TUẦN 32- LS7 - TIẾT 62

Chia sẻ bởi Võ Thị Hoa | Ngày 10/05/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: TUẦN 32- LS7 - TIẾT 62 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:







I/MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Giúp hs nắm được lịch sử phát triển của văn học, nghệ thuật và những nét chính của phong tục, tập quán ở Lâm Đồng.
- Giới thiệu thành tựu về văn học, nghệ thuật ở Lâm Đồng, đặc biệt là VH, nghệ thuật d.gian, vài nét về phong tục tập quán của các d.tộc bản địa, người Việt, các dân tộc khác.
2. Tư tưởng:
Giáo dục hs lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào d.tộc, tự hào về địa phương mình, tôn trọng những thành tựu và phong tục tập quán của quê hương, địa phương mình.
3. Kĩ năng:
Thống kê, sưu tầm các sự kiện ls về địa phương, nhận định, đáng giá về các sự kiện lịch sử của địa phương.
II/CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Chuẩn bị tư liệu về VH, nghệ thuật, phong tục tập quán của tỉnh Lâm Đồng
2. Học sinh Vở bài soạn, vở bài học.Sưu tầm tư liệu về văn học, nghệ thuật, phong tục tập quán của tỉnh Lâm Đồng
III/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày những nét chính về thành tựu của văn học, khoa học – kỉ thuật ở nước ta thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX ?
2. Giới thiệu bài mới:
3. Dạy và học bài mới:

Hoạt động của HS và GV
Kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu về văn học, nghệ thuật của Lâm Đồng.
GV: cuối thế kỉ XX ta thường dùng thuật ngữ huyền thoại để chỉ 1 hình thức tư duy nguyên thủy
? Các nhóm huyền thoại đó là gì? Em hãy kể tên của những huyền thoại mà em biết?
HS: + Huyền thoại về nguồn gốc vũ trụ:
+ Huyền thoại về nguồn gốc muôn loài:
+ Huyền thoại về nguồn gốc tộc người:
+ Huyền thoại về sông núi
GV: truyền thuyết: Liên hệ trong văn học.
? Kể những câu truyện truyền thuyết mà em biết?
? Truyền thuyết là gì?
HS: ( là một hình thức sử dân gian-dã sử, là lịch sử được nghệ thuật, là văn học lấy lịch sử làm nội dung phản ánh…,chất văn chương trội hơn thực tế lịch sử...)
GV: Truyện cổ tích gồm: cổ tích về nhân vật mang lốt(cơ bản là: người bị dị tật bệnh hoạn, người bị phù phép mang lốt, con ko cha-mang lốt, thần linh mang lốt để thử thách con người), nhân vật mồ côi, nhân vật ma lai…
- Thời kì trước cách mạng tháng Tám…
-1975–2000, là thời kì khởi sắc của văn học LĐồng
GV: Nghệ thuật dân gian gồm nhiều loại: mỗi loại mang đặc trưng riêng của người dân tộc thiểu số và của dân tộc Việt
? Em có thể kể tên những thể loại nghệ thuật dân gian ở Lâm Đồng mà em biết?
GV: Hoạt động nghệ thuật (trước 1975)là vũ khí sắc bén trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Lâm Đồng, …
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các phong tục tập quán của Lâm Đồng.
? Em hãy cho biết phong tục tập quán của người K’Ho về hôn nhân, gia đình và tang ma?
GV phân tích:
- Ngày nay, đại gia đình và chế độ mẫu hệ tộc người K`Ho đang trên đà tan rã.
- Ngày nay, tục tang ma của tộc người K`Ho đã thay đổi nhiều theo hướng ngày càng thông minh, tiến bộ…
? Nguyên nhân của sự thay đổi tục hôn nhân và tang ma của người K’Ho là gì?
HS: xã hội K`Ho đang nhảy vọt từ xã hội nguyên thủy sang xã hội hiện đại, địa bàn cư trú xen kẽ với người Kinh và các dân tộc khác …
GV phân tích:
- Ngày nay, đã có nhiều thay đổi, điểm tích cực được phát huy, điểm tiêu cực từng bước loại bỏ
- Ngày nay do tác động của xã hội, gia đình lớn của người Chu Ru đang bị phân hóa…
- Đứng đầu đại gđ là một người đàn ông lớn tuổi nhất vẫn bị chế độ mẫu hệ chi phối, mọi công việc đều phải hỏi ý kiến người vợ khi vợ nhất trí thì đàn ông mới được quyết định.


GV thuyết trình: Hiện nay, có xu hướng giảm bớt lễ(trước là dạm, hỏi, cưới), nghi thức lễ cũng bớt rườm rà, cưới hỏi luôn là việc quan trọng không chỉ đối với cô dâu chú rể mà là đối với cả gia đình được cộng đồng chia sẻ,xác nhận với tổ ấm mới…
HS: nghe và liên hệ thực tế.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thị Hoa
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)