Tuần 32. Nội dung và hình thức của văn bản văn học

Chia sẻ bởi Đặng Việt Hưng | Ngày 09/05/2019 | 59

Chia sẻ tài liệu: Tuần 32. Nội dung và hình thức của văn bản văn học thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC
NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC
I. Các khái niệm của nội dung và hình thức trong VBVH
II. Ý nghĩa quan trọng của ND & HT VBVH
III. Luyện tập
Hiểu và bước đầu biết vận dụng các khái niệm thuộc nội dung và hình thức để tìm hiểu văn bản văn học
I. Các khái niệm của nội dung và hình thức trong VBVH
1. Các khái niệm thuộc về mặt nội dung của VBVH
1.1 Đề tài
=>Khái niệm: Đề tài là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản.

Nhận xét:
+Có bao nhiêu hiện tượng đời sống thì có bấy nhiêu đề tài.
+Việc lựa chọn đề tài đã bước đầu bộc lộ khuynh hướng và ý đồ sáng tác của nhà văn.
1.2 Chủ đề
Khái niệm: Chủ đề là vấn đề cơ bản được nêu ra trong VB. Những vấn đề chủ yếu, bức xúc nhất nổi lên từ đề tài buộc tác giả phải thể hiện bày tỏ thái độ, đánh giá.
Nhận xét:
+Tầm quan trọng của chủ đề không phụ thuộc vào VB
Tác phẩm nhỏ, dung lượng ngắn  chủ đề lớn (Nam Quốc sơn hà)
Tác phẩm dài, đồ sộ, li kì  chủ đề nhỏ (Truyện kiếm hiệp, trinh thám…)
+Mỗi VB có một hoặc nhiều chủ đề (Truyện Kiều, Sử thi Đăm Săn, Tam quốc…)
1.2 Chủ đề
Ví dụ: “Thầy bói xem voi”:
Hạn chế của giác quan  hạn chế của nhận thức  phiến diện, sai lầm trong nhận định
1.3 Tư tưởng

Khái niệm: Tư tưởng là ý kiến của tác giả trước chủ đề, nghĩa là sự lí giải, nhận thức, tâm sự của tác giả với người đọc về chủ đề trong tác phẩm
1.3 Tư tưởng
Ví dụ: Tư tưởng trong “Tắt đèn” (Ngô Tất Tố):
Lên án những thế lực hắc ám hoành hành ở nông thôn Việt Nam thời Pháp thuộc và sự trận trọng yêu thương những người nông dân bị áp bức
1.4 Cảm hứng nghệ thuật

Khái niệm: Cảm hứng nghệ thuật là nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản (trạng thái, tâm hồn, cảm xúc thể hiện đậm đà nhuần nhuyễn trong văn bản)
Ví dụ:
“Truyện Kiều”

“Tắt đèn”
 cảm hứng phê phán, đồng cảm, xót thương, bênh vực người phụ nữ.
 Lòng căm phẫn, tố cáo bọn quan lại nông thôn, cũng như chính sách dã man của thực dân Pháp
Bài tập áp dụng
Xác định đề tài, chủ đề và nội dung tư tưởng trong bài ca dao sau:
“Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em có chồng anh tiếc lắm thay
Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày còn không
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng, như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ?
Chim vào lồng biết thủa nào ra?”
Bài tập áp dụng
Xác định đề tài, chủ đề, cảm hứng nghệ thuật và nội dung tư tưởng trong bài ca dao:
2. Các khái niệm thuộc hình thức
2.1. Ngôn từ

Ngôn từ có vai trò như thế nào trong việc tìm hiểu văn bản?
2. Các khái niệm thuộc hình thức
2.1. Ngôn từ
=>Ngôn từ là yếu tố đầu tiên của văn bản, là căn cứ cụ thể để tìm hiểu và thưởng thức văn học
Ngôn từ có quan hệ như thế nào với tác giả?
=> Bất cứ ngôn từ nào cũng ít nhiều mang dấu ấn của tác giả.
Ví dụ: Ngôn từ tài hoa của Nguyễn Tuân; ngôn từ trong sáng, tinh tế của Thạch Lam; ngôn từ chân chất, đầy màu sắc Nam bộ của Sơn Nam
Bài tập áp dụng
Phân tích ngôn từ nghệ thuật trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Truyện Kiều – Nguyễn Du).
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.



2.2 Kết cấu
Khái niệm: Kết cấu là sự sắp xếp, tổ chức các thành tố của VB thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh có ý nghĩa.
+Bố cục là biểu hiện bên ngoài của kết cấu (chương, đoạn, hồi, cảnh…)
+Có nhiều kiểu kết cấu: thời gian, không gian, đầu cuối tương ứng, hoành tráng (sử thi), bất ngờ (truyện trinh thám)
Bài tập áp dụng (về nhà)
Phân tích kết cấu tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” (Nguyễn Trãi)?
2.3 Thể loại
Khái niệm: Thể loại là những quy tắc tổ chức hình thức văn bản thích hợp với nội dung văn bản.
+Thể loại cũng có sự cải biến, đổi mới theo thời đại và mang sắc thái riêng của tác giả .
Ví dụ: Thơ lục bát của Nguyễn Bính thường mang đậm chất dân gian, thơ lục bát của Huy Cận trong “Lửa thiêng” thường trang nhã, cổ kính. Và càng khác với lục bát điêu luyện của Nguyễn Du.
? Như vậy, qua các phần trên ta hiểu được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, quan hệ giữa các yếu tố nội dung, quan hệ giữa các yếu tố hình thức trong văn bản văn học. Từ đó em rút được bài học gì khi tìm hiểu văn bản văn học?
=> Trong quá trình tìm hiểu, phân tích văn bản văn học phải luôn luôn ý thức rằng mọi yếu tố hình thức đều có nội dung, có ý nghĩa của nó. Và các yếu tố nội dung cũng bổ sung cho nhau
II. Ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức của văn bản văn học
Văn bản văn học có những chức năng chủ yếu: chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thẩm mĩ, chức năng giao tiếp nhằm nâng cao phẩm chất, hoàn thiện con người. Những nội dung tư tưởng cao đẹp ấy cần thống nhất với hình thức nghệ thuật hoàn mĩ
III. Tổng kết
Ghi nhớ (SGK/129)
IV. Luyện tập
Bài tập 1: Em hãy xác định đề tài, chủ đề. Tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật của truyện “An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ”
Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý theo dõi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Việt Hưng
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)