Tuần 31. Văn bản văn học

Chia sẻ bởi Nong Thi Thai | Ngày 09/05/2019 | 106

Chia sẻ tài liệu: Tuần 31. Văn bản văn học thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

.
Chào mừng quý thầy cô về dự tiết học!
LỚP 10B - TRƯỜNG THPT TRẠI CAU
Tiết 89

VĂN BẢN VĂN HỌC
* Khái niệm “Văn bản văn học”.
Ví dụ: Trong những văn bản sau, văn bản nào là văn bản văn học, văn bản nào không phải là văn bản văn học?
1. Chiếu dời đô 2. Hịch tướng sĩ
3. Lão Hạc 4. Sang thu
5. Thông tin về ngày Trái đất năm 2000.
6. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
VĂN BẢN VĂN HỌC
Chiếu dời đô
- Lão Hạc
Hịch tướng sĩ
- Sang thu
VĂN BẢN PHI VĂN HỌC
- Thông tin về ngày Trái đất năm 2000.
- Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
-> Văn bản nhật dụng
- Văn bản văn học (còn gọi là văn bản nghệ thuật, văn bản văn chương) được hiểu theo hai phạm vi:
+ Nghĩa hẹp:
Là những sáng tác có hình tượng nghệ thuật được tác giả xây dựng bằng hư cấu.
* Khái niệm “Văn bản văn học”.
+ Nghĩa rộng: là tất cả các văn bản sử dụng ngôn từ một cách nghệ thuật: có hình ảnh, nhịp điệu, biểu hiện tình cảm của người viết.
I. Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học
? Văn bản “ Lão Hạc ” của Nam Cao phản ánh hình ảnh khách quan gì?
- Nhằm phản ánh bức tranh hiện thực xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám (1945).
- Thể hiện sự đồng cảm với người nông dân, nhân dân lao động nghèo khổ.
? Nêu nội dung đoạn trích “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”?
- Hiện thực: Người chinh phụ sống lẻ loi đợi chờ chồng đi chinh chiến trở về.
- Tâm trạng người chinh phụ: cô đơn, buồn tủi, xót xa.
I. Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học
1. Là những văn bản:
- phản ánh hiện thực khách quan
- khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng
- thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người
? Em có nhận xét gì về ngôn từ của hai ví dụ sau?
2. Bản tin thời tiết:
Hôm nay, Thừa Thiên Huế trời nhiều mây, có mưa rào và giông vài nơi. Nhiệt độ từ 18 độ c – 25 độ c.
Nhận xét:
- Bản tin thời tiết: thông báo cụ thể, rõ ràng, đơn nghĩa.
1.
"Thương ai rồi lại nhớ ai
Mắt buồn rười rượi như khoai mới trồng."
- Ca dao -
Nhận xét:
- NghÖ thuËt so s¸nh.
- Ng«n tõ m­ît mµ, biÓu c¶m, giµu h×nh ¶nh, nh¹c ®iÖu.

-> Ngôn ngữ nghệ thuật
1. Văn bản văn học phản ánh hiện thực khách quan, khám phá thế giới tình cảm, tư tưởng thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.
I. Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học
2. Ngôn ngữ của văn bản văn học là ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, tính thẩm mĩ cao; sử dụng nhiều biện pháp tu từ thường hàm súc gợi liên tưởng, tưởng tượng.
CH: Em hãy xác định thể loại các văn bản sau ( Chiếu dời đô , cảnh ngày hè, hịch tướng sĩ, truyện kiều, Tam quốc diễn nghĩa)?
- Chiếu dời đô - Chiếu
- Cảnh ngày hè - Thơ
- Hịch tướng sĩ - Hịch
- Truyện Kiều - thơ Nôm.
- Tam quốc diễn nghĩa - Tiểu thuyết chương hồi
I.Tiêu
chí
chủ
yếu
của
văn
bản
văn
học
(VBVH)
- Văn bản văn học (văn bản nghệ thuật, văn bản văn chương) đi sâu phản ánh hiện thực khách quan, khám phá thế giới tình cảm, tư tưởng, thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.
- Ngôn từ của văn bản văn học là ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mĩ cao: trau chuốt, biểu cảm, hàm súc, đa nghĩa.
- Mỗi văn bản đều thuộc về một thể loại nhất định tuân theo những quy ước, cách thức của thể loại đó.
ba
tiêu
chí
không
thể
thiếu
của
VB
VH
II.Cấu trúc của văn bản văn học
1. Tầng ngôn từ - từ ngữ âm đến ngữ nghĩa:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
(Lượm, Tố Hữu)
? Em có nhận xét gì về ngôn từ trong ví dụ sau:
Ngắt nhịp: 2/2
Các từ láy liên tiếp
-> gợi sự nhanh nhẹn,
tươi trẻ.
- Tầng ngôn từ (hay là tầng hiển thị) có nghĩa là nội dung, tri thức mà văn bản cung cấp ngay trên bề mặt của ngôn từ.
- Biểu hiện:
+ Ngữ âm: nhịp điệu, âm thanh được gợi bởi ngôn từ nghệ thuật.
+ Ngữ nghĩa: Từ nghĩa tường minh đến nghĩa hàm ẩn, nghĩa đen đến nghĩa bóng.
1. Tầng ngôn từ - từ ngữ âm đến ngữ nghĩa:
Ví dụ: “Tài cao / phận thấp / chí khí uất.
Giang hồ / mê chơi / quên quê hương”
(Tản Đà)
Ví dụ:
- Con chó sói.
- Lòng lang dạ sói.
2. Tầng hình tượng:
Ví dụ: Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
+ Xây dựng hình ảnh những bông sen
+ Vần: en, anh
+ Nhịp: 2/2/2 và 2/2/2/2
+ Từ ngữ chỉ màu sắc: xanh, trắng, vàng được bố trí xen kẽ.
+ Ngợi ca phẩm chất cao quý của con người
- Hình tượng văn học: thiên nhiên, sự vật, con người.
- Hình tượng văn học được tạo nên nhờ các chi tiết, nhân vật, cốt truyện, hoàn cảnh, tâm trạng.
- Hình tượng văn học được xây dựng để gửi gắm những tình ý của tác giả đối với cuộc đời.
3. Tầng hàm nghĩa:
- Ví dụ:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
(Ca dao)
+ Ngợi ca vẻ đẹp của loài hoa bình dị mà thanh cao.
+ Ngợi ca phẩm chất trong sạch của người lao động Việt Nam.
- Tầng hàm nghĩa là những ý nghĩa ẩn kín, ý nghĩa tiềm tàng của văn bản. Đây chính là điều nhà văn, nhà thơ muốn tâm sự, giãi bày, gửi gắm. Ý nghĩa này được suy ra từ tầng ngôn từ, tầng hình tượng.
III.Từ văn bản đến tác phẩm văn học:
Độc giả
Đọc, đánh giá
Tác phẩm VH
Văn bản VH
Hệ thống kí hiệu tồn tại khách quan
Chưa tác động đến xã hội
Tác động đến con người, đến cuộc đời
Bài tập 1 (SGK)
(1) NOI D?A
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?
Khuôn mặt trẻ đẹp đang chìm vào những miền xa nào.
Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ
Và cái miệng nhỏ líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bược còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà sống


