Tuần 33. Ôn tập phần Tiếng Việt

Chia sẻ bởi Nguyễn nga | Ngày 09/05/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: Tuần 33. Ôn tập phần Tiếng Việt thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

BÁM SÁT NGỮ VĂN 10


Chủ đề 5
THỰC HÀNH PHONG CÁCH NGÔN NGỮ VÀ CÁC PHÉP TU TỪ
I. ÔN KIẾN THỨC
1. So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Trẻ em như búp trên cành
2. Nhân hoá: Là cách dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả hành động của con người để miêu tả vật, dùng loại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người làm cho sự vật, sự việc hiện lên sống động, gần gũi với con người.
VD: Chú mèo đen nhà em rất đáng yêu.
3. Ẩn dụ: Là cách dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét tương đồng (giống nhau) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
4. Hoán dụ: Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Đầu bạc tiễn đầu xanh (Người già tiễn người trẻ: dựa vào dấu hiệu bên ngoài).
5. Tượng trưng, ước lệ: biện pháp tu từ biểu thị đối tượng định miêu tả bằng ước lệ có tính chất xã hội. Người ta quy ước với nhau rằng từ này có thể được dùng để biểu thị một đối tượng khác ngoài nội dung ngữ nghĩa thông thường của nó.
Ví dụ: Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
Giữa trời vách đá cheo leo
Ai mà chịu rét thì trèo với thông.
                                                    ( Nguyễn Công Trứ )  
6. Chơi chữ: là cách lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa nhằm tạo sắc thái dí dỏm hài hước.
VD: Mênh mông muôn mẫu màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ
7. Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
VD: Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng khen chồng bảo râu rồng trời cho.
8 Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Ví dụ: Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
9. Tương phản: biện pháp tu từ dùng các từ ngữ biểu thị những khái niệm đối lập nhau cùng để xuất hiện trong một văn cảnh nhằm mục đích làm rõ hơn đặc điểm của đối tượng được miêu tả.
Ví dụ: O du kích nhỏ giương cao súng
Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi  đầu
Ra thế to gan hơn béo bụng
Anh hùng đâu cứ phải mày râu.
                                                ( Tấm ảnh - Tố Hữu )
10. Đảo ngữ: biện pháp thay đổi vị trí các thành phần cú pháp  mà không làm thay đổi nội dung thông báo của câu.  
VD: Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên song chợ mấy nhà.
11. Điệp từ:

* Điệp vần: biện pháp tu từ dùng sự trùng điệp về âm hưởìng bằng cách lặp lại những âm tiết có phần vần giống nhau, nhằm mục đích tăng sức biểu hiện, tăng nhạc tính của câu thơ.
Ví dụ:     Em ơi, Ba Lan muà tuyết tan
Đường bạch dương sương trắng nắng tràn.

* Điệp thanh: biện pháp tu từ dùng sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp đi lặp lại những thanh điệu cùng nhóm bằng hoặc nhóm trắc, nhằm mục đích tăng tính tạo hình và diễn cảm của câu thơ.
Ví dụ:         Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi.
12. Điệp ngữ: là từ ngữ (hoặc cả một câu) được lặp lại nhiều lần trong khi nói và viết nhằm nhấn mạnh, bộc lộ cảm xúc...
VD: Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

