đích trên tác giả đã trình bày những luận điểm nào ?

CH4:Em hãy tìm các luận cứ
làm sáng rõ luận điểm
trong bài viết ?
Bọn người xấu: mua quan bán tước
- Vua, quan phản động, thối nát
Thực trạng luân lí xã hội ở Việt Nam
Đối lập xã hội ở châu Âu va VN.
Phải xây dựng đoàn thể, truyền bá tư tưởng xã hội trong nhân dân
- Nhân dân không có ý thức đoàn thể
Em hãy cho biết các bước tóm tắt
văn bản nghị luận ?
- Bước1. Đọc,tìm hiểu kĩ nội dung,kết cấu văn bản cần tóm tắt.
- Bước2: Viết văn bản tóm tắt .
- Bước3: Kiểm tra và hoàn chỉnh văn bản tóm tắt.

3.Cách tóm tắt văn bản nghị luận.
Gồm 3 bước:
GHI NHỚ (SGK)
Câu hỏi củng cố
Câu 1:Trong các nội dung dưới đây, nội dung nào đúng khi xác định mục đích tóm tắt văn bản nghị luận?
A. Hiểu được bản chất của văn bản
Trung thành
Làm nguồn tài liệu sử dụng lâu dài
Cả A và C
Câu 2: Yêu cầu nào dưới đây là đúng nhất với việc tóm tắt văn bản nghị luận ?
A. Lược bỏ những yếu tố không quan trọng, nội dung tóm tắt ngắn gọn, diễn đạt trong sáng
B. Lược bỏ những yếu tố không quan trọng, lập dàn bài và trình bày nội dung theo ý hiểu của mình
C. Cả A và B đều đúng
D. Đảm bảo văn bản tóm tắt ngắn gọn, hàm súc, diễn đạt mạch lạc và làm nguồn tài liệu sử dụng lâu dài
III. LUYỆN TẬP

Sự đa dạng và thống nhất của In-đô-nê-xi-a
về địa hình,khí hậu,diện tích,đời sống con người,lịch sử,văn hóa.
b. Xuân Diệu là một con người giàu tài năng về: Thơ,văn xuôi, phê bình văn học.
Kiến trúc
Trang phục
Chân dung Xuân Diệu
Dựa vào nhan đề và phần mở đầu,xác định
định chủ đề nghị luận của hai văn bản

Bài tập 1:
Thăm mộ Xuân Diệu
Đường Xuân Diệu
II. Luyện tập.
Văn bản: Tóm tắt bài “Luân lí xã hội ở nước ta” - Phan Châu Trinh
- Luân lí xã hội ở nước ta tuyệt nhiên chưa có. Đó là vì người nước ta không biết cái nghĩa vụ loài người ăn ở với loài người, không biết cái nghĩa vụ của mỗi người trong nước đối với nhau, dẫn đến tình trạng ai sống chết mặc ai, người này không biết quan tâm đến người khác.
Đó là do thiếu ý thức đoàn thể, chưa biết giữ quyền lợi chung, chưa biết bênh vực nhau. Ý thức đoàn thể của dân ta xưa cũng đã có nhưng nay đã xa sút. Sở dĩ thiếu luân lí xã hội là do bọn vua quan chỉ biết quyền lợi ích kỷ của chúng, chỉ biết mua quan bán tước, dân càng nô lệ thì ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quí. Chúng chẳng qua là lũ ăn cướp có giấy phép.
Nay nước Việt Nam muốn được tự do, độc lập thì trước hết phải tuyên truyền XHCN, phải có đoàn thể lo công ích, mọi người lo cho quyền lợi của nhau.
Bài tập 1.
Văn bản tóm tắt trên so với văn bản gốc có đạt yêu cầu tóm tắt không ?
Em hãy tóm tắt văn bản trên thành 3 câu?
Văn bản tóm tắt trên so với văn bản gốc
có đạt yêu cầu tóm tắt không ?
Tóm tắt văn bản “Về luân lí xã hội ở nước ta” (Phan Châu Trinh) bằng 3 câu
Bài tập bổ sung
Luân lí xã hội nước ta chưa có nên dẫn đến tình trạng ai sống chết mặc ai, thiếu ý thức đoàn thể. Sở dĩ như vậy là do sự suy đồi từ vua đến quan, từ quan đến học trò và các viên chức lớn nhỏ. Nước Việt Nam muốn tự do độc lập thì phải xây dựng đoàn thể, đẩy mạnh truyền bá xã hội chủ nghĩa trong nhân dân.
Luân lí xã hội nước ta tuyệt nhiên chưa có, đó là do dân ta không biết đoàn thể,không trọng công ích, không hiểu luân lí xã hội. Nhưng nguyên nhân chính vì sự suy đồi từ vua đến quan, từ quan đến đến học trò và các viên chức lớn nhỏ. Nay nước Việt Nam muốn được tự do đọc lập thì phải xây dựng đoàn thể, đẩy mạnh truyền bá tư tưởng trong nhân dân.
Bài tập 2
XIN ĐỪNG LÃNG PHÍ NƯỚC
Trong đời sống chúng ta, thứ tài sản thường bị hủy hoại, lãng phí nhiều nhất là nước. Trong ý thức nhiều người, nước là thứ trời sinh, có thể sử dụng “vô tư”, “xả láng”, không cần giữ gìn gì hết! Nhưng đó là nhầm lẫn lớn của một tầm mắt hạn hẹp.
Các nhà khoa học đã cho biết nước ngọt trên trái đất này là có hạn. Tổng số nước ngọt trên trái đất ước tính chỉ có chưa đến một tỉ ki-lô-mét khối. Số nước đó được coi là đủ cho năm 1990 khi nhân loại có ba tỉ người. Dự kiến đến năm 2025 nhân loại sẽ thêm ba tỉ người nữa, thành sáu tỉ người thì nguồn nước lấy đâu cho đủ?
Trên thế giới không phải nước nào cũg may mắn được trời cho đủ nước ngọt để dùng. Nước Xinh-ga-po hoàn toàn không có nước ngọt, phải mua nước của Ma-lai-xi-a về chế biến. Một số nước ở Cận Đông cũng xảy ra tranh chấp về nguồn nước. Trong khi đó, công nghiệp càng phát triển thì lượng nước dùng trong công nghiệp càng nhiều, nước thải công nghiệp càng làm cho sông ngòi,, ao hồ bị ô nhiễm, làm giảm lượng nước ăn, chăn nuôi và trồng trọt.
Liên hợp quốc đã ra lời kêu gọi bảo vệ nguồn nước ngọt, chống ô nhiễm,… Chúng ta hãy tiết kiệm nước, giữ gìn nước cho chúng ta và cho mai sau.
(Theo Thanh Ba, báo Nhân dân Chủ nhật)
Dặn dò:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Thi Doanh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)