Tuần 33. Giá trị văn học và tiếp nhận văn học

Chia sẻ bởi Trần Đức Chiền | Ngày 09/05/2019 | 36

Chia sẻ tài liệu: Tuần 33. Giá trị văn học và tiếp nhận văn học thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

Tiết 97+98: LÍ LUẬN VĂN HỌC
PHẦN THỨ NHẤT
Giá trị văn học là sản phẩm kết tinh từ quá trình văn học, đáp ứng những nhu cầu khác nhau của cuộc sống con người, tác động sâu sắc tới con người và cuộc sống.
Nhà văn
Tác phẩm
Người đọc
Giá trị văn học
Khái quát chung
Tác phẩm văn học là kết quả của quá trình nhà văn khám phá, lí giải hiện thực đời sống rồi chuyển hóa những hiểu biết đó vào nội dung tác phẩm. Bạn đọc đến với tác phẩm sẽ được đáp ứng nhu cầu nhận thức.
Mỗi người chỉ sống trong một khoảng thời gian nhất định, ở những không gian nhất định với những mối quan hệ nhất định. Văn học có khả năng phá vỡ giới hạn tồn tại trong thời gian, không gian thực tế của mỗi cá nhân, đem lại khả năng sống cuộc sống của nhiều người, nhiều thời, nhiều nơi.
Giá trị nhận thức là khả năng của văn học có thể đáp ứng được yêu cầu của con người muốn hiểu biết cuộc sống và chính bản thân, từ đó tác động vào cuộc sống một cách có hiệu quả.
a) Giá trị nhận thức:
* Cơ sở
2. Các giá trị văn học
2. Các giá trị văn học
a) Giá trị nhận thức:
Nhà văn
Khám phá, lí giải hiện thực đời sống, con người ở nhiều thời, nhiều nơi, nhiều người
Tác phẩm
Người đọc
Nhu cầu nhận thức đời sống và chính bản thân
* Cơ sở
Giá trị nhận thức
Quá trình nhận thức cuộc sống của văn học: nhận thức nhiều mặt cuộc sống với những thời gian, không gian khác nhau (quá khứ, hiện tại, tương lai, các vùng đất, các dân tộc, phong tục, tập quán,.). Ví dụ.
Quá trình tự nhận thức của văn học: người đọc hiểu được bản chất của con người nói chung (mục đích tồn tại, tư tưởng, khát vọng, sức mạnh,. của con người), từ đó mà hiểu chính bản thân mình.
Ví dụ.
* Nội dung
Con người không chỉ có nhu cầu hiểu biết mà còn có nhu cầu hướng thiện, khao khát cuộc sống tốt lành, chan hòa tình yêu thương.
Nhà văn luôn bộc lộ tư tưởng- tình cảm, nhận xét, đánh giá, . của mình trong tác phẩm. Điều đó tác động lớn và có khả năng giáo dục người đọc.
Giá trị nhận thức luôn là tiền đề của giá trị giáo dục. Giá trị giáo dục làm sâu sắc thêm giá trị nhận thức
b) Giá trị giáo dục
* Cơ sở
b) Giá trị giáo dục
Tác phẩm
Tư tưởng, tình cảm, nhận xét đánh giá …của nhà văn
Người đọc
Nhu cầu nhận thức và hướng thiện
* Cơ sở
Văn học đem đến cho con người những bài học quý giá về lẽ sống.
Ví dụ (.
Văn học hình thành trong con người một lí tưởng tiến bộ, giúp họ có thái độ và quan điểm đúng đắn về cuộc sống.
Ví dụ (.
Văn học giúp con người biết yêu ghét đúng đắn, làm cho tâm hồn con người trở nên lành mạnh, trong sáng, cao thượng hơn.
Ví dụ (.).
Văn học nâng đỡ cho nhân cách con người phát triển, giúp cho họ biết phân biệt phải- trái, tốt- xấu, đúng- sai, có quan hệ tốt đẹp và biết gắn bó cuộc sống của cá nhân mình với cuộc sống của mọi người. Ví dụ (.).
* Nội dung
b) Giá trị giáo dục
->Vh là phương tiện hiệu nghiệm để tạo nên ở con người tất cả những gì mang tính nhân đạo, chân chính. Góp phần hoàn thiện bản thân và hướng con người tới những hành động cụ thể, thiết thực, vì một cuộc đời ngày càng tốt đẹp hơn.
b) Giá trị giáo dục
Đặc trưng giáo dục của văn học là từ con đường cảm xúc tới nhận thức, tự giáo dục (khác với pháp luật, đạo đức,.). Văn học cảm hóa con người bằng hình tượng, bằng cái thật, cái đúng, cái đẹp nên nó giáo dục một cách tự giác, thấm sâu, lâu bền. Văn học không chỉ góp phần hoàn thiện bản thân con người mà còn hướng con người tới những hành động cụ thể, thiết thực, vì một cuộc đời ngày càng tốt đẹp hơn.
b) Giá trị giáo dục
Vh là phương tiện hiệu nghiệm để tạo nên ở con người tất cả những gì mang tính nhân đạo, chân chính. Góp phần hoàn thiện bản thân và hướng con người tới những hành động cụ thể, thiết thực, vì một cuộc đời ngày càng tốt đẹp hơn.
Con người luôn có nhu cầu cảm thụ, thưởng thức cái đẹp.
Thế giới hiện thực đã có sẵn vẻ đẹp nhưng không phải ai cũng có thể nhận biết và cảm thụ. Nhà văn, bằng năng lực của mình đã đưa cái đẹp vào tác phẩm một cách nghệ thuật, giúp người đọc vừa cảm nhận được cái đẹp cuộc đời vừa cảm nhận được cái đẹp của chính tác phẩm.
Giá trị thẩm mĩ là khả năng của văn học có thể đem đến cho con người những rung động trước cái đẹp (cái đẹp cuộc sống và cái đẹp của chính tác phẩm).
c) Giá trị thẩm mĩ
* Cơ sở
c) Giá trị thẩm mĩ
* Cơ sở
Nhà văn
Cảm nhận cái đẹp của hiện thực đời sống
Tác phẩm
Người đọc
Nhu cầu cảm thụ, thưởng thức và rung động trước cái đẹp của cuộc đời, của chính tác phẩm
Văn học đem đến cho con người những vẻ đẹp muôn hình, muôn vẻ của cuộc đời (thiên nhiên, đất nước, con người, cuộc đời, lịch sử,.).
Ví dụ (.).
Văn học đi sâu miêu tả vẻ đẹp con người (ngoại hình, nội tâm, tư tưởng- tình cảm, những hành động, lời nói,. ).
Ví dụ (.).
Văn học có thể phát hiện ra vẻ đẹp của những sự vật rất nhỏ bé, bình thường và cả vẻ đẹp đồ sộ, kì vĩ.
Ví dụ (.).
Hình thức đẹp của tác phẩm (kết cấu, ngôn ngữ,.) cũng chính là một nội dung quan trọng của giá trị thẩm mĩ.
Ví dụ (.).
* Nội dung
b) Giá trị thẩm mĩ