(2) Người chiến sỹ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái anh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy
Trên khuôn mặt gì nua không biết bao nhiêu nếp nhăn, đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nhiêu cực nhọc gắng gỏi một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho chiến sỹ kia đi qua những thử thách
Thảo luận
a. Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (Cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài “ Nơi dựa”
b. Những hình tượng ( người đàn bà- em bé, người chiến sĩ- bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống?
a. Cấu trúc hai đoạn tương tự như nhau:
- Câu đầu là câu hỏi của nhà thơ về một hiện tượng nhìn thấy trên đường.
- Ba câu tiếp tả kĩ hai nhân vật: nét mặt, đôi mắt, cái miệng, cử chỉ…
- Câu cuối vừa là câu hỏi vừa là nỗi băn khoăn, suy nghĩ về nơi dựa.
b.
- Người mẹ dựa vào đứa bé đang chập chững
- Anh bộ đội dựa vào bà cụ già đang run rẩy trên đường.
-> Nơi dựa: thuộc về tinh thần và tình cảm: nơi con người tìm thấy niềm vui và ý nghĩa cuộc sống
=> Tầng hàm nghĩa: sống với hi vọng vào tương lai, nhớ ơn quá khứ làm nên phẩm giá nhân văn của con người. Giúp con người vượt qua những trở ngại
Câu hỏi trắc nghiệm:
1. Điều gì sau đây không phải là tiêu chí đáng quan trọng, tin cậy để nhận diện văn bản văn học?
A. Phản ánh, khám phá thế giới tình cảm, tư tưởng, nhu cầu thẩm mĩ của con người.
B. Được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mĩ cao.
C. Được xây dựng theo một phương thức riêng, mang những đặc trưng thể loại riêng.
D. Được viết bằng ngôn từ và nhiều khi không thể phân biệt với văn bản lịch sử hay văn bản triết học.
D
2.Văn bản văn học có cấu trúc (từ ngoài vào trong) chủ yếu với các tầng bậc nào?
A. Tầng hình tượng, tầng hàm nghĩa, tầng ngôn từ.
B. Tầng ngôn từ, tầng hình tượng, tầng hàm nghĩa.
C. Tầng hình tượng, tầng ngôn từ, tầng hàm nghĩa
D. Tầng hàm nghĩa, tầng hình tượng, tầng ngôn từ.
B
3. Nói về tầng hàm nghĩa của một vbvh, nội dung nào trong những nội dung sau đây là thiếu chính xác?
A. Là tầng thứ ba - tầng sâu nhất của văn bản văn học
B. Thể hiện những tâm sự của nhà văn về cuộc sống, những quan niệm về đạo đức xã hội, những hoài bão.
C. Được tạo thành từ các chi tiết về phong cảnh, môi trường, chân dung, cử chỉ, lời nói.
D. Là cái đích cuối cùng của việc đọc hiểu vbvh
VĂN BẢN VĂN HỌC
TIÊU CHÍ CHỦ YẾU CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC
CẤU TRÚC CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC
Tầng ngôn từ
Tầng hình tượng
Tầng hàm nghĩa
TỪ VĂN BẢN ĐẾN TÁC PHẨM VĂN HỌC.
Về nội dung, chức năng của văn bản
Về chất liệu tạo văn bản
Về cách thức tổ chức văn bản
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI CŨ
Học bài cũ và hoàn thành các bài tập còn lại vào vở.
Soạn bài mới: Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối.
+ Khái niệm phép điệp.
+ Khái niệm phép đối
+ Tác dụng của phép điệp, phép đối.
CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ CÙNG CÁC EM HỌC SINH!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nong Thi Thai
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)