13. Điệp cú pháp:biện pháp lặp đi lặp lại một cấu trúc cú pháp, trong đó có láy đi láy lại một số từ nhất điünh và cùng diễn đạt một nội dung chủ đề.
   Ví dụ: Ðế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Ðồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà.
II. BÀI TẬP
1. Chênh vênh thẳng đuột bách tùng
Với hàng lau cỏ đứng cùng được sau.
(Tượng trưng, ẩn dụ)
2. Bao giờ cây cải làm đình
Gỗ lim thái nghém thì mình lấy ta.
(Nói quá)
3. Cũng cờ, cũng biển cũng cân đai
Cũng gọi ông nghè có kém ai.
(Điệp từ)
Bỗng loè chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi !
(Nói giảm nói tránh)
5. Nhác trông thấy bóng anh đây
Ăn chín lạng hạt ớt thấy ngọt ngay như đường.
(Nói quá)
6. Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Nói giảm nói tránh)
7. Chàng ơi, buông áo em ra,
Để em đi chợ kẻo về chợ trưa
(Tượng trưng, ước lệ)
8. Dưới trăng quyên đã gọi hè,
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông
(Ẩn dụ, nhân hóa)
9. Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng thương chồng bảo râu rồng trời cho.
(Nói quá)
10. Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh.
(So sánh, nhân hóa)
11. Chồng ta áo rách ta thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người.
(Tương phản)
12. Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường
(Nhân hóa)
13. Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá...
(Ẩn dụ)
14. Con công đi chùa làng kênh
Nó nghe tiếng cồng nó kềnh cổ lại.
(Chơi chữ)
15. Đã nghe rét mướt luồn trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đò
(Ẩn dụ)
16. Gác kinh viện sách đôi nơi
Trong gang tấc lại gấp mười quan san
(Đối)
17. Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
(Điệp cú pháp)
18. Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ
Bắp chân đầu gối vẫn săn gân
(Hoán dụ)
19. Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
(Hoán dụ)
20. Làm trai cho đáng nên trai
Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng
(Nói quá)
21. Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan.
(So sánh)
22. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
(Ẩn dụ)
23. Mới được nghe giọng hờn dịu ngọt
Huế giải phóng nhanh mà anh lại muộn về.
(Ẩn dụ, tương phản)
24. Cờ bạc, rượu chè, lô đề,… nó đều thông thạo cả. Khổ thân nhất là bà già nhà nó. Lá vàng sắp rụng đến nơi mà vẫn phải khòng lưng quẩy gánh ngày ngày kiếm vài ba chục để nuôi kẻ đầu xanh
(Ẩn dụ)
25. Những hòn đảo bốn bề chao mặt sóng
Hồn tôi vang tiếng vọng của hai miền.
(So sánh)
26. Còn trời còn nước còn non
Còn cô bán rượu anh còn say sưa
(Chơi chữ)
27. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
(So sánh, nhân hóa)
28. Ðứng lên thân cỏ thân rơm
Búa liềm đâu sợ súng gươm bạo tàn.
(Hoán dụ)
29. Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!
(Liệt kê)
30. Xanh biêng biếc nước sông Hương,
Đỏ rực hai bên bờ màu hoa phượng vĩ.
(Đảo ngữ)
31. Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp, ai sầu hơn ai.
(Điệp nối tiếp)
32. Trâu ơi, ta bảo trâu này,
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta
(Nhân hóa)
33. Vì sao Trái Đất nặng ân tình,
Nhắc mãi tên người: Hồ Chí Minh
(Hoán dụ)
34. Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông, mưa xa khơi
(Điệp cách quãng)
35. Ngày Huế đổ máu,
Chú Hà Nội về
(Hoán dụ)
36. Bác đã lên đường theo tổ tiên,
Mác, Lênin, thế giới của người hiền.
(Nói giảm nói tránh)
37. Ruột để ngoài da.
(Nói quá)
38. Dừng chân nghỉ lại Nha Trang,
Hiu hiu gió thổi, trời quang tuyệt vời.
Xanh xanh mặt biển da trời,
Cảnh sao quyến rũ lòng người khó quên.
(Đảo ngữ)
39. Quê hương là chùm khế ngot
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay.
(So sánh, Điệp ngữ)
40. Chất trong vị ngọt, mùi hương,
Lặng thầm thay những con đường ong bay
(Đảo ngữ)
41. Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm ngát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
(Liệt kê, điệp cấu trúc)
42. Sen tàn, cúc lại nở hoa
Sầu dài, ngày ngắn đông đà sang xuân
(Hoán dụ)
43. Giữa trời khuya tĩnh mịch,
Vằng vặc trên không một vầng trăng
Thiết tha dịu dàng một giọng hò mái đẩy.
(Đảo ngữ)
44. Bác giun đào đất suốt ngày
Hôm qua chết dưới bóng cây sau nhà.
(Nhân hóa)
45. Nửa đêm, giờ tí, canh ba
Vợ tôi, con gái, đàn bà, nữ nhi
(Chơi chữ)
46. Con kiến mà leo cành đa
Leo phải cành cụt, leo ra leo vào.
Con kiến mà leo cành đào
Leo phải cành cụt, leo vào leo ra.
(Điệp)
47. Gác mái ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng mục tử lại cô thôn.
(Đối, đảo ngữ)
48. Chuyện kể từ những nỗi nhớ sâu xa
Thương em, thương em, thương em biết mấy
(Điệp ngữ)
49. Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim, Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều.
(Liệt kê, điệp ngữ, ẩn dụ)
50. Thân em vừa trắng lại vừa tròn
(ẩn dụ)
51.Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
(so sánh)
52. Ngôi nhà sàn dài hơn cả tiếng chiêng
(so sánh)
53. Sương như búa bổ mòn gốc liễu,
Tuyến dường cưa sẻ héo cành ngô.
(So sánh, đối)
54. Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê,
Vui lên Việt Bắc, đèo Dê, núi Hồng.
(Liệt kê)
55. Tình mẹ trao con như biển Thái Bình
Tràn đầy, rộng lớn và bao la.
Trọn một đời nuôi con vất vả
Trọn một đời thầm lặng và hi sinh