Giá trị nhận thức luôn là tiền đề của giá trị giáo dục. Giá trị giáo dục làm sâu sắc thêm giá trị nhận thức. Giá trị thẩm mĩ khiến cho giá trị nhận thức và giá trị giáo dục được phát huy. Không có nhận thức đúng đắn thì văn học không thể giáo dục được con người vì nhận thức không chỉ để nhận thức mà nhận thức là để hành động. Tuy nhiên, giá trị nhận thức và giá trị giáo dục chỉ có thể phát huy một cách tích cực nhất, có hiệu quả cao nhất khi gắn với giá trị thẩm mĩ- giá trị tạo nên đặc trưng của văn học.
3 giá trị có mối quan hệ mật thiết, không tách rời, cùng tác động đến người đọc (khái niệm chân- thiện- mĩ của cha ông).
3. Mối quan hệ giữa các giá trị văn học
3. Mối quan hệ giữa các giá trị văn học
Giá trị nhận thức
Giá trị giáo dục
Giá trị thẩm mĩ
Người đọc
Sự hài hoà 3 giá trị
Chân - Thiện - Mĩ
Tiền đề
Sâu sắc
Phát huy
Phát huy
Bài tập
Tác phẩm






Vợnhặt
(Kim Lân
Cuộc sống bi thảm của người nông dân trên bờ vực thẳm của cái chết trong nạn đói khủng khiếp năm 1945; niềm khao khát tổ ấm gia đình và tình thương yêu đùm bọc nhau của những con người trong nạn đói đó,



Giá trị nhận thức
Giá trị gi¸o dục
Hiểu được bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của người lao động ngay trên bờ vực thẳm của cái chết, họ vẫn hướng về sự sống, biết sống có ý nghĩa cho mình và cho người.

Giá trị thẩm mĩ
Vẻ đẹp của sức sống, tình người được biểu hiện qua một tình huống truyện mới lạ, hấp dẫn, với các cảnh sinh động, lối kể chuyện có duyên và đặc biệt, với các chi tiết cảm động: ý nghĩ của Tràng trong buổi sáng khi đã có gia đình…

PHẦN II: TIẾP NHẬN VĂN HỌC
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Đức Chiền
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)