TUÂN 32- LS8 - TIẾT 48
Chia sẻ bởi Võ Thị Hoa |
Ngày 10/05/2019 |
31
Chia sẻ tài liệu: TUÂN 32- LS8 - TIẾT 48 thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:- HS thấy được chính sách kinh tế làm thay đổi và phân hóa XHVN.
2. Tư tưởng: - HS thấy được thái độ chính trị của các giai cấp.
3. Kĩ năng: - HS biết đáng giá thái độ chính trị của các giai cấp.
II. Chuẩn bị
- GV: giáo án, bảng phụ bài tập cũng cố.
- HS: học bài củ, đọc bài mới
III. Tiến trình
1. Kiểm tra bài cũ:
Nêu nội dung chính của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
2. Giới thiệu bài:
Những chính sách kinh tế, XH mà pháp đã thực hiện trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã làm cho XH VN có nhiều biến đổi
3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu những chuyển biến vùng nông thôn:
GV: ở nông thôn, giai cấp nào giứ vị trí thống trị? Vì sao?
HS: dựa vào SGK trả lời
GV:tình hình nông dân ở nông thôn thì như thế nào?
HS: dựa vào SGK trả lời.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những chuyển biến Ở đô thị:
GV: ở đô thị thì có tầng lớp nào mới? Họ sống như thế nào?
HS: dựa vào vở soạn trả lời
HS: Quan sát hình 99,100 SGK nêu nhận xét về đời sống công nhân, nông dân dưới tác động của cuộc khai thác.
GV chuyển ý: các tầng lớp bị áp bức bóc lột nặng nề thì họ có thái độ như thế nào?
HS: họ vùng lên đấu tranh chống áp bức.
GV: Bổ sung và khẳng định rõ thái độ cách mạng từng giai cấp.
Hoạt động 3: Tìm hiểu xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc:
GV: tư tưởng nào có ảnh hưởng tới Vn lúc bấy giờ?
HS: dựa vào SGK trả lời.
GV: vì sao các nhà yêu nước muốn noi theo gương Nhật Bản?
HS: dựa vào SGK trả lời: là 1 nước Châu Á nhưng NB trở thành 1 nước TBCN hùng cường đánh thắng Nga, giải phóng mình…
II. NHỮNG CHUYỂN BIẾN CỦA XÃ HỘI VIỆT NAM
1. Vùng nông thôn:
- Quan lại, địa chủ thì ngày càng đông và trở thành tay sai của Pháp (trừ địa chủ nhỏ và vừa)
- Nông dân thì bần cùng hoá, sống cơ cực, sẵn sàng tham gia cách mạng
2. Ở đô thị:
Một số tầng lớp mới xuất hiện:
- Tư sản: có nguồn gốc từ thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn…bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép.
- Tiểu tư sản thành thị , bao gồm các chủ xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và người làm nghề tự do.
- Công nhân: phần lớn xuất than từ nông thôn làm việc trong đồn điền,hầm mỏ… lương thấp nên đời sống cơ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ đòi cải thiện đời sống.
3. Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc:
- Theo 2 xu hướng
+ Dân chủ TS: tri thức, nho học muốn đi theo con đường này.
+ TBCN
4. Củng cố:
- GV cho HS làm bài tập
Các giai cấp, tầng lớp
Nghề nghiệp
Thái độ đối với độc lập dân tộc
Giai cấp điạ chủ
Giai cấp nông dân
Giai cấp công nhân
Tầng lớp tư sản
Tầng lớp tiểu tư sản
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Về nhà học và trả lời theo câu hỏi cuối bài
- Chuẩn bị bài mới: phong trào Đông Du: Người lãnh đạo, mục đích, phương pháp, kết quả
IV. Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ Thị Hoa
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)