(So sánh)
56. Hỡi cô cắt cỏ bên sông
Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây
(Chơi chữ)
57. Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
(Nhân hóa)
58. Mẹ già như chuối và hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau.
(So sánh)
59. Em hỏi cây kơ nia
Gió mày thổi về đâu
Về phương mặt trời mọc...
(Nhân hóa)
60. Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non
(Chơi chữ)
61. Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người chọn chốn lao xao.
(Đối, ẩn dụ)
62. Một bếp lửa chờn vờn trong sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
(Điệp từ)
63. Bác đã đi rồi sao Bác ơi,
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
(Nói giảm nói tránh)
64. Ruột để ngoài da.
(Nói quá)
65. Những ngôi sao thức giấc ngoài kia
Cũng không bằng mẹ đã thức vì chúng con
(So sánh)
66. Nhớ ai ra ngẩng vào ngơ,
Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai.
(Điệp ngữ)
67. Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi
(So sánh)
68. Con mèo cái nằm trên mái kèo.
(Chơi chữ)
69. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
(Ẩn dụ)
70. Tre giữa làng, giữ nước, giữ mấy nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
(Nhân hóa)
71. Ngoài thềm rơi chiếc lá đa,
Tiếng rơi rất khẽ như là rơi nghiêng.
(Ẩn dụ)
72. Một cây làm chẳng non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
(Hoán dụ)
73. Lá bàng đang đỏ ngọn cây,
Sếu giang mạng lạnh đang bay ngang trời,
Mùa đông còn hết em ơi
Mà con én đã gọi người sang xuân.
(Điệp từ)
74. Người lên ngựa, kẻ chia bào,
Rừng phong thu đã nhuộm màu quan san
(Đối)
75. Chú mèo đen nhà em rất đáng yêu.
(Nhân hóa)
76. Người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh.
(Hoán dụ)
77. Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
(Ẩn dụ)
78. Dân công đỏ đuốc từng đoàn,
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.
(Nói quá)
79. Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
(Điêp ngữ)
80. Mênh mông muôn mẫu màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ
(Chơi chữ)
81. Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
(Đối, nhân hóa)
82. Qua đình ngả nón trông đình
Ðình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.
(So sánh)
83. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kỳ mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quảng.
(Ẩn dụ)
84. Ðêm nằm than thở, thở than
Gối ơi hỡi gối, bạn lan đâu rồi?
(Nhân hóa)
85. Chim bay tung cánh chim bay
       Ba mươi sáu triệu chim bầy gọi nhau
(Ẩn dụ)
86. Anh là mây bốn phương
Anh theo cánh gió chơi vơi
Em vẫn nằm trong nhung lụa.
(So sánh)
87. Những chị luá phất phơ bím tóc
Những cây tre bá vai nhau thì thầm đứng học
Ðàn cò trắng
Khiêng nắng qua sông.
(Nhân hóa)
88. Sau làn mưa bụi tháng ba
Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu
Bầu trời rừng rực ráng treo
Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vẫn bay.
(So sánh)
89. Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
(Ẩn dụ)
90. Họ là hai chục tay sào, tay chèo, làm ruộng cũng giỏi mà làm thuyền cũng giỏi.
(Hoán dụ)
91. Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì
(Nhân hóa)
Một tiếng chim kêu sáng cả rừng
(Ẩn dụ)
93. Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt.
(Hoán dụ)
94. Ðây những tháp gầy mòn vì mong đợi
Những đền xưa đổ nát dưới thời gian
Những sông vắng lê mình trong bóng tối
Những tượng đài lở lói rỉ rên than.
(Nhân hóa)
95. Tự nhiên, Xa Phủ rút cây sáo. Tiếng sáo thoát ra từ ống trúc, véo von… Tiếng sáo theo chân hai người tới lối rẽ.
(Hoán dụ)
96. Cha lại dắt con đi trên cát mịn,
Ánh nắng chảy đầy vai.
(Ẩn dụ)
97. Heo hút cồn mây súng ngửi trời.
(Nhân hóa)
98. Gái chính chuyên lấy được chín chồng
Vo viên bỏ lọ gánh gồng đi chơi,
Ai ngờ quang đứt lọ rơi
Bò ra lổm ngổm chín nơi chín chồng.
(Nhân hóa)
99. Đi chệch khỏi tính Đảng sẽ sa vào vùng bùn của chủ nghĩa cá nhân tư sản.
(Ẩn dụ)
100. Nhận của quá khứ những con đê vỡ, những nạn đói, ta đã làm nên những mùa vàng năm tấn, bảy tấn.
(Ẩn dụ)
101. Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
(Chơi chữ)
102. Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
(So sánh, liệt kê, điệp vòng tròn, ẩn dụ)
103. Đất nước Việt Nam chìm trong bóng đêm kéo dài hàng thế kỉ, bỗng bừng lên buổi bình minh của thời đại.
(Ẩn dụ)
104. Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
Giữa trời vách đá cheo leo
Ai mà chịu rét thì trèo với thông.
(Tượng trưng, ước lệ)
105. Gìn vàng giữ ngọc cho hay
Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời.
(Ẩn dụ) 
106. Giấy đỏ buồn không thắm,
Mực đọng trong nghiêng sầu.
(Nhân hóa)
107. Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
(So sánh, nói quá)
108. Người ngắm tranh soi ngoài cửa sổ
Tranh ngòm khe cửa ngắm nhà thơ.
(Nhân hóa)
109. Kêu như trời đánh
(So sánh, nói quá)
110. Cứ nghĩ hồn thơm đang tái sinh,
  Ngôi sao ấy lặn hoá bình minh,
Cơn mưa vừa tạnh Ba Đình nắng
 Bác đứng trên kia vẫy gọi mình.
(Ẩn dụ)
111. Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay .
(Hoán dụ)
112. Dòng sông uốn mình qua cánh đồng xanh ngắt lúa khoai
(Nhân hóa)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn nga
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)